Soạn bài Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động - Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 95 sách Kết nối tri thức tập 2

Tài liệu Soạn văn 7: Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động, được Eballsviet.com giới thiệu.

Soạn bài Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động
Soạn bài Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động

Các bạn học sinh lớp 7 có thể tham khảo đến chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây.

Soạn văn 7: Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động

Giải thích quy tắc hoặc luật lệ 

1. Trước khi nói

a. Chuẩn bị nội dung nói

Chọn nội dung cho bài nói theo gợi ý sau:

  • Đánh dấu đoạn giải thích quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi hay hoạt động trong bài viết
  • Tóm lược những ý chính của đoạn văn đó
  • Chuẩn bị tranh ảnh, hình vẽ dạng sơ đồ, dụng cụ liên quan đến trò chơi hay hoạt động

b. Tập luyện

Tập nói một mình hoặc trước bạn bè, người thân.

2. Trình bày bài nói

a. Mở đầu

Hãy thu hút người nghe bằng thái độ hào hứng của em đối với người chơi hay hoạt động.

b. Triển khai

  • Trình bày theo dàn ý đã chuẩn bị.
  • Trong khi nói em có thể dùng cử chỉ, điệu bộ để mô phỏng động tác của trò chơi hay hoạt động.

c. Kết luận

Khẳng định sự thú vị của trò chơi hay hoạt động, hẹn các bạn tham gia trò chơi hay hoạt động vào một dịp phù hợp.

3. Sau khi nói

  • Người nghe: Chú ý theo dõi quy tắc, hoặc luật lệ của trò chơi hay hoạt động trong bài nói để cảm nhận được sự thú vị của trò chơi hay hoạt động, bày tỏ cảm nhận của mình; Nhận xét cách trình bày bài nói của bạn…
  • Người nói: Lắng nghe chia sẻ, giải đáp thắc mắc và cảm ơn người nghe…

* Gợi ý:

- Mở đầu: Xin chào thầy cô và các bạn, sau đây tôi sẽ giải thích về…

- Nội dung chính:

thành viên nào ở hai đội có số tương ứng sẽ là được quyền chạy qua vạch tới đường tròn giữa sân để giành lấy “cờ”. Quản trò có thể được phép gọi nhiều số cùng lên. Hoặc gọi hai ba số cùng về. Người đầu tiên cướp được “cờ” phải nhanh chóng chạy lại về vạch xuất phát của đội mình. Người chơi còn lại phải tìm cách đuổi theo và chạm vào người đang cầm “cờ”. Nhưng đảm bảo chỉ được người chơi cùng số mới được chạm vào nhau. Nếu chạm được vào người đó, điểm sẽ thuộc về đội của người chơi đuổi theo. Còn không, để cho đội cướp cờ về đích an toàn, đội cướp cờ giành được điểm. Quản trò tiếp tục tiến hành các lượt chơi tiếp theo. Số lượt chơi sẽ được giới hạn nhất định. Sau một số lượt nhất định, cộng điểm thắng mỗi đội lại. Đội nào giành được nhiều điểm hơn là đội chiến thắng chung cuộc.

Một số lưu ý khi chơi cướp cờ như: Chỉ có người chơi được gọi số đúng với số của mình mới được chạy lên cướp cờ. Người chơi chạy sai số sẽ trừ một điểm vào điểm của đội mình. Nếu người chơi đã qua vạch đích, không được tiến hành đập vào người nữa…

Trò chơi cướp cờ có quy tắc, luật chơi khá đơn giản. Về số lượng người, trò chơi này không hạn chế. Tuy nhiên, người chơi phải chia làm hai đội nên tổng số người chơi phải là chẵn. Mỗi đội thường có từ ba đến năm thành viên. Một người sẽ được cử làm quản trò.

Không gian chơi thường ở những nơi rộng rãi, thoáng mát và bằng phẳng như sân trường, nhà thể chất… Đầu tiên, người chơi sẽ phải chọn vật làm “cờ”. Đây là vật mà hai bên đội sẽ phải cạnh tranh để giành được. Người chơi thể sử dụng khăn đỏ, cành cây… làm “cờ”. Tiếp đến, người chơi sẽ phải kẻ sân chơi. Giữa sân chơi vẽ một vòng tròn có đường kính khoảng 20 - 25cm. Ở giữa vòng tròn, đặt vật làm cờ. Ở mỗi đầu sân, kẻ hai đường thẳng song song, đối xứng với nhau qua vòng tròn, cách vòng tròn khoảng 6 đến 7m. Đây là vị trí đứng của mỗi đội.

Sau khi chuẩn bị xong, trò chơi sẽ được bắt đầu. Mỗi đội sẽ đứng theo đường đã kẻ. Các thành viên lần lượt điểm danh từ một đến hết và phải nhớ chính xác số của mình. Quản trò đứng giữa sân chơi, là người có vai trò điều khiển, sẽ lần lượt hô các số của các người chơi. Khi quản trò hô tới số nào,

- Kết thúc: Xin cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn.

Mẫu 3

- Mở đầu: Xin chào thầy cô và các bạn, sau đây tôi sẽ giải thích về…

- Nội dung chính:

Một trong những trò chơi dân gian vô cùng hấp dẫn là rồng rắn lên mây. Đây là trò chơi được thiếu nhi đặc biệt yêu thích.

Rồng rắn lên mây thường được chơi ở những nơi có không gian rộng rãi. Số lượng người chơi phải trên năm người, càng đông sẽ càng vui.

Luật chơi khá đơn giản. Đầu tiên, người chơi cần phải oẳn tù tì để chọn người làm thầy thuốc. Những người còn lại làm thành đoàn rồng rắn, xếp thành một hàng. Người sau túm lấy áo người trước. Người đứng đầu gọi là khúc đầu. Người đứng cuối gọi là khúc đuôi. Những người còn lại ở giữa gọi là khúc giữa. Thầy thuốc có nhiệm vụ phải bắt được người cuối cùng (khúc đuôi) của đội rồng rắn. Người đứng đầu cần khỏe mạnh, to lớn để bảo vệ được đoàn rồng rắn. Những người làm khúc giữa phải túm chặt áo và chạy nhanh chân để che khúc đuôi. Người làm khúc đuôi phải chạy thật nhanh để tránh thầy thuốc bắt được.

Khi trò chơi bắt đầu, tất cả người chơi trong đội rồng rắn hát bài đồng dao sau:

“Rồng rắn lên mây
Có cây núc nác
Có nhà điểm binh
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?”

Khi thầy thuốc trả lời là không, với một lí do nào đó thì đoàn rồng rắn sẽ lại tiếp tục hát bài đồng dào. Còn thầy thuốc trả lời là có, thầy thuốc và đoàn rồng sẽ thay phiên nhau hỏi đáp:

“Thầy thuốc: Có, mẹ con rồng rắn đi đâu?

Rồng rắn: Rồng rắn đi lấy thuốc cho con.

Thầy thuốc: Con lên mấy?

Rồng rắn: Con lên một.

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon.

Rồng rắn: Con lên hai.

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon.

Lần lượt đến, con lên mười. Thầy thuốc sẽ nói:

Thuốc ngon vậy, xin khúc đầu.

Rồng rắn: Cùng xương cùng xẩu.

Thầy thuốc: Xin khúc giữa.

Rồng rắn: Cùng máu cùng me.

Thầy thuốc: Xin khúc đuôi

Rồng rắn: Tha hồ mà đuổi”

Lúc này, thầy thuốc bắt đầu đuổi đoàn rồng rắn. Thầy thuốc cần phải chạm được khúc đuôi, có nghĩa là chạm vào người cuối cùng của đoàn rồng rắn. Khi đó, thầy thuốc sẽ chiến thắng. Đoàn rồng rắn sẽ thua cuộc.

Rồng rắn lên mây là trò chơi thú vị, đem lại cho con người những phút giây giải trí, thư giãn thoải mái, dễ chịu.

- Kết thúc: Xin cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Hy
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm