Soạn bài Trở gió - Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 44 sách Kết nối tri thức tập 1
Eballsviet.com sẽ cung cấp đến các bạn học sinh tài liệu Soạn văn 7: Trở gió hướng dẫn chuẩn bị bài.
Tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học lớp 7 sinh khi chuẩn bị bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.
Soạn văn 7: Trở gió
1. Soạn bài Trở gió ngắn gọn
Câu 1. (trang 46 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Gió chướng được tác giả miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào?
Hướng dẫn giải:
Những chi tiết, hình ảnh: hơi thở gió rất gần; âm thanh ấy sẽ sàng từng giọt tinh tang…; mừng húm; hừng hực, dạt dào; Cồn cào. Nồng nhiệt. Mà thiệt dịu dàng
Câu 2. (trang 46 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Hãy chỉ ra những biểu hiện của tâm trạng “lộn xộn, ngổn ngang” ở nhân vật “tôi” khi gió chướng về. Theo em, lí do nào khiến nhân vật “tôi” luôn mong ngóng, chờ đợi gió chướng?
Hướng dẫn giải:
- Tâm trạng: Mừng đó, rồi bực đó; Tôi cũng buồn, buồn muốn chết; Cảm giác mình mất một cái gì đó không rõ ràng, không giải thích được, như ai đó đuổi theo đằng sau.
- Lí do: thói quen thời thơ dại, gợi nhớ về quê hương,...
Câu 3. (trang 46 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Vì sao tác giả khẳng định “mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch”?
Hướng dẫn giải:
Nguyên nhân: gió chướng vào mùa thì lúa cũng vừa chín tới; Liếp mía đặt từ hồi tháng Hai, tháng Ba, đợi gió ngả mới chịu già, nước ngọt và trĩu; Vú sữa chín cây lúc lỉu, căng bóng; dưa hấu,…
Câu 4. (trang 47 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Câu văn cuối cùng của văn bản gợi cho em suy nghĩ gì?
Hướng dẫn giải:
Suy nghĩ: xã hội ngày càng phát triển, nhưng tình yêu quê hương không bao giờ thay đổi.
Câu 5. (trang 47 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Nêu cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản.
Hướng dẫn giải:
Tình cảm, cảm xúc: tình yêu quê hương tha thiết, sâu sắc.
2. Soạn bài Trở gió chi tiết
Câu 1. (trang 46 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Gió chướng được tác giả miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào?
Hướng dẫn giải:
Gió chướng được tác giả miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh:
- hơi thở gió rất gần;
- âm thanh ấy sẽ càng từng giọt tinh tang, thoảng và e dè, như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không;
- mừng húm;
- hừng hực, dạt dào;
- Cồn cào. Nồng nhiệt. Mà thiệt dịu dàng
Câu 2. (trang 46 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Hãy chỉ ra những biểu hiện của tâm trạng “lộn xộn, ngổn ngang” ở nhân vật “tôi” khi gió chướng về. Theo em, lí do nào khiến nhân vật “tôi” luôn mong ngóng, chờ đợi gió chướng?
Hướng dẫn giải:
- Những biểu hiện của tâm trạng “lộn xộn, ngổn ngang” ở nhân vật “tôi” khi gió chướng về: Mừng đó, rồi bực đó; Tôi cũng buồn, buồn muốn chết; Cảm giác mình mất một cái gì đó không rõ ràng, không giải thích được, như ai đó đuổi theo đằng sau.
- Lí do khiến nhân vật “tôi” luôn mong ngóng, chờ đợi gió chướng:
- Sự chờ đợi đã thành thói quen thời thơ dại: Lũ con nít nhảy cà tưng, háo hức vỗ tay cười, vậy là gần được sắm quần áo, dép mới rồi.
- Gió chướng là gió Tết.
- Gió chướng cũng là khi mùa lúa cũng vừa chín tới.
- Gợi nhớ về quê hương.
Câu 3. (trang 46 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Vì sao tác giả khẳng định “mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch”?
Hướng dẫn giải:
Tác giả khẳng định “mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch” vì:
- Gió chướng vào mùa thì lúa cũng vừa chín tới, hi vọng rực lên theo màu lúa. Mùi thơm rơm ràn rụa thổi ngang đồng, nỗi buồn lo của má tan không thành tiếng, tan mau như sương.
- Liếp mía đặt từ hồi tháng Hai, tháng Ba, đợi gió ngả mới chịu già, nước ngọt và trĩu.
- Vú sữa chín cây lúc lỉu, căng bóng…
- Còn dưa hấu nữa…
Câu 4. (trang 47 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Câu văn cuối cùng của văn bản gợi cho em suy nghĩ gì?
Hướng dẫn giải:
Câu văn cuối cùng của văn bản gợi về tình cảm dành cho quê hương của tác giả. Dù xã hội ngày càng phát triển, nhưng nhà văn vẫn nhớ về quê hương, nơi lưu giữ những kỉ niệm đẹp đẽ của mình.
Câu 5. (trang 47 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Nêu cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản.
Hướng dẫn giải:
“Trở gió” của Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện tình cảm của tác giả về gió chướng. Ẩn sâu trong đó chính là tình yêu quê hương, đất nước tha thiết, sâu sắc. Hình ảnh gió chướng được tác giả khắc họa rất sinh động. Gió chướng mang bao hoài niệm, kí ức về tuổi thơ, về quê hương. Mỗi một mùa trôi qua, đến mùa gió chướng, nhà văn lại mong ngóng nó về. Phải là người có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm đến mức nào mới cảm nhận được những điều đó. Tác phẩm đã gửi gắm được tình cảm sâu sắc, tha thiết của nhà văn với quê hương.
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
- Yura MikawaThích · Phản hồi · 0 · 23:34 27/10