Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 47 - Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 47 sách Kết nối tri thức tập 1
Nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức về phần tiếng Việt. Eballsviet.com sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 7: Thực hành tiếng Việt trang 47, thuộc sách Kết nối tri thức, tập 1.

Vời nội dung chi tiết sau đây, các bạn học sinh lớp 7 sẽ có thể chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ hơn. Mời tham khảo tài liệu.
Soạn văn 7: Thực hành tiếng Việt trang 47
Thực hành tiếng Việt (trang 47)
Nghĩa của từ
Câu 1. (trang 47 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Em có nhận xét gì về cách dùng từ gặp trong nhan đề bài thơ Gặp lá cơm nếp?
Hướng dẫn giải:
Từ “gặp” được dùng để chỉ cuộc gặp gỡ giữa người với sự vật, đây là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Lá cơm nếp không còn là một sự vật vô tri vô giác, mà cũng giống như con người.
Câu 2. (trang 47 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Nêu cách hiểu của em về cụm từ “thơm suốt đường con” trong khổ thơ sau:
Mẹ ở đâu, chiều nay
Nhặt lá về đun bếp
Phải mẹ thổi cơm nếp
Mà thơm suốt đường con.
Hướng dẫn giải:
Ý nghĩa: Mùi thơm của cơm nếp theo suốt con đường người con đi. Nhưng mùi thơm không có thật, mà đang tồn tại trong tâm tưởng của người con đang nhớ về mẹ và quê hương.
Câu 3. (trang 47 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Ta thường gặp những cụm từ như mùi vị thức ăn, mùi vị trái chín, mùi vị của nước giải khát… Nghĩa của mùi vị trong những trường hợp đó có giống với nghĩa của mùi vị trong cụm từ mùi vị quê hương hay không? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
- Nghĩa của mùi vị trong những trường hợp trên không giống với nghĩa của mùi vị trong cụm từ mùi vị quê hương.
- Sự khác nhau:
- Mùi vị thức ăn, mùi vị trái chín, mùi vị của nước giải khát: Được cảm nhận bằng vị giác.
- Mùi vị quê hương: Mang tính biểu tượng, được cảm nhận bằng tâm hồn, ý chỉ những đặc trưng và vẻ đẹp chỉ quê hương mới có.
Câu 4. (trang 47 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Nêu nhận xét về cách kết hợp giữa các từ trong hai dòng thơ Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương. Theo em, hiệu quả của cách kết hợp đó là gì?
Hướng dẫn giải:
- Mẹ già và đất nước được đặt trong mối quan hệ ngang hàng, qua từ “và”, được chia đều tình cảm nhớ thương.
- Hiệu quả nghệ thuật: Cho thấy tình cảm của người con dành cho mẹ và đất nước đều sâu sắc, mãnh liệt và quan trọng như nhau.
Biện pháp tu từ
Câu 5. (trang 47 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Chỉ ra các biện pháp tu từ trong những câu sau và nêu tác dụng:
a. Mỗi lần gió về lại cảm giác mình mất một cái gì đó không rõ ràng, không giải thích được, như ai đó đuổi theo đằng sau, tôi gấp rãi ăn, gấp rãi nói, gấp rãi cười, gấp rãi khi ngày bắt đầu rụng xuống.
b. Thoạt đầu, âm thanh ấy sẽ sàng từng giọt tinh tang, thoáng và e dè, như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không.
Hướng dẫn giải:
a. Biện pháp tu từ: So sánh; Tác dụng: Giúp diễn tả cụ thể hơn cảm xúc của nhân vật tôi.
b. Biện pháp tu từ: So sánh; Tác dụng: Giúp diễn tả cụ thể hơn về âm thanh của gió.
Câu 6. (trang 47 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Trong những câu sau, biện pháp tu từ nhân hoá mang lại hiệu quả gì?
a. Trời lúc nào cũng mát liu riu, nắng thức rất trễ, tầm tám giờ sáng mới thấy mặt trời ngai ngái lơi lơi, nắng không ra vàng không ra trắng, mây cụm lại rồi rã từng chùm trên đầu.
b. Để rồi một sớm mai, bỗng nghe hơi thở gió rất gần.
Hướng dẫn giải:
Làm cho sự vật trở nên sinh động, gần gũi hơn; Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Chọn file cần tải:
-
Soạn văn 7: Thực hành tiếng Việt trang 47 Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
-
Soạn bài Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc) - Kết nối tri thức 7
-
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64 - Kết nối tri thức 7
-
Soạn bài Thực hành đọc: Chiều sông Thương - Kết nối tri thức 7
-
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 55 - Kết nối tri thức 7
-
Soạn bài Trở gió - Kết nối tri thức 7
-
Soạn bài Gặp lá cơm nếp - Kết nối tri thức 7
-
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 42 - Kết nối tri thức 7
Có thể bạn quan tâm
-
Tổng hợp tranh vẽ đề tài lễ hội đẹp nhất
100.000+ -
Chứng minh câu Đoàn kết là sức mạnh vô địch (11 mẫu)
50.000+ 1 -
Bộ đề thi học kì 2 môn tiếng Anh lớp 8 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
100.000+ 1 -
Viết đoạn văn ngắn về tình mẫu tử (25 mẫu)
100.000+ 1 -
Bộ đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo
10.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích Đất Nước (Sơ đồ tư duy)
1M+ 1 -
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
100.000+ 1 -
Biên bản họp phụ huynh cuối học kì 1 (7 mẫu)
100.000+ -
Tuyển tập những bài văn mẫu lớp 9 hay nhất
10.000+ -
Nghị quyết phân công nhiệm vụ Đảng viên
10.000+
Mới nhất trong tuần
-
Soạn Văn 7 - Tập 1
-
Bài 1: Bầu trời tuổi thơ
- Soạn bài Bầy chim chìa vôi
- Thực hành tiếng Việt (trang 17)
- Soạn bài Đi lấy mật
- Thực hành tiếng Việt (trang 24)
- Soạn bài Ngàn sao làm việc
- Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài
- Nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm
- Củng cố, mở rộng (trang 32)
- Thực hành đọc: Ngôi nhà trên cây
-
Bài 2: Khúc nhạc tâm hồn
- Soạn bài Đồng dao mùa xuân
- Thực hành tiếng Việt (trang 42)
- Soạn bài Gặp lá cơm nếp
- Soạn bài Trở gió
- Thực hành tiếng Việt (trang 47)
- Tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
- Ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
- Nói và nghe: Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống
- Củng cố, mở rộng (trang 55)
- Thực hành đọc: Chiều sông Thương
-
Bài 3: Cội nguồn yêu thương
- Soạn Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
- Thực hành tiếng Việt (trang 64)
- Soạn Người thầy đầu tiên
- Thực hành tiếng Việt (trang 72)
- Soạn bài Quê hương
- Phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
- Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống
- Củng cố, mở rộng (trang 83)
- Thực hành đọc: Trong lòng mẹ
-
Bài 4: Giai điệu đất nước
- Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ
- Thực hành tiếng Việt (trang 92)
- Soạn bài Gò Me
- Thực hành tiếng Việt (trang 95)
- Soạn Bài thơ "Đường núi" của Nguyễn Đình Thi
- Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
- Nói và nghe: Trình bày ý kiến về những hoạt động thiện nguyện
- Củng cố, mở rộng (trang 103)
- Thực hành đọc: Chiều biên giới
-
Bài 5: Màu sắc trăm miền
- Soạn Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt
- Thực hành tiếng Việt (trang 110)
- Soạn Chuyện cơm hến
- Thực hành tiếng Việt (trang 116)
- Soạn bài Hội lồng tồng
- Viết văn bản tường trình
- Nói và nghe: Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống
- Củng cố, mở rộng (trang 126)
- Thực hành đọc: Những khuôn cửa dấu yêu
- Ôn tập học kì I
-
Bài 1: Bầu trời tuổi thơ
-
Soạn Văn 7 - Tập 2
-
Bài 6: Bài học cuộc sống
- Soạn Văn bản truyện ngụ ngôn
- Thực hành tiếng Việt (trang 10)
- Soạn Một số câu tục ngữ Việt Nam
- Thực hành tiếng Việt (trang 13)
- Soạn Con hổ có nghĩa
- Nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành)
- Nói và nghe: Kể lại một truyện ngụ ngôn
- Củng cố, mở rộng (trang 22)
- Thực hành đọc: Thiên nga, cá măng và tôm hùm
-
Bài 7: Thế giới viễn tưởng
- Soạn Cuộc chạm trán trên đại dương
- Thực hành tiếng Việt (trang 34)
- Soạn Đường vào trung tâm vũ trụ
- Thực hành tiếng Việt (trang 41)
- Bài tập Mạch lạc và liên kết
- Soạn Dấu ấn Hồ Khanh
- Kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật lịch sử
- Nói và nghe: Thảo luận về vai trò của công nghệ
- Củng cố, mở rộng (trang 50)
- Thực hành đọc: Chiếc đũa thần
-
Bài 8: Trải nghiệm để trưởng thành
- Soạn Bản đồ dẫn đường
- Thực hành tiếng Việt (trang 59)
- Soạn bài Hãy cầm lấy và đọc
- Thực hành tiếng Việt (trang 64)
- Bài tập Thuật ngữ
- Soạn bài Nói với con
- Bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (trình bày ý kiến phản đối)
- Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống
- Củng cố, mở rộng (trang 73)
- Thực hành đọc: Câu chuyện về con đường
-
Bài 9: Hòa điệu với tự nhiên
- Soạn bài Thủy tiên tháng Một
- Thực hành tiếng Việt (trang 83)
- Soạn bài Lễ rửa làng của người Lô Lô
- Soạn bài Bản tin về hoa anh đào
- Thực hành tiếng Việt (trang 90)
- Bài văn thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
- Nói và nghe: Giải thích quy tắc, luật lệ trong một trò chơi, hoạt động
- Củng cố, mở rộng (trang 97)
- Thực hành đọc: "Thân thiện với môi trường"
- Bài 10: Trang sách và cuộc sống
-
Bài 6: Bài học cuộc sống