Soạn bài Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại - Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 123 sách Kết nối tri thức tập 1
Eballsviet.com sẽ cung cấp đến các bạn học sinh tài liệu Soạn văn 7: Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại.
Tài liệu dành cho các bạn học sinh lớp 7 tham khảo khi chuẩn bị bài. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây.
Soạn văn 7: Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại
Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống
1. Trước khi nói
a. Chuẩn bị nội dung nói
- Văn hóa truyền thống là vấn đề được nhiều người quan tâm. Hiện nay, trong bối cảnh đất nước đang hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, văn hóa truyền thống có nhiều cơ hội cũng như thách thức. Đề trình bày về vấn đề này, em cần chuẩn bị kĩ nội dung nói dựa trên trải nghiệm của bản thân.
- Gợi ý một số vấn đề em có thể trình bày:
- Thú chơi tranh dân gian trong đời sống hiện đại
- Việc sử dụng các sản phẩm thủ công truyền thống trong đời sống sinh hoạt hàng ngày
- Giới trẻ và việc thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống
- Trình bày ý kiến về việc mọi người thực hiện văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại…
- Hình dung trước ý kiến cần phản bác để xây dựng bài nói có chiều sâu, bao quát được nhiều tình huống thực tế.
- Lập dàn ý cho bài nói.
b. Tập luyện
Tập luyện một mình, theo nhóm...
2. Trình bày bài nói
a. Mở đầu
Bằng một câu hỏi, hình ảnh, câu chuyện, tình huống…
b. Triển khai
Lần lượt trình bày các ý trong bài nói, sử dụng ngôn ngữ tự nhiên và kết hợp phi ngôn ngữ (điệu bộ, ánh mắt, cử chỉ…).
c. Kết luận
Tóm lược nội dung trình bày.
3. Sau khi nói
- Người nói: Huy động trải nghiệm của bản thân để hiểu hiểu thấu đáo vấn đề được người nói đề cập...
- Người nghe: Lắng nghe, tiếp thu và trao đổi với thái độ bình tĩnh và tinh thần cầu thị.
* Hướng dẫn giải:
Xin chào thầy cô và các bạn, tôi là… học sinh lớp… Sau đây, tôi sẽ trình bày ý kiến về vấn đề …
Ngày nay, các lễ hội dân gian vẫn được tổ chức, trở thành một nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Tôi có thể kể đến hội thi thổi cơm ở Đồng Vân tổ chức vào ngày rằm tháng giêng (âm lịch) hằng năm, tại làng Đồng Vân, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.
Từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa. Những người tham dự được tuyển chọn từ các xóm trong làng, chia thành các nhiều đội. Đây là dịp trai gái trong làng đua tài khỏe mạnh, thông minh khi lấy lửa, dịp trai gái thể hiện bàn tay khéo léo để có cơm dẻo tiếp binh lương.
Mở đầu, trống chiêng điểm ba hồi, các đội hình dự thi xếp hàng trang nghiêm làm lễ dâng hương trước cửa đình để tưởng nhớ vị thành hoàng làng có công cứu dân độ quốc. Quá trình thổi cơm bắt đầu bằng việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao. Tiếng trống hiệu vang lên, bốn thanh niên của bốn đội sẽ leo lên thân cây chuối được bôi mỡ. Khi lấy được nén hương mang xuống, ban tổ chức phát cho ba que diêm châm vào hương chảy thành ngọn lửa. Những người khác thì giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và thổi cơm. Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt. Tay cầm cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Sau một giờ, những nồi cơm lần lượt được đem trình bày. Tiêu chí chấm điểm theo ba tiêu chuẩn: gạo trắng, cơm dẻo và không có cơm cháy.
Hội thi là một nét đẹp văn hóa truyền thống, thể hiện nền văn minh lúa nước lâu đời của dân tộc Việt.
Trên đây là phần trình bày của tôi, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong sẽ nhận được sự đóng góp đến từ thầy cô và các bạn.