Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 2 Đề kiểm tra giữa kì 1 Công nghệ 11 (Có đáp án)
Đề thi giữa kì 1 Công nghệ 11 Kết nối tri thức năm 2024 - 2025 tổng hợp 2 đề khác nhau có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận. Qua tài liệu này giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.
TOP 2 Đề thi giữa kì 1 Công nghệ 11 Kết nối tri thức được biên soạn chi tiết gồm cả Công nghệ Cơ khí và Công nghệ Chăn nuôi. Hi vọng qua đề kiểm tra giữa kì 1 Công nghệ 11 Kết nối tri thức sẽ giúp các em học sinh lớp 11 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Đồng thời đây cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các em học sinh của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 11 Kết nối tri thức, đề thi giữa học kì 1 Toán 11 Kết nối tri thức.
Bộ đề thi giữa kì 1 Công nghệ 11 Kết nối tri thức năm 2024 - 2025
1. Đề thi giữa kì 1 Công nghệ 11 Chăn nuôi
2. Đề thi giữa kì 1 Công nghệ 11 Cơ khí
1. Đề thi giữa kì 1 Công nghệ 11 Chăn nuôi
Đề kiểm tra giữa kì 1 Công nghệ 11
PHÒNG GD&ĐT.......... TRƯỜNG THPT........ | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM 2024 - 2025 MÔN: CÔNG NGHỆ LỚP 11 Thời gian làm bài: 45 phút |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:
Câu 1. Vai trò của chăn nuôi là:
A. Cung cấp sức kéo
B. Cung cấp phân bón
C. Cung cấp nguyên liệu cho chế biến
D. Cung cấp sức kéo, phân bón, nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu.
Câu 2. Triển vọng thứ hai của chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là:
A. Phát triển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của con người.
B. Phát triển để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu
C. Phát triển nhờ ứng dụng khoa học công nghệ.
D. Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ.
Câu 3. Triển vọng thứ ba của chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là:
A. Phát triển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của con người.
B. Phát triển để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu
C. Phát triển nhờ ứng dụng khoa học công nghệ.
D. Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ.
Câu 4. Triển vọng thứ tư của chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là:
A. Phát triển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của con người.
B. Phát triển để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu
C. Phát triển nhờ ứng dụng khoa học công nghệ.
D. Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ.
Câu 5. Có mấy thành tựu nổi bật của ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 6. Thành tựu nổi bật của ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi là:
A. Thành tựu trong công tác chọn giống
B. Thành tựu trong nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi
C. Thành tựu trong xử lí chất thải và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
D. Thành tựu trong công tác chọn giống; trong nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi; trong xử lí chất thải và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
Câu 7. Thành tựu trong công tác chọn giống là:
A. Công nghệ thụ tinh nhân tạo
B. Công nghệ internet kết nối vạn vật.
C. Công nghệ cảm biến
D. Công nghệ thông tin và truyền thông
Câu 8. Thành tựu trong nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi là:
A. Công nghệ cấy truyền phôi
B. Công nghệ gene
C. Công nghệ cảm biến
D. Công nghệ cấy truyền phôi
Câu 9. Đâu là yêu cầu đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi?
A. Chăm chỉ
B. Có kiến thức về chăn nuôi
C. Tuân thủ an toàn về lao động
D. Chăm chỉ, có kiến thức, tuân thủ an toàn về chăn nuôi
Câu 10. Đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi cần có sự yêu thích môn học nào?
A. Công nghệ
B. Sinh học
C. Công nghệ
D. Công nghệ, sinh học, Công nghệ
Câu 11. Theo nguồn gốc, vật nuôi gồm mấy nhóm chính?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 12. Vật nuôi phân loại theo nguồn gốc?
A. Vật nuôi bản địa
B. Vật nuôi ngoại nhập
C. Vật nuôi bản địa, vật nuôi ngoại nhập
D. Vật nuôi trên cạn
Câu 13. Vật nuôi nào sau đây là vật nuôi bản địa?
A. Gà Đông Tảo
B. Bò Red Sindhi
C. Dê Boer
D. Gà Đông Tảo, dê Boer
Câu 14. Vật nuôi nào sau đây là vật nuôi ngoại nhập?
A. Vịt cỏB.
Gà H
C. Dê Boer
D. Cừu Phan Rang
Câu 15. Vật nuôi nào sau đây được phân loại theo đặc tính sinh vật học?
A. Vật nuôi ngoại nhập
B. Vật nuôi lấy sức kéo
C. Vật nuôi bản địa
D. Vật nuôi đẻ trứng
Câu 16. Vật nuôi nào sau đây được phân loại theo mục đích sử dụng?
A. Vật nuôi trên cạn
B. Vật nuôi làm xiếc
C. Vật nuôi dưới nước
D. Vật nuôi đẻ trứng
Câu 17. Chăn nuôi công nghiệp là gì?
A. Là phương thức chăn nuôi không cần chuồng trại, vật nuôi được thả tự do đi lại, kiếm ăn, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp.
B. Là quá trình chăn nuôi tập trung với mật độ cao, số lượng vật nuôi lớn và theo một quy trình khép kín.
C. Là chăn nuôi kết hợp giữa chăn nuôi công nghiệp với chăn thả tự do.
D. Là quá trình chăn nuôi tập trung với mật độ thấp, số lượng vật nuôi nhỏ.
Câu 18. Chăn nuôi bán công nghiệp là gì?
A. Là phương thức chăn nuôi không cần chuồng trại, vật nuôi được thả tự do đi lại, kiếm ăn, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp.
B. Là quá trình chăn nuôi tập trung với mật độ cao, số lượng vật nuôi lớn và theo một quy trình khép kín.
C. Là chăn nuôi kết hợp giữa chăn nuôi công nghiệp với chăn thả tự do.
D. Là quá trình chăn nuôi tập trung với mật độ thấp, số lượng vật nuôi nhỏ.
Câu 19. Ưu điểm của chăn thả tự do là:
A. Chi phí đầu tư thấp
B. Năng suất cao
C. Đảm bảo an toàn sinh học
D. Ít xảy ra dịch bệnh
Câu 20. Ưu điểm của chăn nuôi công nghiệp là:
A. Khả năng kiểm soát dịch bệnh tốt
B. Năng suất cao, kiểm soát dịch bệnh tốt
C. Chi phí thấp
D. Không ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường
Câu 21. Giống vật nuôi là quần thể vật nuôi:
A. Cùng loài
B. Cùng nguồn gốc
C. Có ngoại hình tương tự nhau
D. Cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người.
Câu 22. Có mấy cách phân loại giống vật nuôi?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 23. Phân loại giống vật nuôi dựa vào:
A. Nguồn gốc
B. Mức độ hoàn thiện của giống
C. Mục đích khai thác
D. Nguồn gốc, mức độ hoàn thiện của giống, mục đích khai thác.
Câu 24. Chọn giống vật nuôi là:
A. Lựa chọn những cá thể mang đặc tính tốt.
B. Lựa chọn cá thể phù hợp với mục đích chăn nuôi.
C. Lựa chọn cá thể phù hợp với mong muốn của người chọn giống.
D. Lựa chọn và giữ lại những cá thể mang đặc tính tốt, phù hợp với mục đích chăn nuôi và mong muốn của người chọn giống, đồng thời thải loại các cá thể không đạt yêu cầu.
Câu 25. Chỉ tiêu về ngoại hình là:
A. Hình sáng toàn thân
B. Tốc độ sinh trưởng
C. Kích thước vật nuôi
D. Sức khỏe vật nuôi
Câu 26. Chỉ tiêu về thể chất là:
A. Màu sắc da
B. Số núm vú
C. Tốc độ sinh trưởng
D. Sức kéo
Câu 27. Chỉ tiêu về ngoại hình là gì?
A. Là hình dáng bên ngoài của vật nuôi có liên quan đến sức khỏe cũng như cấu tạo, chức năng của các bộ phận bên trong cơ thể và khả năng sản xuất của con vật, là hình dáng đặc trưng của vật nuôi.
B. Là đặc tính thích nghi của con vật trong những điều kiện sinh sống và di truyền nhất định, có liên quan đến sức khỏe và khả năng sản xuất của con vật.
C. Là sự tích lũy chất hữu cơ do quá trình trao đổi chất, làm cho cơ thể tăng lên về khối lượng.
D. Là quá trình biến đổi về chất của cơ thể.
Câu 28. Lai kinh tế là gì?
A. Là phương pháp lai giữa các cá thể khác giống để tạo ra con lai có sức sản xuất cao.
B. Là phương pháp dùng một giống thường là giống cao sản để cải tạo một cách cơ bản một giống khác khi giống này không đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất.
C. Là phương pháp cho các cá thể đực và cá thể cái thuộc hai loài khác nhau giao phối với nhau để tạo con lai có ưu thế lai.
D. Đáp án khác
II. PHẦN TỰ LUẬN (2 câu - 3,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Trình bày xu hướng phát triển chăn nuôi Việt Nam và trên thế giới. Liên hệ với thực tiễn chăn nuôi ở địa phương em.
Câu 2 (1 điểm)
Đề xuất phương pháp nhân giống một loại vật nuôi phù hợp với thực tiễn chăn nuôi ở địa phương em.
…………………HẾT…………………
Đáp án đề thi giữa kì 1 Công nghệ 11
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 |
D | B | C | D | C | D | A | C | D | D | B | C | A | C |
Câu 15 | Câu 16 | Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 | Câu 21 | Câu 22 | Câu 23 | Câu 24 | Câu 25 | Câu 26 | Câu 27 | Câu 28 |
D | B | B | C | A | B | D | C | D | D | A | C | A | A |
II. Phần tự luận
Câu 1.
- Xu thế phát triển chăn nuôi ở Việt Nam:
+ Ngành sản xuất nông nghiệp đang phục vụ ngày càng nhiều cho chế độ ăn toàn cầu hóa.
+ Nâng cao chất lượng; sản xuất thực phẩm hữu cơ; thân thiện với môi trường và coi trọng phúc lợi động vật.
+ Tập trung giải quyết các điểm yếu về năng suất, chất lượng sản phẩm, VSATTP, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Xu thế phát triển chăn nuôi trên thế giới:
+ Giảm diện tích sản xuất và dân số làm nông nghiệp, nhưng sẽ làm gia tăng tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi đông lạnh và chế biến.
+ Phát triển hệ thống chăn nuôi trong những thập kỷ tới chắc chắn sẽ liên quan đến sự cân bằng giữa an ninh lương thực, nghèo đói, bình đẳng, bền vững Môi trường và phát triển kinh tế.
+ Nâng cao chất lượng; sản xuất thực phẩm hữu cơ; thân thiện với môi trường và coi trọng phúc lợi động vật.
- Liên hệ thực tiễn chăn nuôi ở địa phương: địa phương đang phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường.
Câu 2.
Đề xuất phương pháp nhân giống một loại vật nuôi phù hợp với thực tiễn chăn nuôi ở địa phương em.
- Nhân giống thuần chủng giữa gà Lơgo và gà Lơgo.
- Nhân giống thuần chủng giữa lợn Móng Cái và lợn Móng Cái.
- Lai giống giữa lợn Móng Cái với lợn Ba Xuyên.
2. Đề thi giữa kì 1 Công nghệ 11 Cơ khí
Đề thi giữa kì 1 Công nghệ 11
PHÒNG GD&ĐT.......... TRƯỜNG THPT........ | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM 2024 - 2025 MÔN: CÔNG NGHỆ LỚP 11 Thời gian làm bài: 45 phút |
Họ và tên học sinh:…………………………………... Mã số học sinh:………………………….
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7 điểm)
Câu 1: Cơ khí chế tạo là:
A. là một nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật cơ khí
B. là ngành sản xuất sản phẩm cơ khí phục vụ đời sống con người.
C. là ngành cung cấp thiết bị, máy móc, công cụ,… phục vụ cho sản xuất và đời sống.
D. là ngành phục vụ cho các ngành khác.
Câu 2: Có thể hiểu cơ khí chế tạo là:
A. là một ngành thuộc lĩnh vực kĩ thuật cơ khí, sản xuất sản phẩm cơ khí phục vụ sản xuất và đời sống.
B. là một ngành bao gồm các nghề thủ công để tạo ra các công cụ phục vụ cho sản xuất.
C. là ngành công nghiệp xương sống của cả nền sản xuất.
D. là ngành phục vụ cho các ngành công nghiệp khác.
Câu 3: Cơ khí chế tạo đóng vai trò:
A. quan trọng nhất trong sản xuất.
B. nâng cao đời sống vật chất cho con người.
C. cung cấp các thiết bị, máy móc, công cụ,… cho tất cả các ngành nghề khác.
D. chế tạo ra các sản phẩm cơ khí.
Câu 4: Vai trò của cơ khí chế tạo là gì?
A. Đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống.
B. Đóng vai trò nâng cao đời sống con người.
C. Đóng vai trò thúc đẩy các ngành sản xuất khác phát triển.
D. Chế tạo ra máy móc cơ khí.
Câu 5: Cơ khí chế tạo có đặc điểm:
A. là ngành chế tạo ra các sản phẩm dựa theo các bản vẽ kĩ thuật.
B. là ngành giữ vai trò then chốt để phát triển các ngành công nghiệp khác.
C. là ngành mà vật liệu chế tạo là gang, thép và hợp kim màu.
D. Cả ba câu trên.
Câu 6: Đặc điểm của cơ khí chế tạo là gì?
A. Quá trình chế tạo sản phẩm phải theo một quy trình nhất định.
B. Giữ vai trò nền tảng để phát triển các ngành công nghiệp khác.
C. Là ngành mà vật liệu chế tạo là kim loại và phi kim loại.
D. Quá trình chế tạo phải có bản vẽ, vật liệu chủ yếu là kim loại.
Câu 7: Một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí chế tạo là:
A. luyện kim, khai khoáng, thiết kế kĩ thuật cơ khí, gia công cắt gọt kim loại, chế tạo khuôn mẫu,…
B. khai khoáng, thiết kế kĩ thuật cơ khí, gia công cắt gọt kim loại, chế tạo khuôn mẫu, hàn,…
C. thiết kế kĩ thuật cơ khí, gia công cắt gọt kim loại, chế tạo khuôn mẫu, hàn, rèn,…
D. gia công cắt gọt kim loại, chế tạo khuôn mẫu, hàn, rèn, nguội,…
Câu 8: Quy trình chế tạo cơ khí bao gồm các bước theo trình tự sau:
A. Lập bản vẽ; Phân tích sản phẩm; Lập kế hoạch chế tạo; Lập kế hoạch lắp ráp; Xác định chi phí và thời gian chế tạo;….
B. Phân tích sản phẩm; Lập kế hoạch chế tạo; Lập kế hoạch lắp ráp; Xác định chi phí và thời gian chế tạo; Đánh giá và hiệu chỉnh kế hoạch;….
C. Lập kế hoạch chế tạo; Lập kế hoạch lắp ráp; Xác định chi phí và thời gian chế tạo; Đánh giá và hiệu chỉnh kế hoạch; Đóng gói;
D. Lập bản vẽ; Lập kế hoạch chế tạo; Lập kế hoạch lắp ráp; Xác định chi phí và thời gian chế tạo; Đánh giá và hiệu chỉnh kế hoạch;….
Câu 9: Vật liệu cơ khí là:
A. các vật liệu được sử dụng trong sản xuất cơ khí.
B. các vật liệu được sử dụng để chế tạo sản phẩm cơ khí.
C. các vật liệu kim loại và phi kim loại.
D. các vật liệu được đề cập ở ba phương án trên.
Câu 10: Nhóm vật liệu nào sau đây thuộc vật liệu cơ khí?
A. sắt, thép, gang, đồng, nhôm, vàng, bạc, thủy tinh, nhựa.
B. sắt, thép, gang, đồng, nhôm, vàng, bạc, compozit, cao su, gỗ.
C. sắt, thép, gang, đồng, nhôm, vàng, bạc, compozit, cao su, nhựa.
D. sắt, thép, gang, đồng, nhôm, vàng, bạc, đá quý, compozit, cao su.
Câu 11: Vật liệu cơ khí được chia ra các loại sau:
A. Kim loại, phi kim loại, polyme, cao su.
B. Kim loại, phi kim loại, compozit, cao su.
C. Kim loại, phi kim loại, ceramic.
D. Kim loại, phi kim loại, compozit.
Câu 12: Gang và thép được xếp vào loại vật liệu:
A. Kim loại đen.
B. Kim loại màu.
C. Kim loại đen và kim loại màu.
D. Cả ba phương án trên.
Câu 13: Phương pháp gia công cơ khí là:
A. cách thức con người sử dụng sức lao động, máy móc tác động vào vật liệu cơ khí để tạo ra các sản phẩm.
B. cách thức con người làm thay đổi hình dạng, kích thước, trạng thái hoặc tính chất của vật liệu để tạo ra các sản phẩm.
C. cách thức con người sử dụng sức lao động, máy móc làm thay đổi hình dạng, kích thước, tính chất của vật liệu cơ khí để tạo ra các sản phẩm.
D. cách thức con người sử dụng máy móc tác động vào vật liệu cơ khí làm thay đổi hình dạng, kích thước, trạng thái hoặc tính chất của vật liệu.
Câu 14: Sản phẩm cơ khí có được là nhờ:
A. nhờ có các phương pháp gia công cơ khí.
B. nhờ có các vật liệu cơ khí.
C. nhờ các máy móc, thiết bị, dụng cụ gia công.
D. Cả ba phương án trên.
Câu 15: Theo yêu cầu chất lượng gia công, có thể phân chia phương pháp gia công cơ khí ra các loại sau:
A. Gia công truyền thống và gia công tiên tiến.
B. Gia công thô, gia công bán tinh, gia công tinh và gia công siêu tinh.
C. Gia công bằng tay và gia công bằng máy.
D. Gia công không phoi và gia công có phoi.
Câu 16: Dựa vào thiết bị gia công, có thể phân chia phương pháp gia công cơ khí ra các loại sau:
A. Gia công truyền thống và gia công tiên tiến.
B. Gia công thô, gia công bán tinh, gia công tinh và gia công siêu tinh.
C. Gia công bằng tay và gia công bằng máy.
D. Gia công không phoi và gia công có phoi.
Câu 17: Nghiên cứu sản phẩm là một bước cơ bản trong quy trình chế tạo cơ khí, bao gồm các công việc:
A. phân tích, nghiên cứu chuyên sâu về sản phẩm cần chế tạo.
B. xây dựng bản thiết kế với các thông tin đầy đủ để chế tạo sản phẩm.
C. phân tích sản phẩm nhằm xây dựng bản thiết kế để chế tạo sản phẩm.
D. nghiên cứu sự đáp ứng nhu cầu xã hội của sản phẩm.
Câu 18: Lập phương án chế tạo các bộ phận là một bước cơ bản trong quy trình chế tạo cơ khí, bao gồm các công việc:
A. phân tích chính xác đặc tính của từng chi tiết cấu thành nên sản phẩm; xây dựng sơ đồ công nghệ chế tạo cho các bộ phận sản phẩm.
B. phân tích chính xác đặc tính của từng chi tiết cấu thành nên sản phẩm; khả năng về thiết bị và chuyên môn của cơ sở sản xuất.
C. phân tích đặc tính của sản phẩm; xây dựng sơ đồ công nghệ chế tạo cho các bộ phận sản phẩm.
D. phân tích các chi tiết, bộ phận của sản phẩm, năng lực của cơ sở sản xuất để xây dựng sơ đồ công nghệ chế tạo các chi tiết, bộ phận sản phẩm.
Câu 19: Xác định chi phí và thời gian chế tạo là một bước cơ bản trong quy trình chế tạo cơ khí, bao gồm các công việc:
A. tính toán tổng thời gian sản xuất và chi phí sản xuất từ sơ đồ công nghệ chế tạo.
B. tính toán chi phí sản xuất, so sánh với chi phí lập kệ hoạch để tìm biện pháp giảm chi phí.
C. tính toán tổng thời gian sản xuất và chi phí sản xuất; xác định những thuận lợi và khó khăn của quy trình sản xuất.
D. tính toán tổng thời gian sản xuất; so sánh với chi phí lập kệ hoạch để hoàn thiệt quy trình.
Câu 20: Công dụng của vật liệu cơ khí là dùng để:
A. Chế tạo ra các dụng cụ, đồ dùng, máy móc, thiết bị, công trình.
B. Chế tạo ra lưỡi cưa, mũi khoan, tàu hỏa, ô tô, xe máy.
C. Chế tạo ra các máy móc, thiết bị như: máy bơm, máy tiện, tàu thủy,…
D. Chế tạo ra các công trình: cánh cổng, cột điện, cầu thép, bê tông cốt thép,…
Câu 21: Vật liệu cơ khí thường có những tính chất đặc trưng nào?
A. Tính chất vật lí, tính chất hóa học.
B. Tính chất hóa học.
C. Tính chất cơ học, tính chất hóa học.
D. Tính chất vật lí, hóa học, cơ học.
Câu 22: Tính chất cơ học của vật liệu cơ khí là gì?
A. Độ cứng, độ dẫn điện, tính đúc.
B. Độ cứng, độ dẻo, tính hàn.
C. Tính chống ăn mòn, độ bền, tính rèn.
D. Độ cứng, độ dẻo, độ bền.
Câu 23: Độ dẻo biểu thị khả năng gì của vật liệu?
A. Biến dạng bền của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.
B. Chống lại biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.
C. Biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.
D. Chống lại biến dạng dẻo lớp bề mặt vật liệu dưới tác dụng ngoại lực.
Câu 24: Vật liệu kim loại có những tính chất chủ yếu là:
A. dẫn điện tốt, dẫn nhiệt kém, biến dạng dẻo tốt, độ bền cơ học tốt, độ bền hóa học kém, giòn ở nhiệt độ thấp.
B. dẫn điện tốt, dẫn nhiệt tốt, biến dạng dẻo tốt, độ bền cơ học tốt, độ bền hóa học kém.
C. dẫn điện kém, dẫn nhiệt tốt, biến dạng dẻo tốt, độ bền cơ học tốt, độ bền hóa học kém.
D. dẫn điện tốt, dẫn nhiệt tốt, độ bền hóa học kém, giòn ở nhiệt độ thấp, dẫn điện và dẫn nhiệt kém.
Câu 25: Vật liệu hữu cơ - polyme có những tính chất chủ yếu là:
A. dẫn điện và dẫn nhiệt, dễ biến dạng dẻo ở nhiệt độ thấp, giòn ở nhiệt độ cao, bền vững hóa học ở nhiệt độ thường.
B. dẫn điện và dẫn nhiệt kém, dễ biến dạng dẻo ở nhiệt độ cao, giòn ở nhiệt độ bình thường, bền vững hóa học ở nhiệt độ thấp.
C. dẫn điện và dẫn nhiệt kém, dễ biến dạng dẻo ở nhiệt độ bình thường, giòn ở nhiệt độ thấp, bền vững hóa học ở nhiệt độ cao.
D. dẫn điện và dẫn nhiệt kém, dễ biến dạng dẻo ở nhiệt độ cao, giòn ở nhiệt độ thấp, bền vững hóa học ở nhiệt độ thường.
Câu 26: Phương pháp gia công cắt gọt bao gồm các công việc chính và có đặc điểm như sau:
A. Gá phôi, gá dao, làm thay đổi hình dạng, đo kiểm,…
B. Nung nóng, làm thay đổi hình dạng, tôi, ram,…
C. Gia nhiệt, giữ nhiệt, làm nguội, không làm thay đổi hình dạng,…
D. Đánh bóng, mạ, sơn, phun cát, không làm thay đổi hình dạng,…
Câu 27: Phương pháp gia công áp lực bao gồm các công việc chính như sau:
A. Gá phôi, gá dao, làm thay đổi hình dạng, đo kiểm,…
B. Nung nóng, làm thay đổi hình dạng, tôi, ram,…
C. Gia nhiệt, giữ nhiệt, làm nguội, không làm thay đổi hình dạng,…
D. Đánh bóng, mạ, sơn, phun cát, không làm thay đổi hình dạng,…
Câu 28: Phương pháp gia công xử lí vật liệu bao gồm các công việc chính như sau:
A. Gá phôi, gá dao, làm thay đổi hình dạng, đo kiểm,…
B. Nung nóng, làm thay đổi hình dạng, tôi, ram,…
C. Gia nhiệt, giữ nhiệt, làm nguội, không làm thay đổi hình dạng,…
D. Đánh bóng, mạ, sơn, phun cát, không làm thay đổi hình dạng,…
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm):
Câu 2.1 (1 điểm): Trình bày phương pháp đơn giản để nhận biết tính chất cơ bản của một số vật liệu phổ biến.
Câu 2.2 (2 điểm): Lập quy trình gia công tiện trục giữa xe đạp.
Đáp án đề thi giữa kì 1 Công nghệ 11
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
* Điểm các câu trắc nghiệm làm đúng được tính mỗi câu 0,25 điểm.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1.1. Mô tả phương pháp đơn giản để nhận biết tính chất cơ bản của một số vật liệu phổ biến. (1 đ)
- Quan sát màu sắc vật liệu, mặt gãy của vật liệu. 0,25 đ
- Ước lượng khối lượng của vật liệu. 0,25 đ
- Dùng lực của tay bẻ thanh, tấm vật liệu phù hợp để nhận xét tính cứng, tính dẻo của vật liệu. 0,25 đ
- Dùng búa đập vào vật liệu với lực đập như nhau để xác định tính giòn, khả năng biến dạng của từng vật liệu. 0,25 đ
Câu 2.2. Lập quy trình gia công tiện trục giữa xe đạp
- Nghiên cứu bản vẽ chi tiết 0,4 đ
- Lựa chọn thiết bị, dụng cụ gia công 0,4 đ
- Xác định thứ tự nguyên công 0,4 đ
- Lựa chọn phôi 0,4 đ
- Xác định chế độ cắt 0,4 đ