Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo 5 Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 11 (Có đáp án, ma trận)
Đề thi giữa kì 1 Văn 11 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 tổng hợp 5 đề khác nhau có đáp án giải chi tiết kèm theo. Qua tài liệu này giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.
TOP 5 Đề thi giữa kì 1 Văn 11 Chân trời sáng tạo được biên soạn với phần ngữ liệu ngoài chương trình SGK gồm có 2 đề theo cấu trúc đề minh họa từ năm 2025 và 3 đề có cấu trúc trắc nghiệm kết hợp tự luận. Hi vọng qua đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo sẽ giúp các em học sinh lớp 11 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Đồng thời đây cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là trọn bộ 5 đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 mời các bạn cùng theo dõi.
Đề thi giữa kì 1 Văn 11 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025
Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 11
SỞ GD & ĐT … TRƯỜNG THPT ……… -------------------- ĐỀ CHÍNH THỨC | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 Năm học: 2024 – 2025 Môn thi: NGỮ VĂN. Khối 11 Thời gian làm bài: 90 phút |
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc truyện ngắn sau: Từ ngày rời căn cứ, con voi trở nên ủ rũ. Nó nhớ ông đề đốc, nhớ đời chiến trận, nhớ rừng và gầy rạc đi vì cuộc sống tù túng dưới làng. Nó vẫn giúp người quản tượng phá rẫy, kéo gỗ, nhưng chỉ khuây khỏa những lúc làm việc rồi sau đó lại đứng buồn thiu. Có bận nó bỏ ăn, không đụng vòi đến một ngọn mía, một sợi cỏ.
Người quản tượng hiểu lòng con voi. Nó là nguồn an ủi của ông lúc sa cơ. Ông chưa từng sống với ai lâu như sống với nó. Ông quen nó quá, khó xa rời nó được. Vậy mà, ông vẫn quyết định thả nó về rừng, nơi nó ra đời.
- Một mình ta chịu tù túng cũng đủ rồi – Ngưởi quản tượng thường tự bảo – Còn nó, nó phải được tự do.
Người quản tượng đinh ninh lúc gặp thời vận, Đề đốc Lê Trực sẽ lại dấy quân, lúc đó ông sẽ đón con voi về. Ông để con vật nghỉ hết vụ hè, vỗ cho nó ăn. Ngày nào ông cũng cho nó ăn thêm hai vác mía to, hai thùng cháo. Ông coi con voi như con em trong nhà, giục giã nó:
- Ăn cố đi, ăn cho khỏe, lấy sức mà về. Rừng già xa lắm, phải có sức mới đi tới nơi. Bao giờ chủ tướng dấy quân, lúc đó ta sẽ đón em trở lại.
Con voi đã cố ăn suốt mùa hè nhưng sang đến mùa thu thì không chịu ăn nữa. Trời thu yên tĩnh, gió rì rào đưa về làng hương vị của rừng xa. Con vật cứ vươn vòi đón gió và buồn bã rống gọi. Nó héo hon đi như chiếc lá già.
Người quản tượng biết gió thu nổi lên làm con voi nhớ rừng. Ông quyết định thả ngay cho nó đi. […]
Con voi đi đâu không ai biết, chỉ thấy hàng năm khi sang thu, nó lại xuống làng. Nó rống gọi rộn ràng từ xa, trước khi lội qua bến sông. Nghe tiếng rống, người làng bảo nhau: Ông Một về (Ông Một là tên mọi người đặt cho con voi). Họ nô nức cùng người quản tượng ra đón nó ở tận đầu làng.
Con voi theo người quản tượng về mái nhà cũ, quỳ ở giữa sân. Thấy con vật luyến chủ trở về, mgười quản tượng như trẻ lại. Ông dẫn nó đi tắm rồi hớn hở đưa nó lên nương – ông vẫn trồng sẵn cho nó một nương mía – thết đãi nó những bữa no nê.
Vào những ngày ấy, nhà ông tưng bừng và chật ních người. Lũ trẻ kéo đến xúm xít dưới chân voi, còn các bô lão thì lại như xưa, đem đến cho nó đủ thứ quà.
Con voi thường lưu lại ở nhà người quản tượng vài hôm. Nó giúp ông đủ việc: cuốn các ống bắng (loại ống làm bằng cây tre, cây vầu, dùng để múc nước ở suối đem về nhà) ra sông lấy nước và không cần người đưa dắt, lên nương lấy vòi quắp những cây gỗ mang về. […]
Được mười năm như thế, người quản tượng qua đời. Ông mất giữa lúc đất nước còn tối tăm, thời vận dấy quân chưa tới để ông đi đón con voi trở lại.
Lần ấy, khi con voi xuống làng thì người quản tượng không còn nữa. Không thấy ông ra đón ở đầu làng, con voi rảo bước về nhà. Nó quỳ giữa sân, rống gọi, rền rĩ mãi mà vẫn không thấy người quản tượng đi ra. Khi biết mọi tiếng rống gọi đều vô ích, con voi lồng chạy vào nhà. Cái thân hình to lớn của nó làm sập khung cửa và đổ gãy đồ đạc. Nó hít hơi cái giường cũ của người quản tượng rồi buồn bã đi ra, chạy khắp làng tìm chủ. Các bô lão mang mía cho nó nhưng con voi không ăn mà cứ lồng chạy như voi hoang.
Từ đó, mấy năm con voi mới lại xuống làng một lần. Nó trở nên lặng lẽ, đảo qua nhà cũ của người quản tượng, tha thẩn đi trong sân, vừa tung vòi hít ngửi khắp chỗ vừa khe khẽ rền rĩ rồi âm thầm bỏ đi…
(Phía tây Trường Sơn, Vũ Hùng, NXB Kim Đồng, 2020)
Tác giả: Vũ Hùng (1931 – 2022) Quê quán: làng Láng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Ông là một trong những nhà văn được mệnh danh là nhà văn thiên tài của Việt Nam. Ông là người có tình cảm đặc biệt đối với muông thú và thiên nhiên. Những tình cảm đó đã được ông biến thành nguồn cảm hứng bất tận và đưa vào trong những tác phẩm của mình. Các loài vật trong tác phẩm của ông đều có tâm hồn và tính cách riêng, dù là loài nào cũng đều có tình yêu cuộc sống, tình thương đồng loại. Người đọc như tìm thấy biết bao câu chuyện rất người, rất đời. Qua đó, rút ra được những bài học đầy tính răn dạy và nhân văn cho con người. Những tác phẩm của ông được các bạn đọc nhỏ tuổi rất ưa thích. Không chỉ vậy, những tác phẩm của ông còn được giới chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá cao.
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):
Câu 1. Truyện ngắn trên sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ mấy?
Câu 2. Đâu là nhân vật trung tâm của truyện ngắn trên?
Câu 3. Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua văn bản?
Câu 4. Anh/chị hiểu gì về chi tiết: “Con voi buồn bã, đau khổ khi trở về làng mà người quản tượng không còn nữa”.
Câu 5. Từ câu nói của người quản tượng: “Một mình ta chịu tù túng cũng đủ rồi. Còn nó, nó phải được tự do”, bạn rút ra được bài học gì về cách đối xử với người khác?
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 1. ( 2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 150 chữ) nêu tác dụng về ngôi kể và điểm nhìn trong văn bản đọc hiểu
Câu 2. (4 điểm) Viết một bài văn (khoảng 500 chữ về về trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc tiếp nối truyền thống vẻ vang của các thế hệ đi trước để xây dựng đất nước hôm nay.
Đáp án đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 11
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Câu 1. Ngôi thứ ba
Câu 2. Ông Một
Câu 3. Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua văn bản là:
- Con người sống phải có tình nghĩa với nhau
- Con người sống cần phải có sự thấu hiểu và chia sẻ.
Câu 4. Hiểu về chi tiết: Sự buồn bã, đau khổ của một con vật khiến ta nhói lòng, rưng rưng cảm động không chỉ vì tình cảm sâu nặng của con voi dành cho chủ, mà còn cảm động vì tấm lòng chân tình, sự yêu thương hết mực mà người quản tượng đã dành cho con voi.
Câu 5. Gợi ý Chúng ta sống cần phải biết thấu hiểu và chia sẻ, phải biết cảm thông, biết hy sinh cho người khác.
Lí giải hợp lí
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
Ngôi kể: Truyện được triển khai bằng ngôi kể thứ ba, giúp người đọc hiểu được toàn cảnh sự việc và khái quát được cốt truyện, nhân vật một cách khách quan nhất
Điểm nhìn: Điểm nhìn bên trong, giúp người đọc hiểu được những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật. Ngoài ra tác giả còn sử dụng điểm nhìn bên ngoài để thấy được mối quan hệ của các nhân vật, những dòng đời riêng biệt và sự phát triển của cốt truyện
Câu 2. (4 điểm)
I. MB
- Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận: Lịch sử là một dòng chảy, và phát triển là một quá trình có sự kế thừa. Ngày hôm nay luôn được tạo dựng nền móng từ ngày hôm qua. Sự phát triển của một đất nước cũng thế, phải đến hiện đại từ truyền thống. Trong sự kế thừa đó, thế hệ trẻ luôn phải tiên phong.
- Nêu ý nghĩa/ tính cấp thiết/ tầm quan trọng của vấn đề: Do vậy, trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc tiếp nối truyền thống vẻ vang của của các thế hệ đi trước là một vấn đề rất cần được quan tâm bàn luận.
II. TB
1. Giải thích và nêu biểu hiện của vấn đề:
- Tiếp nối truyền thống có nghĩa là chúng ta cần ghi nhớ, học tập và phát huy những thành quả, những giá trị tốt đẹp mà cha ông đã gây dựng và trao truyền lại. Chúng ta cũng cần tiếp tục thực hiện những công việc mà cha ông còn dang dở, để xây dựng đất nước ngày một tươi đẹp hơn.
- Truyền thống vẻ vang của cha ông, đó là lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, lòng dũng cảm, ý chí kiên cường, tinh thần chịu thương chịu khó… Đó còn là những ước vọng lớn lao của cha ông trong việc mong muốn xây dựng một đất nước giàu đẹp, sánh vai với các cường quốc năm châu.
2. Bàn luận vấn đề:
- Tuổi trẻ cần ý thức được mình là lực lượng nòng cốt của xã hội, từ đó tự nguyên đưa vai gánh vác trọng trách trong việc kế thừa, tiếp nối truyền thống vẻ vang của cha ông.
- Mỗi một người trẻ tuổi hôm nay cần nhận thức được công lao, sự hy sinh xương máu của các thế hệ đi trước, cần nhận thức được những thành quả to lớn mà cha ông đã để lại, trân trọng những thành quả đó, và trên cơ sở của những thành quả đó mà tiếp tục phát huy, cống hiến để xây dựng đất nước.
- Mỗi người trẻ cần phải ra sức học tập để có kiến thức, kĩ năng, có sự hiểu biết, từ đó kế thừa một cách hiệu quả, phát huy một cách tối đa những di sản tinh thần của cha ông, đồng thời không ngừng sáng tạo để phát triển đất nước trong bối cảnh mới.
- Mỗi người trẻ cần trau dồi phẩm chất, để thành những công dân gương mẫu, bởi chỉ khi có phẩm chất cao đẹp, chúng ta mới biết yêu quý và trân trọng truyền thống, mới biết tận hiến cho đất nước.
- Mỗi người trẻ cần tuyên truyền cho mọi người về những giá trị to lớn mà cha ông đã để lại, từ đó cùng hợp sức đồng lòng với mọi tầng lớp nhân dân, tạo sức mạnh to lớn để đưa đất nước ngày một đi lên.
- Lấy dẫn chứng
3. Mở rộng vấn đề:
Bên cạnh những con người trẻ đang tích cực kế thừa truyền thống vẻ vang của cha ông, thì lại có một bộ phận người trẻ đang quên đi quá khứ, sống tiêu cực trong hiện tại, không có ý thức về vai trò, trách nhiệm của mình. Đó là những con người mà chúng ta cần phê phán.
III. KB
- Khẳng định lại vấn đề: Tóm lại, việc tiếp nối truyền thống vẻ vang của các thế hệ đi trước là một trách nhiệm cần thiết, cấp bách, vừa lớn lao, nặng nề lại vừa vinh dự, vẻ vang của tuổi trẻ.
- Nêu ý nghĩa thực tiễn của vấn đề: Là thế hệ trẻ của đất nước, chúng ta cần ra sức học tập và rèn luyện, bồi dưỡng trí tuệ và phẩm chất, để kế thừa xứng đáng truyền thống cha ông, nhằm xây dựng đất nước ngày một mạnh giàu, để thỏa lòng mong ước của cha ông, để báo đáp công ơn của tiền nhân đã đổ biết bao mồ hôi xương máu trong quá khứ.
............
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 11