Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học 11 sách Cánh diều Ôn tập giữa kì 1 Sinh học 11 năm 2023 - 2024
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Sinh học 11 Cánh diều năm 2024 - 2025 bao gồm các dạng bài tập trọng tâm kèm theo cấu trúc đề thi. Qua đó giúp các em học sinh lớp 11 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình giữa kì 1, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả.
Đề cương ôn thi giữa kì 1 Sinh học 11 Cánh diều còn giúp giáo viên khái quát được nội dung ôn tập và nâng cao được hiệu quả ôn tập cho học sinh, tránh được tình trạng ôn tập cục bộ hoặc tràn lan. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 1 Sinh học 11 Cánh diều năm 2024 - 2025 mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề cương ôn tập giữa kì 1 Lịch sử 11 Cánh diều, đề cương ôn tập giữa kì 1 Toán 11 Cánh diều.
Đề cương ôn tập giữa kì 1 môn Sinh học 11 Cánh diều
TRƯỜNG THPT ………. | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: SINH HỌC KHỐI 11 |
I. NỘI DUNG ÔN TẬP :
A. TỰ LUẬN
Câu 1. Nêu vai trò và các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật? Mô tả tóm tắt các giai đoạn chuyển hóa năng lượng trong sinh giới?
Câu 2. Trình bày được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể?
Câu 3. Nêu khái niệm, cho ví dụ về các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật? Phân tích được vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới .
Câu 4. Nêu vai trò của nước và chất khoáng đối với cây? Trình bày cơ chế và con đường hấp thụ nước và chất khoáng ở rễ?
Câu 5. Vai trò của sự thoát hơi nước ở lá? Trình bày sự vận chuyển chất ở thân và sự thoát hơi nước ở lá?
Câu 6. Nêu vai trò của Nitơ và các nguồn cung cấp nitrgen cho cây? Trình bày quá trình hấp thu và biến đổi nitrate và ammonium ở thực vật?
Câu 7. Phân tích ảnh hưởng của một số nhân tố đến trao đổi nước và quá trình dinh dưỡng khoáng ở thực vật? Giải thích được sự cân bằng nước, tưới tiêu và bón phân hợp lý đối với năng suất cây trồng?
Câu 8. Nêu cách tiến hành, kết quả, giải thích hiện tượng thí nghiệm chứng minh sự hút nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá?
Câu 9. Nêu khái niệm, vai trò của quang hợp và hệ sắc tố quang hợp? So sánh pha sáng và pha tối quang hợp? So sánh quang hợp ở các nhóm thực vật C, C4, CAM? Chứng minh sự thích nghi của thực vật C4 và CAM trong điều kiện môi trường bất lợi.
Câu 10. Tại sao nói quang hợp quết định chủ yếu năng suất cây trồng? Phân tích ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đến quang hợp? Giải thích một số biện pháp kỹ thuật và công nghệ nâng cao năng suất cây trồng?
Câu 11. Nêu khái niệm và vai trò của hô hấp ở thực vật? Trình bày được sơ đồ các giai đoạn của hô hấp ở thực vật.
Câu 12. Phân tích ảnh hưởng của các điều kiện môi trường đến hô hấp ở thực vật? Phân tích được mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp.
Câu 13. Vận dụng những hiểu biết về sự hấp thụ nước, sự vận chuyển nước, sự thoát hơi nước, quang hợp, hô hấp để giải thích các vấn đề thực tiễn.
B. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Sự hấp thụ ion khoáng thụ động của tế bào rễ cây phụ thuộc và
A. hoạt động trao đổi chất.
B. chênh lệch nồng độ ion.
C. cung cấp năng lượng.
D. hoạt động thẩm thấu.
Câu 2: Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp
A. kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
B. lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
C. bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
D. nhỏ hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh lam.
Câu 3: So với trạng thái đang nghỉ ngơi, tốc độ trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở trạng thái đang thi đấu của một vận động viên sẽ
A. cao hơn.
B. thấp hơn.
C. gần ngang bằng.
D. không thay đổi.
Câu 4: Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở cây bụi, cây thân thảo vì
1. Ở cây thân gỗ, áp suất rễ không đẩy được nước lên phần lá trên cao.
2. Cây bụi và thân thảo thường thấp, gần mặt đất dễ xảy ra bão hòa hơi nước vào ban đêm, nhất là khi trời lạnh.
3. Cây bụi và cây thân thảo thường thấp nên động lực áp suất rễ đủ đẩy nước đến mép phiến lá.
4. Cây bụi và cây thân thảo không có bó mạch gỗ nên lực thoát nước yếu dẩn đến hiện tượng ứ giọt xuất hiện
A. 2, 4
B. 2, 3
C. 1, 2. 3
D. 2, 3, 4
Câu 5: Những phát biểu nào dưới đây phù hợp với các đặc điểm của nhóm thực vật C3 và C4?
(1) chất nhận CO2 đầu tiên trong quang hợp là RiDP
(2) điểm bão hòa ánh sáng gần bằng ánh sáng mặt trời toàn phần
(3) cường độ quang hợp không bị ảnh hưởng bởi nồng độ oxi
(4) điểm bão hòa ánh sáng bằng 1/3 ánh sáng mặt trời toàn phần
(5) điểm bù CO2 từ 30 - 70 ppm
(6) lục lạp xuất hiện ở cả tế bào thịt lá và tế bào bao bó mạch
(7) perôxixôm có liên quan đến quang hợp
(8) có nhu cầu nước cao trong quá trình sinh trưởng và phát triển
Phương án trả lời đúng là?
A. thực vật C3 : (2), (4), (6) và (7) ; thực vật C4 : (1), (3), (5) và (8)
B. thực vật C3 : (2), (4), (5), (7) và (8) ; thực vật C4 : (1), (3) và (6)
C. thực vật C3 : (4), (5), (7) và (8) ; thực vật C4 : (1), (2), (3) và (6)
D. thực vật C3 : (1), (4), (5), (7) và (8) ; thực vật C4 : (2), (3) và (6)
Câu 6: Tập hợp tất cả các phản ứng hóa học diễn ra trong tế bào, được thể hiện qua quá trình tổng hợp và phân giải các chất là quá trình
A. chuyển hóa năng lượng trong tế bào.
B. chuyển hóa các chất trong tế bào.
C. chuyển hóa năng lượng ngoài tế bào.
D. chuyển hóa các chất ngoài tế bào.
Câu 7: Những chất mà cơ thể sinh vật tiết ra ngoài được gọi là?
A. Chất dinh dưỡng
B. Chất thải, chất độc hại, chất dư thừa
C. Nước
D. Thức ăn
Câu 8: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion muối khoáng chủ yếu qua?
A. miền lông hút.
B. miền chóp rễ.
C. miền sinh trưởng.
D. miền trưởng thành.
Câu 9: Do đâu mà diện tích lục lạp lớn hơn diện tích lá chứa chúng?
A. Do số lượng lục lạp trong lá lớn.
B. Do lục lạp có hình khối bầu dục làm tăng diện tích tiếp xúc lên nhiều lần.
C. Do lá có hình phiến mỏng, còn tế bào lá chứa lục lạp có hình khối.
D. Do lục lạp được sản sinh liên tục trong tế bào lá.
Câu 10: Quá trình nào sau đây không thuộc trao đổi chất ở sinh vật?
A. Bài tiết mồ hôi.
B. Phân giải protein trong tế bào.
C. Vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày.
D. Lấy carbon dioxide và thải oxygen ở thực vật.
Câu 11: Khi nói về mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp ở thực vật, phát biểu nào sau đây là không chính xác?
A. Sản phẩm của quang hợp là nguyên liệu của hô hấp
B. Sản phẩm của hô hấp là nguyên liệu để tổng hợp nên C6H12O6
C. Hô hấp và quang hợp là hai quá trình phụ thuộc nhau.
D. Thực vật chỉ cần quang hợp, còn hô hấp thì không quan trọng
Câu 12: Trong quá trình bảo quản nông sản, hô hấp gây ra tác hại nào sau đây?
A. Làm giảm nhiệt độ
B. Làm tăng khí O2
C. Tiêu hao chất hữu cơ
D. Làm giảm độ ẩm
Câu 13: Quá trình quang hợp ở thực vật có xảy ra quá trình chuyển hóa năng lượng nào sau đây?
A. Quang năng thành hóa năng.
B. Điện năng thành nhiệt năng.
C. Hóa năng thành nhiệt năng.
D. Điện năng thành cơ năng.
Câu 14: Trong quá trình hô hấp ở thực vật, axit lactic và etylic có thể là sản phẩm của quá trình nào?
A. Quá trình hô hấp hiếu khí.
B. Quá trình lên men.
C. Quá trình đường phân.
D. Chuỗi chuyền êlectron.
Câu 15: Quá trình khử nitrat là quá trình chuyển hóa
A. NO3-thành NO2-.
B. NO3-thành NH4+.
C. NH4+thành NO2-.
D. NO2-thành NO3-.
Câu 16: Vai trò quan trọng nhất của hô hấp đối với cây trồng là:
A. Cung cấp năng lượng chống chịu
B. Tăng khả năng chống chịu
C. Tạo ra sản phẩm trung gian
D. Miễn dịch cho cây
Câu 17: Giải thích nào là chính xác khi nói đến tăng diện tích lá cây lại làm tăng năng suất cây trồng?
A. Lá thải ra oxi nhiều hơn từ đó thúc đẩy hô hấp làm cây xanh có nhiều năng lượng hơn nên quang hợp nhiều hơn → tăng năng suất cây trồng.
B. Tán lá rộng sẽ che bớt mặt đất → hạn chế mất nước, tăng độ ẩm → giảm thoái hóa các chất hữu cơ trong đất.
C. Làm tăng cường độ quang hợp → tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây → năng suất cây trồng.
D. Nhiều lá thì cây sẽ hút được nhiều nguyên liệu hơn, nhựa được chuyển nhanh hơn cho quang hợp.
Câu 18: Trong các sinh vật sau, nhóm sinh vật nào có khả năng tự dưỡng?
A. Tảo, trùng roi xanh, lúa, cây xà cừ.
B. Tảo, nấm, rau, lúa, cây xà cừ.
C. Con người, vật nuôi, cây trồng.
D. Tảo, cá, chim, rau, cây xà cừ.
Câu 19: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu?
A. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.
B. qua mạch gỗ
C. từ mạch rây sang mạch gỗ
D. từ mạch gỗ sang mạch rây
Câu 20: Điều kiện nào dưới đây không đúng để quá trình cố định nitơ trong khí quyển xảy ra?
A. Được cung cấp ATP.
B. Có các lực khử mạnh.
C. Thực hiện trong điều kiện hiếu khí.
D. Có sự tham gia của enzim nitrogenase.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Thời gian: 45 phút
- Trắc nghiệm 50% + Tự luận 50%