Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 sách Cánh diều Ôn tập giữa kì 1 GDKT&PL 11

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều năm 2024 - 2025 là tài liệu hữu ích, bao gồm các dạng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. Qua đó giúp các em học sinh lớp 11 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình giữa kì 1, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả.

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều còn giúp giáo viên khái quát được nội dung ôn tập và nâng cao được hiệu quả ôn tập cho học sinh, tránh được tình trạng ôn tập cục bộ hoặc tràn lan. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 1 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều năm 2024 - 2025 mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập giữa kì 1 Ngữ văn 11 Cánh diều.

Đề cương ôn tập giữa kì 1 GDKT&PL 11 Cánh diều

TRƯỜNG THPT ……….

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I

Năm học 2024 – 2025

MÔN GDKT&PL 11

PHẦN A – LÝ THUYẾT

Chủ đề 1: Cạnh tranh, cung cầu trong kinh tế thị trường

  • Khái niệm cạnh
  • Nguyên nhân dẫn đến cạnh
  • Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế.
  • Cạnh tranh không lành mạnh.
  • Khái niệm cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu
  • Khái niệm cung và các nhân tố ảnh hưởng đến cung
  • Mối quan hệ cung – cầu và vai trò của quan hệ cung cầu trong nền kinh tế.

Chủ đề 2: Thị trường lao động

  • Khái niệm lao động và thị trường lao động
  • Xu hướng tuyển lao động của thịtrường.
  • Khái niệm việclàm
  • Khái niệm thị trường lao động việc làm
  • Mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm.

PHẦN B: MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP

Chủ đề 1: Cạnh tranh, cung cầu trong kinh tế thị trường

Câu 1: Trong sản xuất và lưu thông hàng hoá cạnh tranh dùng để gọi tắt cho cụm từ nào sau đây:

A.Canh tranh kinh tế.

B. Cạnh tranh chính trị.

C. Cạnh tranh văn hoá.

D. Cạnh tranh sản xuất.

Câu 2: Khái niệm cạnh tranh xuất hiện từ khi nào?

A. Khi xã hội loài người xuất hiện.

B. Khi con người biết lao động.

C. Khi sản xuất và lưu thông hàng hoá xuất hiện.

D. Khi ngôn ngữ xuất hiện.

Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh là gì?

A. Tồn tại nhiều chủ sở hữu.

B. Điều kiện sản xuất và lợi ích của mỗi đơn vị kinh tế là khác nhau.

C. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất

kinh doanh, có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.

D. Cả a, b đúng.

Câu 4: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là gì?

A. Giành hợp đồng k.tế, các đơn đặt hàng

B. Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực SX khác

C. Giành ưu thế về khoa học công nghệ

D. Giành nhiều lợi nhuận nhất về mình

Câu 5: Vì cửa hang bán đồ gia dụng của mình khách ít trong khi cửa hàng kinh doanh cùng mặt hàng đối diện của nhà anh H khách lại rất đông nên anh K đã thuê A và M ngày nào cũng quậy phá quán của anh H. Trong trường hợp này ai đã vi phạm pháp luật cạnh tranh lành mạnh?

A. K, C và M

B. K, H và C

C. K, A và M

D. C, K, A và M

Câu 6: Trong nền kinh tế hàng hoá khái niệm cầu được dùng để gọi tắt cho cụm từ nào?

A. Nhu cầu của mọi người.

B. Nhu cầu của người tiêu dùng.

C. Nhu cầu có khả năng thanh toán.

D. nhu cầu tiêu dùng hàng hoá.

Câu 7: Trường hợp nào sau đây được gọi là cầu?

A. Anh A mua xe máy thanh toán trả góp

B. Ông B mua xe đạp hết 1 triệu đồng.

C. Chị C muốn mua ô tô nhưng chưa có tiền

D. Cả a và b đúng.

Câu 8: Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến cầu?

A. Giá cả, thu nhập

B. Thu nhập, tâm lý, phong tục tập quán

C. Giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu

D. Giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu, phong tục tập quán.

Câu 9: Trường hợp nào sau đây được gọi là cung?

A. Công ty A đã bán ra 1 triệu sản phẩm.

B. Công ty A còn trong kho 1 triệu sản phẩm.

C. Dự kiến công ty A ngày mai sẽ sản xuất thêm 1 triệu sản phẩm

D. Cả a, b đúng

Câu 10: Yếu tố nào ảnh hưởng đến cung mang tính tập trung nhất?

A. Giá cả

B. Nguồn lực

C. Năng suất lao động

D. Chi phí sản xuất

Câu 11: Cầu và giá cả có mối quan hệ như thế nào?

A. Giá cao thì cầu giảm

B. Giá cao thì cầu tăng

C. Giá thấp thì cầu tăng

D. Cả a, c đúng.

Câu 12: Mối quan hệ cung cầu là mối quan hệ tác động giữa ai với ai?

A. Người mua và người bán

B. Người bán và người bán

C. Người sản xuất với người tiêu dùn

D. Cả a, c đúng

Chủ đề 2: Thị trường lao động, việc làm

Câu 1. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “….. là hoạt động lao động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật cấm”.

A. Lao động.

B. Làm việc.

C. Việc làm.

D. Khởi nghiệp.

Câu 2. Trong nền kinh tế thị trường, việc làm

A. tồn tại dưới nhiều hình thức, bị giới hạn về không gian và thời gian.

B. chỉ tồn tại dưới một hình thức duy nhất và bị giới hạn về không gian.

C. tồn tại dưới nhiều hình thức; không giới hạn về không gian, thời gian.

D. chỉ tồn tại dưới một hình thức duy nhất, không giới hạn về thời gian.

Câu 3. Nơi diễn ra sự thỏa thuận, xác lập hợp đồng làm việc giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm, tiền lương và điều kiện làm việc được gọi là

A. thị trường việc làm.

B. thị trường lao động.

C. trung tâm giới thiệu việc làm.

D. trung tâm môi giới việc làm.

Câu 4. Thị trường lao động và thị trường việc làm có mối quan hệ như thế nào?

A. Tác động qua lại chặt chẽ với nhau.

B. Tồn tại độc lập, không có mối liên hệ gì.

C. Tác động một chiều từ phía thị trường lao động.

D. Tác động một chiều từ phía thị trường việc làm.

Câu 5. Khi khả năng tạo việc làm lớn hơn khả năng cung ứng lao động sẽ dẫn đến tới tình trạng nào?

A. Gia tăng tình trạng thất nghiệp.

B. Thiếu hụt lực lượng lao động.

C. Cả hai phương án A, B đều đúng.

D. Gia tăng tình trạng lam phát.

PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Khái niệm cạnh tranh. Cho ví dụ từ đó phân tích nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.

Câu 2: Trình bày vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế. Theo em Nhà nước cần làm gì để hạn chế cạnh tranh không lành mạnh

Câu 2 Em hãy đưa ra lời khuyên cho nhân vật trong trường hợp sau:

Trường hợp. Bạn B đang học lớp 11. Từ nhỏ, bạn đã có niềm đam mê với công nghệ, mong muốn trở thành một kĩ sư công nghệ thông tin nhưng bố mẹ không ủng hộ vì muốn bạn theo học đại học Y để trở thành bác sĩ.

Câu 3 Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:

Theo bản tin thị trường lao động Việt Nam quý III năm 2022: Năm nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất: công nghiệp chế tạo; thông tin và truyền thông; bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ. Năm nghề có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất: tài chính, kế toán, nhân viên phần mềm, ngân hàng, marketing. Năm nghề người lao động đi tìm việc nhiều nhất: lao động kĩ thuật trong công nghiệp, hành chính, bán hàng trong lĩnh vực bất động sản, tiếp thị kĩ thuật số bán hàng, y tế và chăm sóc sức khỏe. Dự báo nhu cầu việc làm sẽ tăng ở một số ngành: sản xuất phương tiện vận tải, sản xuất sản phẩm điện tử.

- Nhận xét về xu hướng tuyển dụng của thị trường lao động ở Việt Nam.

- Là học sinh, em có trách nhiệm gì để tham gia thị trường lao động và lựa chọn được nghề nghiệp, việc làm phù hợp?

Câu 4 Trình bày các nguyên nhân dẫn đến lạm phát.

Câu 5

Nhận xét các hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp ở những trường hợp sau:

- Trường hợp 1: Khi quảng cáo sản phẩm, doanh nghiệp A luôn đưa ra thông tin khuếch đại ưu điểm sản phẩm của mình so với các sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác đang bán trên thị trường.

- Trường hợp 2: Công ty K luôn quan tâm đến việc tạo sự thân thiện, tin tưởng của khách hàng thông qua việc cung cấp sản phẩm có chất lượng cao kết hợp với quan tâm, chăm sóc, ưu đãi khách hàng.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

1 Bình luận
Sắp xếp theo
👨
  • Nguyễn O-Chang-Min
    Nguyễn O-Chang-Min

    cho xin đáp án với

    Thích Phản hồi 25/10/23
    • Tiểu Ngọc
      Tiểu Ngọc

      hiện tại đề cương bên mình chưa có đáp án

      Thích Phản hồi 26/10/23
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm