Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 11 trang 95 sách Kết nối tri thức tập 2
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tiếng khóc bi tráng cho một thời kỳ lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc, là bức tượng đài bất tử về những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm chiến đấu hi sinh vì tổ quốc. Hôm nay, Eballsviet.com giới thiệu về tài liệu Soạn văn 11: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, thuộc sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 2.
Nội dung của bài soạn sẽ hướng dẫn các bạn học sinh lớp 11 chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn.
Soạn văn 11: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Trước khi đọc
Câu 1. Hãy kể văn tắt hiểu biết của bạn về một tấm gương đã anh dũng hi sinh vì nền độc lập tự chủ của dân tộc trong thời kì chống thực dân Pháp xâm lược.
Một số tấm gương: Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn,...
Câu 2. Theo bạn, việc tưởng nhớ và tôn vinh những người đã hi sinh cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa như thế nào trong việc giáo dục thế hệ trẻ hiện nay?
Việc tưởng nhớ và tôn vinh những người đã hi sinh cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa quan trọng, góp phần giáo dục thế hệ trẻ về lòng biết ơn, hướng về nguồn cội để sống có ích hơn…
Sau khi đọc
Câu 1. Căn cứ vào hiểu biết chung về cấu trúc nội dung thể văn tế, hãy xác định bố cục và nêu nội dung chính của mỗi phần trong văn bản.
- Bố cục gồm 4 phần, nội dung chính của từng phần:
- Phần 1. Lung khởi (Hỡi ôi ... tiếng vang như mõ): Khái quát bối cảnh thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết của người nghĩa binh nông dân.
- Phần 2. Thích thực (Tiếp đến tàu đồng súng nổ): Miêu tả hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ qua các giai đoạn lao động vất vả tới lúc thành dũng sĩ đánh giặc, lập công.
- Phần 3. Ai vãn (Tiếp đến cơn bóng xế dật dờ trước ngõ): Niềm đau xót, tiếc thương, cảm phục của tác giả và nhân dân với người nghĩa sĩ.
- Phần 4. Kết (Còn lại): Ngợi ca linh hồn bất tử của nghĩa sĩ.
Câu 2. Câu văn mở đầu “Súng giặc đất rền; Lòng dân trời tỏ” có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng chung của bài văn tế?
- Câu mở đầu “Hỡi ôi!”: Thể hiện niềm tiếc thương chân thành, tha thiết.
- Hình ảnh “Súng giặc đất rền”: Cho thấy sự tàn phá nặng nề, giặc đã xâm lược nước ta bằng vũ khí tối tân.
- “Lòng dân trời tỏ”: Đánh giặc bằng tấm lòng yêu quê hương, đất nước được trời đất chứng giám.
=> Khái quát bối cảnh thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết của người nghĩa binh nông dân sẽ còn lưu tiếng thơm đến muôn đời.
Câu 3. Lòng căm thù giặc của người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc được tác giả thể hiện trong tác phẩm như thế nào?
- Khi thực dân Pháp xâm lược người nông dân cảm thấy: ban đầu lo sợ, trông chờ vào “quan” mòn mỏi đến căm ghét, quyết định đứng lên chống lại.
- Thái độ đối với giặc: “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”, “muốn tới ăn gan”, “muốn ra cắn cổ”: căm thù đến tột độ được diễn tả bằng những hình ảnh cường điệu mạnh mẽ mà chân thực
- Nhận thức về tổ quốc: họ không dung tha những kẻ thù lừa dối, bịp bợm và tham gia chiến đấu một cách tự nguyện: “nào đợi đòi ai bắt…”
Câu 4. Liệt kê các động từ được tác giả sử dụng để thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm của những nghĩa sĩ Cần Giuộc trong đoạn 2 của văn bản. Nêu nhận xét về cách sử dụng các động từ này.
- Các động từ: đánh, đốt, chém, đạp, lướt, xô, xông, đâm, hè, ó,...
- Các động từ được kết hợp với các từ chỉ phương ngữ (bằng), chỉ ý hoàn thành (xong, rớt), nối tiếp (vào, tới) hoặc phương vị (ngang, ngược, trước, sau) diễn tả sức mạnh dồn dập, chiến đấu kiên cường, như nước vỡ bờ với tinh thần không hề nao núng trước quân giặc.
- Đây là các động từ đơn âm tiết, nét nghĩa cụ thể, dứt khoát, mạnh mẽ, là những từ thuần Việt, thường được dùng trong ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày của nông dân,...
Câu 5. Tinh thần chiến đấu anh dũng của người nghĩa sĩ nông dân trong trận quyết chiến tấn công đồn giặc được tác giả thể hiện như thế nào?
- Tinh thần chiến đấu tuyệt vời: vốn không phải lính diễn binh, chỉ là dân ấp dân lân mà “mến nghĩa làm quân chiêu mộ”.
- Quân trang rất thô sơ “một manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi” đã đi vào lịch sử, càng làm rõ nét hơn sự anh dũng của những người nông dân nghĩa sĩ.
- Lập được những chiến công đáng tự hào: “đốt xong nhà dạy đạo”, “chém rớt đầu quan hai nọ”; các động từ “đạp rào”, “xô cửa”, “liều mình”, “đâm ngang”, “chém ngược” cho thấy hành động mạnh mẽ với mật độ cao nhịp độ khẩn trương sôi nổi.
=> Tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân nghĩa sĩ.
Câu 6. Từ câu 16 đến câu 25, tác giả đã nhìn nhận ra sao về hành động xả thân vì nghĩa của người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc?
Câu 7. Ý nghĩa của sự hi sinh và tình cảm của nhân dân dành cho người nghĩa sĩ được tác giả thể hiện trong phần cuối bài văn (từ "Ôi thôi thôi!" đến hết) gợi cho bạn những suy nghĩ gì về lẽ sống?
Câu 8. Khái quát những nét đặc sắc về phương diện nghệ thuật của Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Kết nối đọc - viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của mình về "lựa chọn và hành động" của nghĩa sĩ Cần Giuộc khi đối đầu với kẻ thù xâm lược