Soạn bài Độc Tiểu Thanh kí Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 11 trang 17 sách Kết nối tri thức tập 2
Độc Tiểu thanh kí là một trong những bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Tác phẩm được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn lớp 11.
Eballsviet.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Độc Tiểu thanh kí. Các bạn học sinh có thể tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Sọa văn 11: Độc Tiểu Thanh kí
Soạn bài Độc Tiểu Thanh kí
Trước khi đọc
Câu 1. Kể tên một vài tác phẩm văn chương Việt Nam viết về thân phận bất hạnh của người phụ nữ mà em biết.
Một số tác phẩm như: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương),...
Câu 2. Qua nhân vật Thúy Kiều, hãy chia sẻ cảm nghĩ của bạn về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến: tài hoa nhưng bạc mệnh, không được làm chủ số phận của chính mình,...
Sau khi đọc
Câu 1. Theo bạn, nội dung câu 1 và câu 2 của bài thơ có mối quan hệ logic với nhau như thế nào?
- Về nội dung: câu 1 nhắc đến cảnh đẹp Tây Hồ, thắng cảnh nổi tiếng ở Hàng Châu (Trung Quốc) là địa danh gắn với cuộc đời và số phận của nàng Tiểu Thanh - đối tượng được tác giả điếu viếng trong câu 2; mạch ý giữa câu 1 và câu 2 là nối tiếp.
- Về mặt cấu tứ, là sự đồng hiện của quá khứ và thực tại trong xúc cảm nội tâm của tác giả: cảnh đẹp huy hoàng trong quá khứ, trải biến thiên dâu bể, giờ đây đổ nát phôi phai; trước khung cảnh thực tại ấy, riêng ta ngậm ngùi thương xót cho số phận oan khiên của kẻ tài hoa bạc mệnh ngày trước. Cảm xúc về đời thế và sự hoài cảm về số phận con người đan xen trong hai câu thơ này.
Câu 2. Chỉ ra và nhận xét mối quan hệ về ý trong hai câu thực.
- Biểu hiện và mối quan hệ đối về ý trong hai câu thực:
- “son phấn” ý chỉ vẻ đẹp dung nhan - “văn chương” ý chỉ vẻ đẹp tâm hồn bên trong.
- “có” thần thái (có hình sắc cụ thể, có thể nhìn thấy được) - “không” (văn chương vô hình, không thể nhìn thấy và chỉ có thể cảm nhận)
- “son phấn” phải chịu đau đớn, xót xa khi đã chết - “văn chương” bị đốt chỉ còn sót lại.
- Nhận xét về đối ý trong hai câu thực:
- Vế đầu của mỗi câu có biểu hiện đối lập tương phản: “son phấn” (vẻ đẹp hồng nhan, nhan sắc bên ngoài) - “văn chương” (vẻ đẹp tinh thần, tâm hồn bên trong).
- Vế sau có xu hướng thống nhất: cả son phấn và văn chương đều chịu số phận oan khiên, son phấn chịu nỗi đau tinh thần (đau đớn, xót xa), văn chương chịu nỗi đau thể xác (bị đốt)
Câu 3. Phân tích những cảm xúc và suy ngẫm của tác giả được thể hiện qua hai câu luận.
- Những người tài hoa như Tiểu Thanh đáng lẽ phải được trân trọng, được sống hạnh phúc nhưng lại chịu bất hạnh, vùi dập.
- Tác giả cho rằng mối hận đó không thể hỏi trời vì đến trời cũng đã bỏ mặc số phận của họ.
=> Bộc lộ nỗi căm hận cuộc đời nhiều bất công, bày tỏ quan niệm tài mệnh tương đối, người tài hoa thì số phận sẽ gặp phải nhiều tai họa.
Câu 4. Chia sẻ suy nghĩ của bạn về tâm sự của Nguyễn Du ở hai câu kết.
- “Bất tri tam bách dư niên hậu”: thời gian rất dài, ý chỉ tương lai.
- Câu hỏi tu từ “Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”: thể hiện nỗi buồn của tác giả cho sự cô độc ở hiện tại, cũng như nỗi lòng khắc khoải về sự trận trọng của hậu thế.
=> Bản thân Nguyễn Du dường như cũng đang lạc lõng, trăn trở về tương lai còn có ai thấu hiểu được tâm tư của mình.
Câu 5. Qua bài thơ, tác giả đã khái quát về bi kịch chung của những người tài hoa, phong nhã trong xã hội phong kiến như thế nào?
- Khái quát bi kịch chung của những con người tài hoa, phong nhã trong xã hội phong kiến: cuộc đời bất hạnh, chịu nhiều đau khổ và bất công.
- Bản thân Nguyễn Du cũng là một con người tài hoa nhưng cuộc đời trải qua nhiều bi kịch. Từ đó, nhà thơ đã suy nghĩ về định mệnh nghiệt ngã của những người có tài hoa và từ đó có sự đồng cảm của những con người tri kỉ.
Câu 6. Hãy tìm đọc và giới thiệu một vài tác phẩm viết về đề tài người phụ nữ của Nguyễn Du.
Ví dụ: Truyện Kiều.
Kết nối đọc - viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) so sánh nội dung hai câu luận của Độc Tiểu Thanh kí với nội dung:
"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung."
Gợi ý:
Hai câu luận trong bài thơ Độc Tiểu Thanh kí có nét tương đồng với hai câu thơ trong Truyện Kiều:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.”
Nội dung đều hướng đến bộc lộ nỗi niềm cảm thông, chua xót cho số phận bất hạnh của những người phụ nữ tài hoa nhưng mệnh bạc trong xã hội cũ. Họ đều là những người có tài năng, sắc đẹp. Cuộc đời đáng lẽ phải được hưởng hạnh phúc nhưng lại bị số phận trêu ngươi, đẩy vào hoàn cảnh bất hạnh. Nhà thơ thương xót cho số phận của họ nhưng cũng soi chiếu lên số phận của bản thân - hay cũng chính là những kiếp người tài hoa trong xã hội.