Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 110 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 11 trang 110 sách Kết nối tri thức tập 2
Eballsviet.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Thực hành tiếng Việt trang 110, với những kiến thức vô cùng hữu ích.
Bạn đọc hãy cùng tham khảo để chuẩn bị bài nhanh nhất. Hãy cùng theo dõi chi tiết ngay sau đây.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 110)
Câu 1. Tìm ở phần cước chú hai văn bản Bài ca ngất ngưởng và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc các trường hợp có thể minh hoạ cho một số cách giải thích nghĩa của từ được nêu ở phần Tri thức Ngữ văn.
- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị:
- Bài ca ngất ngưởng: cắc, tùng (các âm thanh phát ra khi gõ dùi vào tang trống, mặt trống)
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: ống khói (ống xả khói của tàu)
- Dùng từ đồng nghĩa (hoặc trái nghĩa):
- Bài ca ngất ngưởng: đông phong (gió mùa xuân, từ hướng đông tới)
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: cui cút (lẻ loi, thầm lặng)
- Làm rõ từng yếu tố trong từ được giải thích:
- Bài ca ngất ngưởng: đạo sơ chung (đạo nghĩa có đầu - sơ, có cuối - chung)
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: vương thổ (đất của vua)
Câu 2. Trong những cước chú tìm được theo bài tập 1, cách giải thích nào đối với nghĩa của từ được sử dụng nhiều hơn? Hãy lí giải nguyên nhân.
Cách giải thích nào đối với nghĩa của từ được sử dụng nhiều hơn: làm rõ nghĩa của từng yếu tố, vì các từ được giải thích đa số là từ Hán Việt, cần giải thích từng yếu tố.
Câu 3. Chỉ ra những trường hợp cước chú cụ thể mà ở đó người biên soạn đã sử dụng phối hợp ít nhất hai cách giải thích nghĩa của từ.
Ví dụ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:
- tài bồi: vun đắp, gây dựng (tài: trồng cây, bồi: vun đắp) có sự kết hợp giữa cách giải thích sử dụng từ đồng nghĩa và làm rõ nghĩa của từng yếu tố trong từ.
- quân chiêu mộ: quân lính tình nguyện theo hiệu triệu vì việc nghĩa (chiêu: mời, vời; mộ: cầu, tìm) có sự kết hợp giữa cách giải thích trình bày khái niệm mà từ biểu thị và làm rõ nghĩa của từng yếu tố trong từ
Câu 4. Chọn một số từ có cước chú ở các văn bản đọc trong bài và giải thích chúng theo cách khác so với cách đã được sử dụng. Tự đánh giá về cách giải thích mà bạn vừa thực hiện.
- địch khái: địch (đối đầu), khái (khí khái)
- vương thổ: vương: vua, thổ: đất
Câu 5. Vì sao trong các từ điển, bên cạnh việc giải thích nghĩa của từ, người ta thường nêu một số câu có sử dụng từ đó làm ví dụ?
Việc nêu một số câu có sử dụng từ đó làm ví dụ sẽ giúp người đọc hiểu được từ ngữ được sử dụng trong ngữ cảnh nào, từ đó sẽ sử dụng từ ngữ hợp lí hơn.
Câu 6. Khi phân tích cái hay của những từ được dùng trong văn bản văn học, tại sao ta chưa thể thoả mãn với việc dùng từ điển để tìm hiểu nghĩa của chúng?
Cách giả thích trong từ điển mang tính khái quát chung, chưa áp dụng vào từng ngữ cảnh cụ thể để hiểu được một cách sâu sắc, rõ ràng hơn.