Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 11 trang 132 sách Kết nối tri thức tập 1

Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài trích trong vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng. Tài liệu Soạn văn 11: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, được Eballsviet.com giới thiệu với những thông tin hữu ích về tác phẩm.

Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Các bạn học sinh lớp 11 có thể tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải chi tiết ngay sau đây.

Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Trước khi đọc

Phải chăng giá trị của nghệ thuật là ở chỗ nó có ích cho đời sống?

Gợi ý:

  • Đồng ý/Không đồng ý
  • Nguyên nhân: Nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống, phản ánh cuộc sống từ đó khơi gợi những bài học quý giá cho đời sống của con người…

Đọc văn bản

Câu 1. Lời thoại và hành động thể hiện thái độ gì của các nhân vật?

Thái độ: gấp gáp, lo lắng của Đan Thiềm; ngạc nhiên, ngờ vực của Vũ Như Tô.

Câu 2. Tình huống kịch được miêu tả trong lớp I là gì?

Cung nữ Đan Thiềm nhận được tin phản quân cùng người dân nghèo đang kéo đến để phá Cửu Trùng Đài, liền báo cho Vũ Như Tô và khuyên ông trốn ngay đi nhưng ông không tin đồng thời cũng không có ý định trốn chạy.

Câu 3. Bối cảnh nào được tái hiện thông qua các chỉ dẫn sân khấu?

Bối cảnh: phản quân cùng với người dân nghèo đang kéo đến.

Câu 4. Sự kiện nào được miêu tả trong lớp III?

Lê Trung Mại xuất hiện và thông báo về tình hình phản quân. Nguyễn Vũ lo lắng hỏi vua đang ở đâu thì hay tin vua đã chết. Nguyễn Vũ rút dao ra tự tử trước con mắt của Đan Thiềm, Vũ Như Tô và Lê Trung Mại.

Câu 5. Sự kiện nào được miêu tả trong lớp IV?

Một tên nội giám vào báo tin Cửu Trùng Đài đang bị kẻ đốt, người phá, sắp không còn gì nữa nhưng ông không tin đó là sự thật.

Câu 6. Hành động, lời thoại của Vũ Như Tô và Đan Thiềm thể hiện thái độ gì của nhân vật?

  • Đan Thiềm: nhận hết tội lỗi về mình, cầu xin tha chết cho Vũ Như Tô
  • Vũ Như Tô: kiên định, không khuất phục trước quân phản loạn

Sau khi đọc

Câu 1. Tóm tắt các sự kiện chính trong đoạn trích. Bạn có nhận xét gì về diễn biến của các sự kiện?

Đan Thiềm giục Vũ Như Tô đi trốn vì kiêu binh nổi loạn, định phá Cửu Trùng Đài, giết Vũ Như Tô, nhưng Vũ Như Tô nhất quyết ở lại. Lê Trung Mại xuất hiện và báo tin Trịnh Duy Sản làm phản, nhà vua và hoàng hậu đều đã chết, Nguyễn Vũ biết tin đã tự sát theo vua. Nội giám cho biết quan làm phản đã phá kinh thành, đốt Cửu Trùng Đài, Lê Trung Mại và bọn nội giám đã chạy trốn, nhưng Vũ Như Tô vẫn nhất quyết ở lại. Quân khởi loạn vào bắt cung nữ và Đan Thiềm, Đan Thiềm một mực cầu xin cho Vũ Như Tô. Vũ Như Tô vẫn hy vọng An Hoài Hầu - Nguyễn Hoằng Dụ sẽ biết ông vô tội và để ông tiếp tục xây dựng Cửu Trùng Đài, nhưng biết tin chính An Hoài Hầu ra lệnh đốt cháy Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô tuyệt vọng, đề nghị quân sĩ dẫn mình đến pháp trường.

Câu 2. Tình huống kịch được miêu tả trong đoạn trích là gì? Trước tình huống đó, mỗi nhân vật đã có những phản ứng, hành động như thế nào? Những phản ứng, hành động đó thể hiện đặc điểm tính cách gì của nhân vật?

- Tình huống: Trịnh Duy Sản dấy binh làm loạn, giết nhà vua và đốt phá Cửu Trùng Đài, lùng bắt Vũ Như Tô.

- Trước tình huống đó, mỗi nhân vật đã có những phản ứng, hành động:

  • Đan Thiềm khẩn thiết cầu xin Vũ Như Tô chạy trốn, khi bị bắt vẫn một mực bảo vệ Vũ Như Tô.
  • Vũ Như Tô quyết ở lại, một mực tin tưởng vào sự vô tội của bản thân, cuối cùng chấp nhận cái chết khi Cửu Trùng Đài bị đốt cháy.
  • Nguyễn Vũ tự sát theo vua
  • Lê Trung Mại và đám nội giám chạy trốn
  • Đám cung nữ: quyến rũ quân sĩ, đổ tội cho Đan Thiềm và Vũ Như Tô
  • Ngô Hạch và quân sĩ đắc thắng khi bắt được Vũ Như Tô, đốt Cửu Trùng Đài.

- Tính cách của nhân vật:

  • Đan Thiềm: cương trực, lòng vị tha
  • Vũ Như Tô: lãng mạn, sống có lí tưởng
  • Nguyễn Vũ: tận trung
  • Lê Trung Mại và đám nội giám: nhát gan, phản trác
  • Đám cung nữ: ích kỉ, xấu xa
  • Ngô Hạch và quân sĩ: thô lỗ, thực dụng

Câu 3. Xung đột chính trong đoạn trích là gì? Dựa vào đâu bạn nhận ra xung đột đó?

- Xung đột chính: xung đột giữa lí tưởng nghệ thuật cao cả của một nghệ sĩ chân chính, tài hoa và đời sống lầm than, cơ cực của nhân dân; xung đột giữa sự cương trực, trong sáng, ngay thẳng của cá nhân với một xã hội tầm thường, giả dối, vụ lợi.

- Xung đột được xác định dựa vào ngôn ngữ, hành động và suy nghĩ của các nhân vật,

Câu 4. Phân tích diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô được thể hiện trong đoạn trích (dựa vào các lời thoại và hành động của nhân vật).

- Lúc đầu, khi Đan Thiềm báo tin quân phản loạn đang kéo về phía Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô không tin, một mực cho rằng mình vô tội và thậm chí hi vọng có thể thuyết phục Hoài An Hầu tiếp tục cho xây dựng Cửu Trùng Đài.

- Khi bị đám cung nữ vu oan, quân phản loạn chế giễu, sỉ nhục và chứng kiến việc Đan Thiềm ra sức bảo vệ cho mình, Vũ Như Tô đã nói những lời lẽ đanh thép, thái độ thẳng thắn, không chịu khuất phục cường quyết.

- Khi Cửu Trùng Đài bị cháy, Vũ Như Tô cảm thấy đau đớn, xót xa. Vũ Như Tô lựa chọn cái chết theo Cửu Trùng Đài.

Câu 5. Hình tượng Cửu Trùng Đài trong vở kịch có ý nghĩa gì? Bạn có suy nghĩ gì về những phản ứng khác nhau của các nhân vật khi Cửu Trùng Đài bị đốt cháy?

- Với Vũ Như Tô: lí tưởng sống và lí tưởng nghệ thuật cả đời theo đuổi, quý hơn cả mạng sống, là biểu tượng của cái đẹp và nghệ thuật

- Với Đan Thiềm: là kết tinh của tài năng và khí phách của người nghệ sĩ, trân trọng cái đẹp, tài năng của người nghệ sĩ

- Những nhân vật khác: là biểu tượng cho sự xa hoa, lãng phí, tội ác của quyền lực, cái cớ để tranh chấp,...

Câu 6. Vở kịch gợi cho bạn suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, giữa lí tưởng và thực tế, giữa cá nhân và lịch sử?

Nghệ thuật phải phục vụ đời sống, con người có thể theo đuổi lí tưởng nhưng cần dựa trên thực tế. Mỗi hành động của cá nhân có thể ảnh hưởng đến lịch sử.

Câu 7. Trong lời đề tựa kịch Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng viết:

“Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm.”

Lời đề tựa này cho thấy thái độ gì của tác giả đối với các nhân vật? Thái độ đó được biểu hiện như thế nào qua văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài?

- Lời tựa đã thể hiện toàn bộ nội dung cũng như mâu thuẫn, băn khoăn của chính tác giả - mâu thuẫn giữa con người công dân và con người nghệ sĩ trong Vũ Như Tô cũng chưa được giải quyết dứt khoát.

- Ngay đến Nguyễn Huy Tưởng vẫn chưa thể giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh. Việc mất Cửu Trùng Đài vừa nên mừng, vừa nên tiếc. Vũ Như Tô chết, uổng phí một tài năng.

Kết nối đọc - viết

Theo bạn, vấn đề xã hội nào được đề cập trong đoạn trích? Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về vấn đề nào.

Gợi ý:

Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài được trích trong vở kịch Vũ Như Tô của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Đoạn trích đã đặt ra một vấn đề sắc, có nghĩa muôn thuở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần túy muôn đời với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân. Vũ Như Tô là một nhà kiến trúc sư tài giỏi bị hôn quân Lê Tương Dực sai xây dựng Cửu Trùng Đài để làm nơi hưởng lạc vui chơi với các cung nữ. Vốn là một nghệ sĩ chân chính lại gắn bó với nhân dân, Vũ Như Tô kiên quyết từ chối mặc dù bị Lê Tương Dực dọa giết. Nhưng Đan Thiềm, một cung nữ đã khuyên Vũ nên nhận lời, lợi dụng quyền và tiền bạc của hắn để xây dựng cho đất nước một tòa lâu đài vĩ đại. Vũ Như Tô theo lời khuyên thay đổi thái độ, chấp nhận xây dựng Cửu Trùng Đài. Việc xây dựng Cửu Trùng Đài khiến cho nhân dân khổ cực, họ vùng dậy. Cửu Trùng Đài cũng là cái cớ để đám quân phản loạn khơi mào cuộc chiến. Kết cục, Vũ Như Tô bị giết, còn Cửu Trùng Đài bị thiêu trụi. Đây là một kết cục tất yếu cho những mâu thuẫn trên. Như vậy, Vĩnh biệt Cửu Trùng đài đã gửi gắm thông điệp giá trị đến bạn đọc.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Tìm thêm: Soạn văn 11
Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm