Toán 8 Bài 5: Xác suất thực nghiệm của một biến cố trong một số trò chơi đơn giản Giải Toán 8 Cánh diều tập 2 trang 31, 32, 33, 34, 35, 36
Giải Toán 8 Bài 5: Xác suất thực nghiệm của một biến cố trong một số trò chơi đơn giản là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập trong SGK Toán 8 Cánh diều tập 2 trang 31, 32, 33, 34, 35, 36.
Giải bài tập Toán 8 Cánh diều tập 2 trang 31 → 36 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 5 Chương VI: Một số yếu tố thống kê và xác suất. Vậy mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Toán 8 Bài 5: Xác suất thực nghiệm của một biến cố trong một số trò chơi đơn giản Cánh diều
Giải Toán 8 Cánh diều Tập 2 trang 36
Bài 1
Tính xác suất thực nghiệm của biến cố "Mặt xuất hiện của đồng xu là mặt S" trong mỗi trường hợp sau:
a) Tung một đồng xu 50 lần liên tiếp, có 27 lần xuất hiện mặt S;
b) Tung một đồng xu 45 lần liên tiếp, có 24 lần xuất hiện mặt N.
Lời giải:
a) Xác suất thực nghiệm của biến cố "Mặt xuất hiện của đồng xu là mặt S" là: \(\frac{27}{50}\).
b) Khi tung đồng xu 45 lần liên tiếp, do mặt N xuất hiện 24 lần nên mặt S xuất hiện 21 lần. Do đó, xác suất thực nghiệm của biến cố "Mặt xuất hiện của đồng xu là mặt S" là: \(\frac{21}{50}\).
Bài 2
Gieo một xúc xắc 30 lần liên tiếp, ghi lại mặt xuất hiện của xúc xắc sau mỗi lần gieo. Tính xác suất thực nghiệm của mỗi biến cố sau:
a) "Mặt xuất hiện của xúc xắc là mặt 3 chấm".
b) "Mặt xuất hiện của xúc xắc là mặt 4 chấm".
Lời giải:
a) Do xác suất của biến cố "Mặt xuất hiện của xúc xắc là mặt 3 chấm" là \(\frac{1}{6}\) nên khi số lần gieo xúc xắc ngày càng lớn thì xác suất thực nghiệm của biến cố "Mặt xuất hiện của xúc xắc là mặt 3 chấm" ngày càng gần với \(\frac{1}{6}\).
b) Do xác suất của biến cố "Mặt xuất hiện của xúc xắc là mặt 4 chấm" là \(\frac{1}{6}\) nên khi số lần gieo xúc xắc ngày càng lớn thì xác suất thực nghiệm của biến cố "Mặt xuất hiện của xúc xắc là mặt 4 chấm" ngày càng gần với \(\frac{1}{6}\).
Bài 3
Trong một trò chơi gieo xúc xắc, khi số lần gieo xúc xắc ngày càng lớn thì xác suất thực nghiệm của biến cố "Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chẵn" ngày càng gần với số thực nào?
Lời giải:
Các kết quả thuận lợi cho biến cố "Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chẵn" là 2, 4, 6. Có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố đó. Vì vậy, xác suất của biến cố đó là \(\frac{3}{6}=\frac{1}{2}\).
Vậy khi số lần gieo xúc xắc ngày càng lớn thì xác suất thực nghiệm của biến cố "Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chẵn" ngày càng gần với \(\frac{1}{2}\).
Bài 4
Một hộp có 10 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số nguyên dương không vượt quá 10, hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau.
Lấy ngẫu nhiên một chiếc thẻ từ trong hộp, ghi lại số của thẻ lấy ra và bỏ lại thẻ đó vào hộp.
a) Sau 30 lần rút thẻ liên tiếp, tính xác suất thực nghiệm của mỗi biến cố sau:
- "Thẻ rút ra ghi số 1";
- "Thẻ rút ra ghi số 5";
- "Thẻ rút ra ghi số 10".
b) Nêu mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm của biến cố "Thẻ rút ra ghi số chia hết cho 3" với xác suất thực nghiệm của biến cố đó khi số lần rút thẻ ngày càng lớn.
Lời giải:
a) - Do xác suất của biến cố "Thẻ rút ra ghi số 1" là \(\frac{1}{10}\) nên khi số lần lấy ra ngẫu nhiên thẻ ghi số 1 càng lớn thì xác suất thực nghiệm của biến cố "Thẻ rút ra ghi số 1" ngày càng gần với \(\frac{1}{10}\).
- Do xác suất của biến cố "Thẻ rút ra ghi số 5" là \(\frac{1}{10}\) nên khi số lần lấy ra ngẫu nhiên thẻ ghi số 5 càng lớn thì xác suất thực nghiệm của biến cố "Thẻ rút ra ghi số 1" ngày càng gần với \(\frac{1}{10}\).
- Do xác suất của biến cố "Thẻ rút ra ghi số 10" là \(\frac{1}{10}\) nên khi số lần lấy ra ngẫu nhiên thẻ ghi số 10 càng lớn thì xác suất thực nghiệm của biến cố "Thẻ rút ra ghi số 1" ngày càng gần với \(\frac{1}{10}\).
b) Các kết quả thuận lợi với biến cố "Thẻ rút ra ghi số chia hết cho 3" là 3; 6; 9. Có 3 kết quả thuận lợi với biến cố đó. Do đó, xác suất của biến cố "Thẻ rút ra ghi số chia hết cho 3" là \(\frac{3}{10}\) nên khi số lần lấy ra ngẫu nhiên thẻ ghi số 1 càng lớn thì xác suất thực nghiệm của biến cố "Thẻ rút ra ghi số chia hết cho 3" ngày càng gần với \(\frac{3}{10}\).
Link Download chính thức:
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 3
-
Thuyết minh về Thành Cổ Loa (2 Dàn ý + 5 mẫu)
-
Bộ tranh tô màu chủ đề gia đình cho bé
-
Văn mẫu lớp 10: Phân tích tác phẩm Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (2 Dàn ý + 10 Mẫu)
-
Những vần thơ hay - Tuyển tập những bài thơ hay
-
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về hiện tượng học tủ, học vẹt
-
File luyện viết chữ in hoa - Mẫu chữ hoa cho học sinh Tiểu học
-
Đề kiểm tra học kì II môn Toán lớp 1
-
Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
-
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Anh lớp 5
Mới nhất trong tuần
-
Toán 8 Bài tập cuối chương I
1.000+ -
Toán 8 Bài 2: Các phép tính với đa thức nhiều biến
1.000+ -
Toán 8 Bài 1: Định lí Pythagore
5.000+ -
Toán 8 Bài 1: Hình chóp tam giác đều
1.000+ -
Toán 8 Bài 1: Đơn thức nhiều biến. Đa thức nhiều biến
1.000+ -
Toán 8 Bài 1: Định lí Thalès trong tam giác
1.000+ -
Toán 8 Bài 4: Vận dụng hằng đẳng thức vào phân tích đa thức thành nhân tử
1.000+ -
Toán 8 Bài 3: Hằng đẳng thức đáng nhớ
1.000+ -
Toán 8 Thực hành một số phần mềm
1.000+ -
Toán 8 Hoạt động thực hành và trải nghiệm Chủ đề 3: Thực hành đo chiều cao
1.000+