Toán 8 Bài 3: Hàm số bậc nhất y = ax + b (a khác 0) Giải Toán 8 Cánh diều trang 67, 68, 69, 70

Giải Toán 8 Bài 3: Hàm số bậc nhất y = ax + b (a khác 0) là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập trong SGK Toán 8 Cánh diều tập 1 trang 67, 68, 69, 70.

Giải bài tập Toán 8 Cánh diều tập 1 trang 67 → 70 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 3 Chương III: Hàm số và đồ thị. Vậy mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:

Toán 8 Bài 3: Hàm số bậc nhất y = ax + b (a khác 0) Cánh diều

Giải Toán 8 Cánh diều Tập 1 trang 70

Bài 1

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Hàm số bậc nhất có dạng y = ax + b, trong đó a, b là các số cho trước.

b) Hàm số bậc nhất có dạng y = ax + b, trong đó a, b là các số cho trước và a khác 0.

c) Hàm số bậc nhất có dạng y = ax + b, trong đó a, b là các số cho trước và b khác 0.

Bài giải:

Phát biểu đúng là: b

Phát biểu sai là: a và c

Bài 2

Xác định các hệ số của x, hệ số tự do trong mỗi hàm số bậc nhất sau:

a. y = 6x + 8

b. y = -x - 5

c. y = \frac{x}{3}\(c. y = \frac{x}{3}\)

Bài giải:

Hàm số yHệ số của xHệ số tự do
y = 6x + 868
y = -x - 5-1-5
y = \frac{x}{3}\(y = \frac{x}{3}\)\frac{1}{3}\(\frac{1}{3}\)0

Bài 3

Cho hàm số bậc nhất f(x) = 3x + 2. Tính f(1); f(0); f(-2); f(\frac{1}{2}); f(-\frac{2}{3})\(f(\frac{1}{2}); f(-\frac{2}{3})\)

Bài giải:

f(1) = 3.1 + 2 = 5

f(0) = 3.0 + 2 = 3

f(-2) = 3.(-2) + 2 = -4

f(\frac{1}{2}) = 3.(\frac{1}{2}) + 2 = \frac{7}{2}\(f(\frac{1}{2}) = 3.(\frac{1}{2}) + 2 = \frac{7}{2}\)

f(-\frac{2}{3}) = 3.(-\frac{2}{3}) + 2 = 0\(f(-\frac{2}{3}) = 3.(-\frac{2}{3}) + 2 = 0\)

Bài 4

Hiện tại, bạn Nam đã để dành được 300 000 đồng. Bạn Nam đang có ý định mua một chiếc xe đạp trị giá 2 000 000 đồng. Để thực hiện được điều trên, bạn Nam đã lên kế hoạch mỗi ngày tiết kiệm 5 000 đông. Gọi m (đông) là số tiền bạn Nam tiết kiệm được sau t ngày theo kế hoạch.

a. Viết công thức biểu thị m theo t. Hỏi m có phải là hàm số bậc nhất của t hay không?

b. Hỏi sau bao nhiêu ngày kể từ ngày bắt đầu tiết kiệm thì bạn Nam có thể mua được chiếc xe đạp đó?

Bài giải:

a. Viết công thức biểu thị m theo t: m = 5t + 300 (nghìn đồng)

m là hàm số bậc nhất của t.

b. Kể từ ngày bắt đầu tiết kiệm thì bạn Nam có thể mua được chiếc xe đạp đó sau số ngày là:

t=\frac{2000-300}{5}\(t=\frac{2000-300}{5}\) = 340 (ngày)

Bài 5

Một người đang sử dụng internet, mỗi phút tốn dung lượng 1 MB. Giả sử gói cước internet của người đó cho phép sử dụng dung lượng 4GB.

a. Viết hàm số f(x) biểu thị dung lượng tiêu tốn (MB) theo thời gian sử dụng internet x(giây).

b. Viết hàm số g(x) biểu thị dung lượng cho phép còn lại (MB) sau khi sử dụng internet được x(giây).

c. Sau khi sử dụng internet được 2 phút thì dung lượng cho phép còn lại là bao nhiêu MB?

Bài giải:

a. M ỗi phút tốn dung lượng 1 MB=> mỗi giây tốn dung lượng: \frac{1}{60} MB\(\frac{1}{60} MB\)

Viết hàm số f(x) biểu thị dung lượng tiêu tốn (MB) theo thời gian sử dụng internet x(giây):

f(x) = \frac{x}{60}\(f(x) = \frac{x}{60}\)

b. Đổi: 4GB = 4 000MB

Viết hàm số g(x) biểu thị dung lượng cho phép còn lại (MB) sau khi sử dụng internet được x(giây):

g(x) = 4 000 - \frac{x}{60}\(g(x) = 4 000 - \frac{x}{60}\)

c. Sau khi sử dụng internet được 2 phút thì dung lượng cho phép còn lại là:

g(x) = 4 000 - \frac{2.60}{60}= 3 998 MB\(g(x) = 4 000 - \frac{2.60}{60}= 3 998 MB\)

Bài 6

Bạn Dương mang theo 100 000 đồng và xe đạp đi nhà sách để mua vở. Biết giá mỗi quyển vở là 7 000 đồng, phí gửi xe đạp là 3 000 đồng.

a. Viết công thức biểu thị tổng số tiền y (đồng) bạn Dương cần trả cho việc gửi xe đạp và mua x quyển vở. Hỏi y có phải là hàm số bậc nhất của x hay không?

b. Tính số tiền bạn Dương phải trả khi gửi xe và mua 12 quyển vở.

c. Viết công thức biểu thị tổng số tiền t (đồng) bạn Dương còn lại sau khi gửi xe đạp và mua x quyển vở. Hàm số cho bởi công thức đó có phải là hàm số bậc nhất không?

d. Với số tiền trên bạn Dương có thể mua 15 quyển vở hay không? Vì sao?

Bài giải:

a. Viết công thức biểu thị tổng số tiền y (đồng) bạn Dương cần trả cho việc gửi xe đạp và mua x quyển vở:

y = 7x + 3 (nghìn đồng)

y là hàm số bậc nhất của x.

b. Số tiền bạn Dương phải trả khi gửi xe và mua 12 quyển vở:

y = 7x + 3 = 7.12 + 3 = 87 (nghìn đồng)

c. T ổng số tiền t (đồng) bạn Dương còn lại sau khi gửi xe đạp và mua x quyển vở:

t = 100 - 7x - 3 = - 7x - 97 (nghìn đồng)

Hàm số cho bởi công thức đó là hàm số bậc nhất.

d. Khi mua 15 quyển vở, bạn Dương cần trả số tiền là: y = 7.15 + 3 = 108 (nghìn đồng). Vậy v ới số tiền trên bạn Dương không thể mua 15 quyển vở.

Chia sẻ bởi: 👨 Songotenks
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm