Phân tích bài thơ Lá đỏ của Nguyễn Đình Thi (3 mẫu) Văn mẫu lớp 8

Eballsviet.com muốn giới thiệu tài liệu Bài văn mẫu lớp 8: Phân tích bài thơ Lá đỏ, hướng dẫn phân tích bài thơ Lá đỏ.

Suy nghĩ về hình ảnh em gái tiền phương
Suy nghĩ về hình ảnh em gái tiền phương

Tài liệu dành cho các bạn học sinh lớp 8 tham khảo để có thêm ý tưởng bài viết. Nội dung ngay sau đây. Mời tham khảo để hoàn thiện bài tập làm văn.

Phân tích bài thơ Lá đỏ - Mẫu 1

Nguyễn Đình Thi là một nhà văn hóa, một nghệ sĩ đa tài. Ông có nhiều tác phẩm hay, trong đó phải kể đến bài thơ Lá đỏ:

“Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ”

Mở đầu bài thơ, tác giả đã khắc họa khung cảnh gặp gỡ của nhân vật trữ tình với “em”. Không gian hiện lên qua các hình ảnh “trên cao lộng gió”, “rừng lạ ào ào lá đỏ”, “bụi Trường Sơn nhòa trời lửa”. Các hình ảnh vẽ lên khung cảnh rừng Trường Sơn khoáng đạt, gợi ấn tượng vừa lãng mạn, hào hùng dữ dội với những vẻ đẹp lạ lùng của rừng lá đỏ, những trận lá đổ ào ào như trút trong gió lộng trên những đỉnh núi cao giữa mùa thu của đại ngàn Trường Sơn, lửa bụi chiến tranh bay nhòa trời.

“Em đứng bên đường, như quê hương
Vai áo bạc, quàng súng trường”

Trong hoàn cảnh đó, “em” xuất hiện”. Ở câu thứ nhất, tác giả so sánh “em” với “như quê hương”. Có thể thấy, họ chính là biểu tượng cho quê hương, đất nước Việt Nam. Ở câu thứ hai, hình ảnh “em” hiện lên với hành động thể hiện sự mạnh mẽ, dũng cảm và kiên cường nhưng tôi cũng cảm nhận được sự dịu dàng, thân thương. Họ đại diện cho sức mạnh của dân tộc, khát vọng tự do của nhân dân.

Tiếp đến, nhà thơ khắc họa vẻ đẹp của rừng Trường Sơn trong ngày ra trận. Đoàn quân trên đường ra tiền tuyến gợi lên không khí hào hùng, thần tốc trong khung cảnh “bụi Trường Sơn nhòa trời lửa”. Từ láy “vội vã” đã làm nổi bật tinh thần khẩn trương, tranh thủ từng phút giây hành quân ra tiền tuyến cho kịp bước vào chiến trận cuối cùng, bất chấp gian khổ hiểm nguy. Hình ảnh đoàn quân là kết tinh của ý chí, tinh thần, khát vọng độc lập, tự do và chiến thắng của dân tộc:

“Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa.”

Hai câu cuối là lời chào tạm biệt nhưng cũng là lời hứa hẹn gặp lại giữa Sài Gòn khi đất nước ta thống nhất:

“Chào em em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn…”

Ngay cả nhan đề “Lá đỏ” gợi ra nhiều ý nghĩa. Mỗi chiếc lá gợi liên tưởng đến một cá nhân, cả rừng lá đỏ ào ào gợi lên hình ảnh hào hùng của cả dân tộc, đất nước; tô đậm hình ảnh lá đỏ nhà thơ muốn nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa đóng góp của mỗi cá nhân vào thắng lợi đất nước.

Bài thơ Lá đỏ của Nguyễn Đình Thi giàu cảm xúc, gửi gắm thông điệp về tình yêu quê hương, đất nước.

Phân tích bài thơ Lá đỏ - Mẫu 2

Nguyễn Đình Thi là nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Một trong những tác phẩm của ông có thể kể đến bài thơ “Lá đỏ”.

“Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ”

Cuộc gặp gỡ diễn ra trong không gian với “em” diễn ra ở rừng Trường Sơn “lộng gió”, “rừng lạ ào ào lá đỏ”, “bụi Trường Sơn nhòa trời lửa”. Các hình ảnh vẽ lên khung cảnh rừng Trường Sơn khoáng đạt, gợi ấn tượng vừa lãng mạn, hào hùng dữ dội. Những vẻ đẹp lạ lùng của rừng lá đỏ, những trận lá đổ ào ào như trút trong gió lộng trên những đỉnh núi cao giữa mùa thu của đại ngàn Trường Sơn, lửa bụi chiến tranh bay nhòa trời.

Bốn câu thơ tiếp theo là hình ảnh con đường Trường Sơn mùa ra trận. Mở đầu là hình ảnh cô thanh niên xung phong đứng bên đường. Nhắc đến con đường Trường Sơn không thể thiểu hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong, vì lòng yêu nước mà sẵn sàng lên đường.

“Em đứng bên đường, như quê hương
Vai áo bạc, quàng súng trường”

Hình ảnh của những cô gái hiện lên gợi cảm giác vừa thân thương, gần gũi, giản dị; vừa dũng cảm, kiên cường, vững vàng khi làm nhiệm vụ. Hình ảnh “em” được so sánh với “như quê hương” trở thành biểu tượng của quê hương, đất nước. Họ cũng chính là biểu tượng cho cuộc chiến tranh nhân dân của dân tộc, cho khát vọng tự do, hòa bình của nhân dân.

“Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa.”

Hình ảnh đoàn quân trên đường ra tiền tuyến gợi lên không khí hào hùng, thần tốc trong khung cảnh “bụi Trường Sơn nhòa trời lửa”. Từ láy “vội vã” đã làm nổi bật tinh thần khẩn trương, tranh thủ từng phút giây hành quân ra tiền tuyến cho kịp bước vào chiến trận cuối cùng, bất chấp gian khổ hiểm nguy. Hình ảnh đoàn quân là kết tinh của ý chí, tinh thần, khát vọng độc lập, tự do và chiến thắng của dân tộc.

Hai câu thơ cuối của bài thơ là lời chào tạm biệt và lời hứa hẹn gặp lại giữa Sài Gòn khi đất nước ta thống nhất.

“Chào em em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn…”

Lời chào nghe thì rất đơn giản nhưng ẩn sâu bên trong lời chào đấy là lời hứa hẹn về ngày trở lại khi đất nước đã giành được độc lập. Chiến dịch cuối cùng của cuộc trường chinh ấy sẽ mang tên Bác, gặp nhau giữa Sài Gòn là gặp nhau trong ngày toàn thắng.

Bài thơ “Lá đỏ” đã c a ngợi tình yêu đất nước, những đóng góp to lớn của người anh hùng chưa biết tên đã tạo ra sức mạnh dân tộc, góp phần làm nên chiến thắng trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Phân tích bài thơ Lá đỏ - Mẫu 3

Lá đỏ là một trong những tác phẩm hay của Nguyễn Đình Thi. Mở đầu, tác giả đã khắc họa không gian diễn ra cuộc gặp gỡ tình cờ với “em” - giữa rừng Trường Sơn “lộng gió”, “rừng lạ ào ào lá đỏ”, “bụi Trường Sơn nhòa trời lửa”. Các hình ảnh vẽ lên khung cảnh rừng Trường Sơn khoáng đạt, gợi ấn tượng vừa lãng mạn. Bốn câu thơ tiếp theo là hình ảnh con đường Trường Sơn mùa ra trận. Hình ảnh các cô gái thanh niên xung phong được khắc họa chân thực. Cách gọi “em gái tiền phương” nghe thật gần gũi, nhưng cũng đầy sự trân trọng. Hình ảnh của những cô gái hiện lên gợi cảm giác vừa thân thương, gần gũi, giản dị; vừa dũng cảm, kiên cường, vững vàng khi làm nhiệm vụ. Tiếp đến, hình ảnh đoàn quân trên đường ra tiền tuyến đã gợi lên không khí hào hùng, thần tốc trong khung cảnh “bụi Trường Sơn nhòa trời lửa”. Hình ảnh đoàn quân là kết tinh của ý chí, tinh thần, khát vọng độc lập, tự do và chiến thắng của dân tộc. Hai câu thơ cuối của bài thơ là lời chào tạm biệt và lời hứa hẹn gặp lại giữa Sài Gòn khi đất nước ta thống nhất. Hai câu cuối là lời hứa hẹn về ngày trở lại khi đất nước đã giành được độc lập. Bài thơ “Lá đỏ” ca ngợi những đóng góp to lớn của người anh hùng chưa biết tên đã tạo ra sức mạnh dân tộc, góp phần làm nên chiến thắng trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Tìm thêm: Văn mẫu lớp 8
Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm