Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 9 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 5 Đề kiểm tra học kì 1 Địa lí 9 (Có ma trận, đáp án)
Bộ đề thi cuối kì 1 Lịch sử - Địa lí 9 Kết nối tri thức năm 2024 - 2025 gồm 5 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận. Đề kiểm tra học kì 1 Lịch sử - Địa lí 9 có đáp án kèm theo giúp các bạn học sinh thuận tiện so sánh đối chiếu với kết quả mình đã làm.
Đề thi cuối kì 1 Lịch sử - Địa lí 9 Kết nối tri thức được biên soạn với cấu trúc gồm đề trắc nghiệm kết hợp tự luận bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Tài liệu gồm 2 đề chung và 3 đề riêng phân môn Địa lí. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 9 sắp tới.
Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 9 Kết nối tri thức
- 1. Đề thi học kì 1 Lịch sử - Địa lí 9 Kết nối tri thức
- 2. Đề thi học kì 1 môn Địa lí 9 Kết nối tri thức
1. Đề thi học kì 1 Lịch sử - Địa lí 9 Kết nối tri thức
Đề kiểm tra học kì 1 Lịch sử Địa lí 9
A. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (2,0 điểm)
Câu 1. Hai vùng trọng điểm sản xuất lúa lớn nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng ven biển miền Trung.
B. Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng ven biển miền Trung.
D. Đồng bằng Thanh Hóa – Nghệ An, đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 2. Nuôi trồng thủy sản nước lợ ở nước ta phát triển thuận lợi ở các vùng nào?
A. Hệ thống sông, suối, ao hồ.
B. Vũng, vịnh và vùng biển ven các đảo.
C. Các ngư trường trọng điểm.
D. Bãi triều, đầm phá, dải rừng ngập mặn.
Câu 3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là
A. Hà Nội và Đà Nẵng.
B. Hà Nội và Hải Phòng.
C. TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.
D. TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
Câu 4. Ưu thế lớn nhất của công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản ở nước ta:
A. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.
B. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C. Có sự đầu tư lớn.
D. Có trình độ cao
Câu 5. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết tuyến đường được coi là trục giao thông xương sống của hệ thống đường bộ nước ta là
A. Quốc lộ 5.
B. Quốc lộ 1A.
C. Quốc lộ 18.
D. Quốc lộ 22.
Câu 6. Chỉ tiêu đặc trưng đánh giá sự phát triển bưu chính viễn thông là
A. Thuê bao Internet
B. Mật độ điện thoại
C. Chuyển phát nhanh
D. Các trang WEB
Câu 7. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng đồng bằng sông Hồng?
A. Nam Định.
B. Quảng Ninh
C. Hưng Yên.
D. Ninh Bình.
Câu 8. Thế mạnh về tự nhiên tạo cho Đồng bằng Sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là
A. đất phù sa màu mỡ.
B. nguồn nước mặt phong phú.
C. có một mùa đông lạnh.
D. địa hình bằng phẳng.
B. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm). Hãy trình bày những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ để phát triển kinh tế
Câu 2. a. (1,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Số khách du lịch và doanh thu du lịch của nước ta, giai đoạn 2000 – 2014
Năm | 2000 | 2005 | 2010 | 2014 |
Khách nội địa (triệu lượt) | 11,2 | 16,0 | 63,3 | 99,2 |
Khách quốc tế (triệu lượt) | 2,1 | 3,5 | 5,0 | 8,0 |
Doanh thu du lịch (tỉ USD) | 17,4 | 30,0 | 44,4 | 66,8 |
Hãy nhận xét về tình hình phát triển du lịch của nước ta trong giai đoạn 2000 - 2014.
b. (0,5 điểm): Việc hình thành vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có ý nghĩa như thế nào trong sự phát triển nền kinh tế nước ta?
Phân môn Lịch sử
A. TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm)
Câu 1. Về kinh tế nhân dân Liên Xô thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa XHCN với mục tiêu trọng tâm nào ?
A.Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
B. Xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH.
C. Đầu tư cho phát triển công nghiệp chế tạo máy.
D. Làm cơ sở để cải tạo nền công nghiệp.
Câu 2. Nguyễn Ái Quốc được bầu vào Hội đồng Quốc tế nông dân vào...?
A. Tháng 6/1924.
B. Tháng 6/1925.
C. Tháng 10/1924.
D. Tháng 10/1923.
Câu 3. Nguyên nhân dẩn đến chiến tranh thế giới thứ II là do ?
A. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa.
B. mâu thuẫn về thị trường, thuộc địa giữa các nước đế quốc.
C. mâu thuẫn về Liên Xô
D. Nhật phát động chiến tranh
Câu 4. Trong giai đoạn 1939-1945 thế giới hình thành nên hai khối đối lập là ?
A. Khối Anh, Pháp, Mĩ và Đức, I-ta-li-a, Nhật
B. Khối Anh, Pháp, Mĩ và Nga, Nhật, Đức .
C. Khối Anh- Pháp-Nga và Đức, I-ta-li-a, Nhật
D. Khối Anh, Pháp, Mĩ và Nga, Nhật, Đức
Câu 5. Một trong những hậu quả của chiến tranh lạnh là ?
A. CNPX bị tiêu diệt, thế giới chấm dứt chiến tranh
B. Liên Xô và các nước XHCN bị Mĩ và các nước TBCN bao vây cấm vận.
C. thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, đối đầu giữa hai phe đối lập, làm bùng nổ các cuộc chiến tranh, xung đột ở các khu vực trên thê giới.
D. giữa các khu vực trên thế giới xảy ra tranh chấp biên giới, lãnh thổ.
Câu 6. Chính sách đối ngoại của Liên Xô trong giai đoạn 1945 đến 1991 là ?
A. Chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới, ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.
B. Chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới, giúp đở to lớn về vật chất và tinh thần cho các nước XHCN và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.
C. Chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới, giúp đở to lớn về vật chất và tinh thần cho các nước XHCN
D. Chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới, chống lại các nước TBCN.
Câu 7. Ngày 01/01/1959, ở Cu ba đã diễn ra sự kiện lịch sử nào?
A. Chế độ độc tài Ba - ti - xta bị lật đổ
B. Chiến thắng Hi rôn
C. Tấn công pháo đài Môn - ca - đa
D. Phi - đen Cát - x tơ - rô cùng 81 chiến sĩ trở về nước trên con tàu Gran - ma.
Câu 8. Nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào năm 1967 là gì ?
A. Cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn vào khu vực
B. Ảnh hưởng của xu thế liên kết khu vực
C. Nhu cầu hợp tác cùng phát triển.
D. Yêu cầu ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản vào khu vực
B. TỰ LUẬN (3.0 điểm)
Câu 1. (1.5 điểm). Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Pháp và ý nghĩa của những hoạt động đó.?
Câu 2. (1 điểm) Đánh giá tác động của chiến tranh thế giới thứ II đối với lịch sử nhân loại?
Câu 3. (0.5 điểm) Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của chính phủ, Bác Hồ đã nói “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Em hãy liên hệ thực tế được câu nói nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
Đáp án đề thi học kì 1 Lịch sử - Địa lí 9
Phân môn Địa lí
I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | B | D | C | B | B | B | A | B |
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
1 (1.5 điểm) | - Đất feralit rộng, có vùng trung du Bắc Bộ với địa hình đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng thung lũng bằng phẳng là địa bàn thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, | 0,25 |
- Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông đông lạnh thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt. | 0,25 | |
- Có nhiều cao nguyên với đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn. | 0,25 | |
- Tiềm năng thuỷ điện trên các sông lớn, đặc biệt ở sông Đà. | 02,5 | |
- Tài nguyên khoáng sản đa dạng: than, sắt, chì, kẽm, thiếc, bôxit, apatit, pirit, ...trong đó than đá với trữ lượng và than đá chất lượng tốt nhất Đông Nam Á | 0,25 | |
- Vùng biển có nhiều tiềm năng để phát nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch (vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới). | 0,25 | |
2 (1.5 điểm) | a. Nhận xét - Tổng số khách du lịch nước ta tăng 16,4 triệu lượt người (gấp 3,38 lần). - Khách nội địa có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với khách quốc tế. Trong đó, khách quốc tế tăng 5,9 triệu lượt người (gấp 3,8 lần), khách nội địa tăng 88 triệu lượt người (gấp 8,9 lần). - Doanh thu từ du lịch tăng 49,4 nghìn tỉ đồng (gấp 3,84 lần). - Du lịch phát triển do tài nguyên du lịch nước ta tương đối phong phú và đa dạng, đường lối chính sách phát triển du lịch của Nhà nước, đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chât - kĩ thuật cho ngành du lịch...... | 0,25 0,25 0,25 0,25 |
b. Ý nghĩa của việc hình thành vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - Có vai trò quan trọng trong đóng góp vào nền kinh tế chung cả nước như tổng sản phẩm đạt 23,1%, giá trị sản xuất công nghiệp của vùng chiếm tới 21,2% còn tỉ lệ sản xuất lương thực, thực phẩm đứng ở vị trí số 2 so với cả nước. - Có nhiều trung tâm kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm tạo tiền đề cho sự phát triển, giao lưu kinh tế và hợp tác vùng miền (như Hà Nội, Hải Phòng...) | 0,25 0,25 |
Phân môn Lịch sử
I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | A | D | B | A | C | B | A | A |
II. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
1 (1.5 điểm) | * Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Pháp và ý nghĩa của những hoạt động đó: -Năm 1919 + Đầu năm 1919: gia nhập Đảng xã hội Pháp. + Tháng 6/1919: gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam (ký tên Nguyễn Ái Quốc) tới Hội nghị Véc-xai. - Tháng 7/1920: đọc Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin. Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc – con đường cách mạng vô sản. - Tháng 12/1920: +Tham dự Đại hội Tua, bỏ phiếu tán thành Đảng Xã hội Pháp gia nhập Quốc tế Cộng sản. +Tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, đi theo con đường cách mạng vô sản. - Năm 1921: lập Hội Liên hiệp thuộc địa. - Năm 1922: là Chủ nhiệm (kiêm chủ bút) tờ báo Người cùng khổ. -Ý nghĩa: Tìm ra con đường cứu nước giải phóng dân tộc là con đường CMVS. | 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 |
2 (1 điểm)
Câu 3. 0,5 điểm | * Đánh giá tác động của chiến tranh thế giới thứ II đối với lịch sử nhân loại : - Tạo nên bước chuyển biến căn bản của tình hình thế giới sau chiến tranh: + Sự ra đời của hệ thống các nước XHCN + Tương quan giữa các nước TBCN thay đổi. +Tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc, phong trào vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. | 0.25 0.25 0.25 0.25 |
* Liên hệ thực tế được câu nói nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay: - “Một dân tộc dôt là một dân tộc yếu” vì dốt là yếu, yếu là hèn, một dân tộc mà yếu thì sẽ không có tiếng nói trên thế giới, càng không thể hội nhập được với xu thế chung của toàn cầu. Hơn nửa dân tộc yếu không có sức mạnh và tiếng nói sẽ bị đồng hóa và thôn tính, bị thủ tiêu những nét đẹp văn hóa truyền thống. - Hiện nay Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đầu tư cho giáo dục và luôn xem giáo dục là quốc sách hàng đầu. | 0.25 0.25 |
Ma trận đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 9
Xem đầy đủ nội dung trong file tải về
2. Đề thi học kì 1 môn Địa lí 9 Kết nối tri thức
ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ LỚP 9
PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu 1. Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
A. 52
B. 53
C. 54
D. 55
Câu 2: Bò sữa được nuôi nhiều ở ven các thành phố lớn vì:
A. Gần nguồn (các trạm) thức ăn chế biến.
C. Gần các trạm thú y
B. Gần thị trường tiêu thụ.
D. Đòi hỏi cao về vốn, công tác thú y, chuồng trại.
Câu 3: Loại hình vận tải có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa ở nước ta hiện nay là:
A. Đường biển.
B. Đường sông.
C. Đường sắt.
D. Đường bộ.
Câu 4. Loại hình du lịch nào không phải là loại hình du lịch tiềm năng của nước ta hiện nay:
A. Du lịch cộng đồng
C. Du lịch nông nghiệp và nông thôn
B. Du lịch sinh thái
D. Du lịch văn hóa nhân văn
Câu 5. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Quảng Ninh
B. Lạng Sơn
C. Sơn La
D. Thái Nguyên
Câu 6. Dạng địa hình chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Đồng bằng
B. Cao nguyên xếp tầng
C. Đồi núi
D. Sơn nguyên
Câu 7. Loại đất nào chiếm diện tích lớn nhất và có giá trị quan trọng ở Đồng bằng sông Hồng?
A. Đất Feralit
B. Đất Badan
C. Đất xám phù sa cổ
D. Đất phù sa
Câu 8. Loại thiên tai nào xảy ra hàng năm ở vùng Đồng bằng sông Hồng
A. Lũ quét
B. Ngập lụt
C. Động đất
D. Sóng thần
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 9 (1,5 điểm): Trình bày đặc điểm phân hoá thiên nhiên giữa Đông Bắc và Tây Bắc.
Câu 10 (1,5 điểm):
a. Nêu vị thế của thủ đô Hà Nội.
b. Phân tích vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đối với việc phát triển kinh tế của vùng ĐBSH nói riêng và cả nước nói chung.
Đáp án đề thi học kì 1 môn Địa lí 9 Kết nối tri thức
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 9
(PHÂN MÔN ĐỊA LÍ)
I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm/8 câu)
(Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | C | B | D | D | A | C | D | B |
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
CÂU | NỘI DUNG | ĐIỂM |
1 (1,5 điểm) | Trình bày đặc điểm phân hoá thiên nhiên giữa Đông Bắc và Tây Bắc (1,5 điểm) | |
- Vùng Đông Bắc + Địa hình thấp: núi trung bình và núi thấp. + Hướng núi: Các dãy núi hình vòng cung. + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. | 0,25 0,25 0,25 | |
- Vùng Tây Bắc: + Địa hình cao: núi cao, địa hình hiểm trở. + Hướng núi: TB - ĐN + Khí hậu nhiệt đới ẩm nhưng có mùa đông ít lạnh hơn. | 0,25 0,25 0,25 | |
2 (1,5 điểm) | a. Nêu vị thế của thủ đô Hà Nội (1,0 điểm) - Thủ đô của nước CHXHCN Việt Nam; Trung tâm chính trị hành chính quốc gia; Trung tâm giao dịch quốc tế, văn hóa, giáo dục hàng đầu của cả nước với lịch sử phát triển hơn nghìn năm. - Có quy mô kinh tế lớn (chiếm 41,3%GRGP của vùng ĐBSH và 12,6% GDP cả nước – 2021). - Trung tâm thương mại lớn của ĐBSH và cả nước; Trung tâm khoa học Lịch sử - Địa lí hàng đầu của cả nước. - Trung tâm, động lực phát triển của ĐBSH, vùng động lực phía Bắc. | 0.25 0.25 0.25 0.25 |
b. Phân tích vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đối với việc phát triển kinh tế của vùng ĐBSH nói riêng và cả nước nói chung (0,5 điểm) - Đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng ĐBSH và các vùng kinh tế khác trong cả nước. | 0.5 |
Ma trận đề thi học kì 1 môn Địa lí 9 KNTT
TT | Chương/ Chủ đề
| Nội dung/Đơn vị kiến thức
| Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||
Nhận biết ( TNKQ) | Thông hiểu (TL) | Vận dụng ( TL) | Vận dụng cao ( TL) | ||||
1 | ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM | -Thành phần dân tộc -Gia tăng dân số ở các thời kì -Cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính - Phân bố dân cư - Các loại hình quần cư thành thị và nông thôn -Lao động và việc làm -Chất lượng cuộc sống |
1TN |
|
|
|
|
2 | ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ NÔNG, LÂM, THUỶ SẢN | – Các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông, lâm, thuỷ sản – Sự phát triển và phân bố nông, lâm, thuỷ sản – Vấn đề phát triển nông nghiệp xanh |
1TN |
|
|
|
|
3 | DỊCH VỤ | -Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ -Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông -Thương mại, du lịch | 2TN | 1TL* | 1/2TLa* |
|
|
4 | SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ | -Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ -Các đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên -Các đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của vùng -Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành kinh tế của vùng | 2TN | 1TL* | 1/2TLa* |
|
|
5 | VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG | -Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ -Các đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên -Các đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của vùng -Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành kinh tế của vùng -Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ | 2TN | 1TL* | 1/2TLa* | 1/2TLb |
|
Số câu/ loại câu | 8 câu TNKQ
| 1 câu TL | 1/2 câu TL | 1/2 câu TL |
| ||
Tổng điểm | 2,0 | 1,5 | 1,0 | 0,5 |
| ||
Tỉ lệ % | 20% | 15% | 10% | 5% |
Bản đặc tả đề kiểm tra Địa lí 9 KNTT học kì 1
TT | Chương/ Chủ đề | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM | -Thành phần dân tộc -Gia tăng dân số ở các thời kì -Cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính - Phân bố dân cư - Các loại hình quần cư thành thị và nông thôn -Lao động và việc làm -Chất lượng cuộc sống | Nhận biết -Trình bày được đặc điểm phân bố các dân tộc Việt Nam. Thông hiểu -Phân tích được sự thay đổi cơ cấu tuổi và giới tính của dân cư. -Trình bày được sự khác biệt giữa quần cư thành thị và quần cư nông thôn. Vận dụng -Phân tích được vấn đề việc làm ở địa phương. -Vẽ và nhận xét được biểu đồ về gia tăng dân số. -Đọc bản đồ Dân số Việt Nam để rút ra được đặc điểm phân bố dân cư. -Nhận xét được sự phân hoá thu nhập theo vùng từ bảng số liệu cho trước. | 1TN | ||||
ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ NÔNG, LÂM, THUỶ SẢN | -Các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông, lâm, thuỷ sản -Sự phát triển và phân bố nông, lâm, thuỷ sản -Vấn đề phát triển nông nghiệp xanh | Nhận biết -Trình bày được sự phát triển và phân bố nông, lâm, thuỷ sản. Thông hiểu -Phân tích được một trong các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp (các nhân tố tự nhiên: địa hình, đất đai, khí hậu, nước, sinh vật; các nhân tố kinh tế-xã hội: dân cư và nguồn lao động, thị trường, chính sách, Lịch sử - Địa lí, vốn đầu tư). -Phân tích được đặc điểm phân bố tài nguyên rừng và nguồn lợi thuỷ sản. -Trình bày được ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp xanh. Vận dụng -Tìm kiếm thông tin, viết báo cáo ngắn về một số mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả. | 1TN | ||||
DỊCH VỤ | -Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ -Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông -Thương mại, du lịch | Nhận biết -Xác định được trên bản đồ các tuyến đường bộ huyết mạch, các tuyến đường sắt, các cảng biển lớn và các sân bay quốc tế chính. -Trình bày được sự phát triển ngành bưu chính viễn thông. Thông hiểu -Phân tích được vai trò của một trong các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ: vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, dân cư và nguồn lao động, chính sách, khoa học-Lịch sử - Địa lí, thị trường, vốn đầu tư, lịch sử văn hóa. Vận dụng -Phân tích được một số xu hướng phát triển mới trong ngành thương mại và du lịch. | 2TN | 1TL* | 1/2TLa* | ||
SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ | -Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ -Các đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên -Các đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của vùng Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành kinh tế của vùng | Nhận biết -Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng. -Trình bày được sự phát triển và phân bố một trong các ngành kinh tế của vùng (sử dụng bản đồ và bảng số liệu). Thông hiểu -Trình bày được đặc điểm phân hoá thiên nhiên giữa Đông Bắc và Tây Bắc; -Trình bày được các thế mạnh để phát triển công nghiệp, lâm – nông – thuỷ sản, du lịch. – Phân tích hoặc sơ đồ hóa được các thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế – xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Vận dụng Nhận xét được đặc điểm nổi bật về thành phần dân tộc, phân bố dân cư và chất lượng cuộc sống dân cư (sử dụng bản đồ và bảng số liệu). | 2TN | 1TL* | 1/2TLa* | ||
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG | -Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ -Các đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên -Các đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của vùng -Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành kinh tế của vùng -Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ | Nhận biết -Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng. -Trình bày được sự phát triển và phân bố kinh tế ở vùng Đồng bằng sông Hồng (sử dụng bản đồ và bảng số liệu). Thông hiểu -Phân tích được thế mạnh của vùng về tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển nông – lâm – thuỷ sản; -Trình bày được vấn đề phát triển kinh tế biển. -Phân tích được đặc điểm dân cư, nguồn lao động và ảnh hưởng của các nhân tố này đến sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng. -Phân tích được vấn đề đô thị hoá ở Đồng bằng sông Hồng. Vận dụng -Phân tích được vị thế của Thủ đô Hà Nội. Vận dụng cao -Sưu tầm tư liệu và trình bày được về vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. | 2TN | 1TL* | 1/2TLa* | x 1/2TLb | |
Số câu/ loại câu | 8 câu TNKQ | 1 câu TL | 1/2 câu TL | 1/2 câu TL | |||
Tổng điểm | 2,0 | 1,5 | 1,0 | 0,5 | |||
Tỉ lệ % | 20% | 15% | 15% |