Bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 9 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 2 Đề kiểm tra học kì 1 GDCD 9 (Có ma trận, đáp án)

Đề thi cuối kì 1 GDCD 9 Kết nối tri thức năm 2024 - 2025 gồm 2 đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận. Đề kiểm tra học kì 1 GDCD 9 có đáp án kèm theo giúp các bạn học sinh thuận tiện so sánh đối chiếu với kết quả mình đã làm.

Đề thi học kì 1 môn GDCD 9 Kết nối tri thức được biên soạn với cấu trúc đề gồm 30% trắc nghiệm kết hợp 70% tự luận, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 9 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết 2 đề thi học kì 1 GDCD 9 Kết nối tri thức năm 2024 - 2025, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Đề thi Giáo dục công dân lớp 9 học kì 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 Điểm)

Câu 1: Người sống có lý tưởng sẽ được xã hội

A. tôn trọng.
B. đề bạt.
C. bổ nhiệm
D. tài trợ.

Câu 2: Đối với người khác, lòng khoan dung được hiểu là

A. rộng lòng tha thứ.
B. ích kỷ và hẹp hòi.
C. không tôn trọng người khác.
D. không tha thứ cho người khác

Câu 3: Nội dung nào dưới đây là biện pháp giúp học sinh tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng?

A. Tạo điều kiện và môi trường thoải mái cho học sinh tham gia.
B. Nghiêm cấm hành vi tham gia các hoạt động xã hội để học tập.
C. Thờ ơ, không quan tâm hoạt động ngoại khóa của học sinh.
D. Không giúp đỡ học sinh tham gia các hoạt động cộng đồng.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây không thể hiện ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động cộng đồng?

A. Phát huy tinh thần trách nhiệm.
B. Nâng cao giá trị của bản thân.
C. Kết nối các thành viên trong xã hội.
D. Tạo cơ hội để mưu cầu lợi ích cá nhân.

Câu 5: Đánh giá khách quan, tức là đánh giá sự vật hiện tượng đó một cách

A. trung tâm.
B. trung thực.
C. hoàn hảo.
D. chủ quan.

Câu 6: Biểu hiện của khách quan là nhìn nhận đánh giá sự vật và hiện tượng một cách

A. đúng bản chất.
B. chủ quan ý muốn.
C. phiến diện một chiều.
D. xa dời sự vật

Câu 7: Việc đối xử bình đẳng, không thiên vị, không phân biệt là biểu hiện của khái niệm nào dưới đây?

A. Khách quan.
B. Công bằng.
C. Chủ quan.
D. Phân biệt.

Câu 8: Nội dung nào dưới đây đề cập đến môi trường sống mà ở đó con người được sống trong một môi trường xã hội an toàn, hạnh phúc?

A. Hòa bình.
B. Chiến tranh.
C. Xung đột.
D. Bạo lực.

Câu 9: Bảo vệ hoà bình là giữ gìn cuộc sống bình yên; dùng thương lượng, đàm phán giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia, không để xảy ra

A. môi trường hòa bình.
B. tình trạng chiến tranh.
C. trạng thái ổn định.
D. môi trường ổn định.

Câu 10: Bảo vệ hòa bình là biện pháp tốt nhất để thực hiện nhiệm vụ nào dưới đây của các quốc gia?

A. Phát triển kinh tế - xã hội.
B. Phát động xâm lược nước khác.
C. Gia tăng vị thế bá chủ thế giới.
D. Thúc đẩy xâm chiếm lẫn nhau.

Câu 11: Quản lí thời gian hiệu quả là cách sắp xếp, sử dụng

A. thời gian hợp lí.
B. tiền bạc hợp lý.
C. nhân sự hợp l
D. con người hợp lý.

Câu 12: Quản lí thời gian hiệu quả giúp chúng ta

A. gia tăng thời gian thất nghiệp.
B. nâng cao năng suất lao động.
C. chủ động sử dụng bạo lực.
D. từ bỏ quan hệ gia đình

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1 ( 2 điểm) : Trường hợp nào dưới đây thể hiện/ không thể hiện sự khách quan, công bằng? Vì sao

a) Vì thấy đa số các bạn ủng hộ ý kiến của T nên M cũng ủng hộ mặc dù biết rằng đó là ý kiến sai.

b) Trong gia đình G, chỉ có mẹ và chị gái G làm công việc nội trợ.

c) Mặc dù có sự chênh lệch về nội dung và hình thức giữa tập san của các tổ, K vẫn cho điểm bằng nhau vì không muốn làm mất lòng các bạn ở tổ có tập san kém hơn.

d) Dù biết có người chăm làm, có người lười làm, nhưng để động viên mọi người làm việc, Giám đốc công ty vẫn quyết định thưởng cho tất cả mọi người như nhau.

Câu 2 ( 3 điểm) : Em hãy đọc lời bài hát: Em như chim câu trắng của nhạc sĩ Trần Ngọc và trả lời câu hỏi

Em như chim bồ câu tung cánh giữa trời.
Em như chim bồ câu trắng bay giữa trời.
Em như chim bồ câu tung cánh giữa trời.
Em như chim bồ câu trắng bay giữa trời.
Em mong sao không có nước mắt rơi chia lìa.
Em mong sao trên trái đất hoa thơm nở bốn mùa .
Em mong sao trên trái đất mỗi con người.
Như em đây là chim trắng chim hoà bình
Sống để yêu thương giữ đẹp trái đất xanh
Sống để yêu thương giữ đẹp trái đất xanh .

a) Lời bài hát thể hiện khát vọng gì của nhân dân Việt Nam cũng như toàn thể nhân loại trên thế giới?. Tại sao mỗi quốc gia dân tộc phải không ngừng đấu tranh để thực hiện khát vọng đó.

b) Học sinh có trách nhiệm gì trong việc thực hiện khát vọng mà nhạc sĩ Trần Ngọc muốn thể hiện qua bài hát trên?

Câu 3 ( 2 điểm): Đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi

Bạn A xác định mục tiêu công việc cần thực hiện trong Học kì I là: cải thiện kết quả học tập từ loại khá lên loại giỏi; tự học thêm một môn ngoại ngữ yêu thích; học võ cổ truyền; tham gia câu lạc bộ thể dục thể thao. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, bạn A cảm thấy mệt mỏi và muốn bỏ cuộc.

a) Em hãy nhận xét cách thực hiện công việc của các nhân vật trong trường hợp trên.

b) Em hãy gợi ý cho các nhân vật cách sử dụng thời gian hợp lí, tối ưu.

Đáp án đề thi học kì 1 GDCD 9

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu12345678910
Đáp ánAAADBABABA
Câu1112
Đáp ánAB

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

a) Hành vi của M thể hiện sự thiếu khách quan, vì: M biết ý kiến của T sai, nhưng M không dũng cảm phản ánh cái sai đó, không dám đưa ra ý kiến của bản thân mà lại dựa theo số đông.

b) Đây là biểu hiện của thiếu công bằng. Vì: trong gia đình G đã có sự phân biệt đối xử dựa trên cơ sở giới tính (cụ thể: công việc nội trở chỉ dành cho nữ giới).

c) Hành vi của K là thiếu khách quan và công bằng, vì: K đã đánh giá không đúng sản phẩm của các nhóm, cụ thể: những tập san có chất lượng kém vẫn bằng điểm so với các tập san có chất lượng tốt.

d) Giám đốc chưa công bằng vì Giám đốc công ty không đánh giá đúng thái độ và hiệu quả làm việc của các nhân viên.

e) Anh K chưa khách quan vì anh K viết báo nhưng không dựa trên những gì thực tế đã diễn ra mà lại dựa trên sự quan sát và suy luận của bản thân.

3,0 điểm

Câu 2

(3,0 điểm)

- Lời bài hát Em như chim câu trắng của nhạc sĩ Trần Ngọc thể hiện khát vọng của nhân dân Việt Nam và nhân dân toàn thể giới về một cuộc sống hòa bình không có chiến tranh để mọi người đều được sống trong một môi trường tốt đẹp được phát triển toàn diện

- Mỗi quốc gia phải không ngừng đấu tranh để thực hiện khát vọng hòa bình vì: Hoà bình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc và bình yên cho mỗi người, mỗi gia đình và xã hội; Bảo vệ hoà bình để ngăn chặn chiến tranh, nhằm phát triển kinh tế – xã hội; thúc đẩy và xây dựng các mối quan hệ bình đẳng, hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc.

- Trách nhiệm của học sinh: Học sinh cần học điều hay, lẽ phải; học cách sống hài hoà, văn minh; biết giải quyết các mâu thuẫn bằng hoà giải; chủ động can ngăn các bất đồng; hưởng ứng các phong trào về hoà bình mà trường, lớp tổ chức; biết tôn trọng và không

phân biệt kì thị văn hoá, dân tộc, sắc tộc; lên án chiến tranh phi nghĩa.

3,0 điểm

Câu 3

(1,0 điểm)

- Nhận xét

Bạn A chưa biết cách quản lí thời gian hiệu quả vì cùng lúc thực hiện quá nhiều mục tiêu. Do vậy, các mục tiêu đều không hoàn thành. Bạn A nên:

- Gợi ý cách sử dụng thời gian hợp lý:

+ Xác định công việc nào thật sự quan trọng, cần thiết để thực hiện.

+ Xác định thứ tự các công việc cần ưu tiên.

+ Xác định kế hoạch để thực hiện từng công việc.

+ Quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đề ra.

+ Điều chỉnh kế hoạch trong trường hợp cần thiết.

1,0 điểm

Ma trận đề thi học kì 1 GDCD 9

TT

Nội dung
kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

Tổng
điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Bài 1: Sống có lí tưởng

1 câu

1 câu

0,25

2

Bài 2: Khoan dung

1 câu

1 câu

0,25

3

Bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

2 câu

2 câu

0.5

4

Bài 4: Khách quan và công bằng

3 câu

1 câu

3 câu

1 câu

2,75

5

Bài 5: Bảo vệ hoà bình

2 câu

1 câu

1 câu

3 câu

1 câu

3,75

6

Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả

1 câu

1 câu

1 câu

2 câu

1 câu

2,5

Tổng

10 câu

2 câu

1 câu

1 câu

1 câu

12 câu

3 câu

10 điểm

Tỉ lệ %

25

25

30

20

30

70

Tỉ lệ chung

50%

50%

100%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I

TT

Nội dung

Mức độ đánh giá

Các mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

1. Sống có lý tưởng

Nhận biết:

- Nêu được khái niệm sống có lí tưởng.

- Nêu được lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam.

Thông hiểu:

Giải thích được ý nghĩa của việc sống có lí tưởng.

Vận dụng:

Xác định được lí tưởng sống của bản thân.

Vận dụng cao:

Học tập, rèn luyện theo lí tưởng đã xác định của bản thân.

1 câu

2

2. Khoan dung

Nhận biết:

- Nêu được khái niệm khoan dung.

- Liệt kê được các biểu hiện của khoan dung.

Thông hiểu:

Giải thích được giá trị của khoan dung.

Vận dụng:

- Phê phán các biểu hiện thiếu khoan dung.

- Xác định được những việc làm thể hiện sự khoan dung trong những tình huống cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.

Vận dụng cao:

Lựa chọn được cách thể hiện khoan dung trong những tình huống cụ thể, phù hợp với lứa tuổi và thực hiện theo cách đã chọn.

1 câu

3

3. Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

Nhận biết:

- Nêu được thế nào là hoạt động cộng đồng.

- Liệt kê được một số hoạt động cộng đồng.

- Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng.

Thông hiểu:

Giải thích được sự cần thiết phải tham gia các hoạt động cộng đồng.

Vận dụng:

- Phê phán biểu hiện thờ ơ, thiếu trách nhiệm với các hoạt động cộng đồng.

- Xác định được những hoạt động chung của cộng đồng mà học sinh có thể tham gia.

Vận dụng cao:

Lựa chọn được những việc làm phù hợp với lứa tuổi để tham gia tích cực, tự giác các hoạt động chung của cộng đồng và thực hiện những việc làm đã chọn.

2 câu

4

4. Khách quan và công bằng

Nhận biết:

Nêu được những biểu hiện khách quan, công bằng.

Thông hiểu:

- Giải thích được ý nghĩa của khách quan, công bằng.

- Giải thích được tác hại của thiếu khách quan, công bằng.

Vận dụng:

Phê phán những biểu hiện không khách quan, công bằng.

Vận dụng cao:

Thể hiện được thái độ khách quan, công bằng trong cuộc sống hằng ngày.

3 câu

1 câu

5

5. Bảo vệ hoà bình

Nhận biết:

- Nêu được thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình.

- Liệt kê được các biểu hiện của hòa bình.

Thông hiểu:

- Giải thích được vì sao phải bảo vệ hòa bình.

- Phân tích được những biện pháp để thúc đẩy và bảo vệ hòa bình.

Vận dụng:

- Phê phán xung đột sắc tộc và chiến tranh phi nghĩa.

- Xác định được những hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với lứa tuổi.

Vận dụng cao:

Tham gia những hoạt động phù hợp để bảo vệ hòa bình.

2 câu

1 câu

1 câu

6

6. Quản lý thời gian hiệu quả

Nhận biết:

Nêu được thế nào là quản lý thời gian hiệu quả.

Thông hiểu:

- Giải thích được sự cần thiết phải quản lí thời gian hiệu quả.

- Mô tả được cách quản lí thời gian hiệu quả.

Vận dụng

Thực hiện được kĩ năng quản lí thời gian hiệu quả.

Vận dụng cao:

Xây dựng được kế hoạch quản lý thời gian của bản thân một cách phù hợp

1 câu

1 câu

1 câu

Tổng

10 câu

3 câu

1 câu

1 câu

................

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 GDCD lớp 9 năm 2024

Chia sẻ bởi: 👨 Thảo Nhi
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm