Bộ đề thi học kì 1 lớp 9 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều 11 Đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 9 (Có đáp án + Ma trận)
Bộ đề thi học kì 1 lớp 9 Cánh diều năm 2024 - 2025 là tài liệu vô cùng hữu ích, gồm đề thi kèm theo đáp án và bảng ma trận của các môn Toán, Ngữ văn, Tin học, Lịch sử - Địa lí, Công nghệ, Mĩ thuật, GDCD.
Đề thi học kì 1 lớp 9 Cánh diều được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô, các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 9 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết TOP 11 đề kiểm tra học kì 1 lớp 9 Cánh diều, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Bộ đề thi học kì 1 lớp 9 Cánh diều năm 2024 - 2025
- 1. Đề thi học kì 1 Toán 9 Cánh diều
- 2. Đề thi học kì 1 Ngữ Văn 9
- 3. Đề thi học kì 1 môn Mĩ thuật 9
- 4. Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 9
1. Đề thi học kì 1 Toán 9 Cánh diều
..........
2. Đề thi học kì 1 Ngữ Văn 9
Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 9
PHÒNG GD&ĐT........... TRƯỜNG THCS...................... | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM 2024 - 2025 MÔN NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút |
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Hội chứng vô cảm hay nói cách khác là căn bệnh trơ cảm xúc trước niềm vui, nhất là nỗi đau của người khác, vốn là một mặt trong hai phương diện cấu trúc bản chất Con – Người của mỗi sinh thể người. Tính “con” và tính “người” luôn luôn hình thành, phát triển ở mỗi con người từ khi lọt lòng mẹ cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Cái thiện và cái ác luôn luôn song hành theo từng bước đi, qua từng cử chỉ, hành vi của mỗi con người trong mối quan hệ với cộng đồng, với cha mẹ, anh chị em, bạn bè, bà con làng xóm, đồng bào, đồng loại. Trong cuộc hành trình lâu dài, gian khổ của một đời người, cái mất và cái được không phải đã được nhận ra một cách dễ dàng. Mất một đồng xu, một miếng ăn, mất một phần cơ thể, mất một vật sở hữu, con người nhận biết ngay. Nhưng có những cái mất, cái được nhiều khi lại không dễ gì cảm nhận được ngay. Nhường bước cho một cụ già cao tuổi, nhường chỗ cho bà mẹ có con nhỏ trên tàu xe chật chội, biếu một vài đồng cho người hành khất… có mất có được nhưng không phải ai cũng đã nhận ra cái gì mình đã thu được; có khi là sự thăng hoa trong tâm hồn từ thiện và nhân ái. Nói như một nhà văn lớn, người ta chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần. Tôi muốn đặt vấn đề là cùng với sự báo động những hiểm họa trông thấy, cần báo động cả hiểm họa không trông thấy hay khó trông thấy. Hiện nay đã có quá nhiều dấu hiệu và sự kiện trầm trọng của hiểm họa vô cảm trong xã hội ta, nhất là trong tuổi trẻ. Bạo lực đã xuất hiện dữ dằn những tháng ngày gần đây báo hiệu nguồn gốc sâu xa ở sự xuống cấp nghiêm trọng về nhân văn, về bệnh vô cảm.
(Trích Nguồn gốc sâu xa của hiểm họa,
Bài tập Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, trang 36 – 37)
Câu 1. (1 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. (1 điểm) Theo tác giả, nguồn gốc sâu xa của nạn bạo lực xuất hiện gần đây là gì?
Câu 3. (1 điểm) Tác giả đã thể hiện thái độ gì khi bàn về hiểm họa vô cảm trong xã hội hiện nay?
Câu 4. (1 điểm) Anh (chị) suy nghĩ như thế nào khi có những người chỉ lo túi tiền rỗng đi lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần?
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến được nêu ở phần Đọc hiểu: Bệnh vô cảm.
Câu 2: (4,0 điểm)
Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh mà em biết
Đáp án đề thi học kì 1 Ngữ văn 9
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Câu 1. – Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là nghị luận.
Câu 2. – Theo tác giả, nguồn gốc sâu xa của nạn bạo lực xuất hiện gần đây là do bệnh vô cảm, do sự xuống cấp nghiêm trọng về ý thức nhân văn.
Câu 3. – Thái độ của tác giả khi bàn về hiểm họa vô cảm: lo ngại, trăn trở…
Câu 4. Thể hiện được suy nghĩ chân thành, sâu sắc trước hiện tượng: có những người chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần. Dưới đây là một gợi ý:
– Vấn đề được đưa ra ở câu nói là thực trạng kinh tế ngày càng phát triển đi lên nhưng nhân cách con người ngày càng xuống thấp.
– Đó là việc con người chỉ lo vun vén những lợi lộc, ích lợi cho bản thân (đặc biệt là về mặt kinh tế) mà quên đi việc rèn luyện, bồi đắp nhân cách bản thân mình.
– Đó là điều xã hội cần phải thay đổi.
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
HS tham khảo nội dung dưới đây để viết đoạn văn:
1. Mở đoạn
– Từ khi trên quả đất này có sự sống, thì Thượng đế đã sinh ra vạn loài, trong đó có loài người. Một điều đặc biệt thay là tạo hóa đã ban tặng cho loài người chúng ta một thứ quý báu đó chính là tình cảm.
– Xã hội ngày càng phát triển, dường như con người càng ngày càng vô tình, thờ ơ với mọi sự xung quanh. Đó chính là căn bệnh nan y đang hoành hành rộng lớn không những chỉ dừng lại ở một cá nhân mà đang len lỏi vào mọi tầng lớp xã hội – bệnh vô cảm.
2. Thân đoạn
a. Giải thích
– Vô cảm là không có cảm xúc, xúc động, sống ích kỉ, lạnh lùng, thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình. Thấy cảnh tượng bi thương lại thờ ơ, không động lòng chua xót, không rung động…
– Nhìn thấy cái xấu, cái ác mà không thấy bất bình, không căm tức, không phẫn nộ. Nhìn thấy cái đẹp mà không ngưỡng mộ, không say mê, không thích thú.
– Người bị bệnh vô cảm càng lúc càng khép chặt cánh cửa trái tim mình lại, không còn biết hưởng thụ cái đẹp mà chỉ nghĩ đến tiền, đến công việc.
b. Biểu hiện của bệnh vô cảm
– Bệnh vô cảm được biểu hiện dưới nhiều hình thức đa dạng. Với những người thuộc vị trí khác nhau lại có những biểu hiện khác nhau:
+ Đối với những người có trọng trách trước cộng đồng: không quan tâm đến công việc của người dân; Một số người có quyền lực lại dựa vào quyền lực để ức hiếp nhân dân…
+ Đối với mỗi cá nhân: không sẵn lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn trong khi mình có đủ điều kiện để giúp đỡ; có thái độ rẻ rúng, coi khinh những mảnh đời bất hạnh…
c. Chỉ ra nguyên nhân của bệnh vô cảm
– Con người chạy theo đồng tiền, chạy theo vật chất mà quên đi giá trị của đời sống tinh thần. Coi đồng tiền cao hơn giá trị con người.
– Một phần nữa cũng là do xã hội hiện đại quá bận rộn và đòi hỏi con người phải làm việc, làm việc và làm việc mà bỏ quên thời gian để trao nhau hơi ấm của tình thương, để ươm mầm cảm xúc.
d. Tác hại của bệnh vô cảm
– Bệnh vô cảm có những tác hại ghê gớm. Với từng vị trí, nghề nghiệp khác nhau trong xã hội, người mắc “bệnh vô cảm” sẽ gây ra hậu quả khác nhau.
– Nó là một căn bệnh lâm sàng mà trong đó, não của người bệnh vẫn hoạt động nhưng trái tim lại hoàn toàn băng giá. Người ta đã vô cảm thì làm sao có thể thấu hiểu được nỗi đau, tình cảm của người khác, người ta chỉ nghĩ đến mình và lợi ích của riêng mình mà thôi.
– Vô cảm là con đường trực tiếp dẫn đến những cái xấu, cái ác. Nó biến con người thành kẻ vô trách nhiệm, vô lương tâm và vô văn hóa, thậm chí là kẻ tội đồ. Bệnh vô cảm làm cho cái xấu, cái ác có mảnh đất mầu mỡ để sinh sôi nẩy nở như “cỏ mọc hoang” và đang đầu độc, chế ngự cuộc sống tốt đẹp của con người trong xã hội mới của chúng ta hôm nay.
– Người mắc “bệnh vô cảm” không được mọi người tin yêu, kính trọng.
e. Làm thế nào để chữa bệnh vô cảm?
– Mỗi cá nhân phải là một thành viên có trách nhiệm đối với những vấn đề chung của cộng đồng.
– Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn cao như phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào thanh niên lập nghiệp…
– Xã hội cần lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm, coi đó như là một cuộc chiến đấu để loại bỏ căn bệnh này ra khỏi xã hội ta.
3. Kết đoạn
– Vô cảm là căn bệnh nguy hiểm, chúng ta cần tìm phương thuốc “đặc trị”. Cần phê phán những người mắc “bệnh vô cảm”.
– Bản thân cần sống hòa đồng, biết đồng cảm, sẻ chia với những người bất hạnh. Ví dụ: ủng hộ đồng bào vùng bị thiên tai, những người là nạn nhân của chất độc màu da cam, những trẻ mồ côi, người già… không nơi nương tựa.
Câu 2 (4.0 điểm)
a) Mở bài: Giới thiệu về danh lam thắng cảnh của Việt Nam mà em muốn thuyết minh, giới thiệu.
- Danh lam thắng cảnh đó tên là gì? Thuộc địa phận tỉnh thành nào của nước ta?
- Danh lam thắng cảnh đó có được nhiều người biết đến không? Đã từng đạt được giải thưởng hoặc danh hiệu nào?
b) Thân bài:
- Có những cách nào để di chuyển đến danh lam thắng cảnh đó? Bản thân em đã sử dụng cách di chuyển nào? Nêu cảm nhận của em.
- Danh lam thắng cảnh đó có những gì đặc sắc:
- Về thời tiết, khí hậu, bầu không khí
- Về cảnh quan như cây cối, núi đồi, sông biển, nhà cửa, kiến trúc…
- Về các hoạt động diễn ra ở đó như lễ hội, ẩm thực, buôn bán…
(Chú ý kết hợp thêm các phương thức biểu đạt khác như miêu tả, biểu cảm khi thuyết minh)
- Kể một số trải nghiệm thú vị của bản thân tại danh lam thắng cảnh đó
- Một số lưu ý quan trọng khi đến tham quan danh lam thắng cảnh đó, như:
- thời gian nên đi trong năm (do các vấn đề về thời tiết, sự kiện lễ hội)
- trang phục, giày dép (phù hợp với địa hình, hoạt động hoặc quy định…)
c) Kết bài:
- Cảm nghĩ, suy nghĩ của em về danh làm thắng cảnh vừa thuyết minh
- Mong muốn về sự gìn giữ, phát triển của danh lam thắng cảnh đó trong tương lai
3. Đề thi học kì 1 môn Mĩ thuật 9
PHÒNG GD & ĐT ……. TRƯỜNG THCS …….. | KIỂM TRA CUỐI KỲ HỌC I |
a. Nội dung:
Vận dụng sáng tạo kiến thức bài 7: Thiết kế khẩu hiệu, biểu ngữ. Em hãy thiết kế một khẩu hiệu và biểu ngữ nội dung về bảo vệ môi trường.
b. Yêu cầu:
- Hình thức: Tạo hình 2D, 3D.
- Chất liệu: Tuỳ chọn (giấy bìa, giấy màu, màu oát…)
- Kích thước: Khổ A2.
Tiêu chí đánh giá đề kiểm tra cuối học kì I Mĩ thuật 9
Phiếu ĐG nội dung KT và hướng dẫn xếp loại theo mức độ ĐG |
1. Thể hiện được đúng nội dung chủ đề về bảo vệ môi trường. 2. Lựa chọn được chất liệu/vật liệu phù hợp với hình thức thực hành, vẽ, xé, dán hoặc kết hợp) trên sản phẩm thiết kế. 3. Thể hiện được một số yếu tố tạo hình, chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, không gian…trên khẩu hiệu. 4. Giới thiệu, chia sẻ được ý nghĩa của sản phẩm. 5. Liên hệ được việc sử dụng khẩu hiệu vào thực tiễn tại trường học hoặc tại nơi sinh sống. |
Xếp loại: - Đạt: HS đạt được ít nhất 4 tiêu chí (1, 2, 3, 4) hoặc cả 5 tiêu chí. - Chưa đạt: HS chỉ đạt được 3 trong 5 tiêu chí. |
Bản đặc tả đề kiểm tra Mĩ thuật 9 Cánh diều học kì 1
Mạch nội dung | Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá |
Mĩ thuật ứng dụng | Yếu tố và nguyên lí tạo hình Lựa chọn, kết hợp: Yếu tố tạo hình - Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, không gian. Nguyên lí tạo hình - Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, hài hoà. Thể loại Lựa chọn, kết hợp: – Thiết kế công nghiệp – Thiết kế đồ họa - Thiết kế thời trang - Hoạt động thực hành và thảo luận Thực hành - Thực hành sáng tạo sản phẩm thiết kế 2D. - Thực hành sáng tạo sản phẩm thiết kế 3D. Thảo luận - Sản phẩm thực hành của học sinh. Định hướng chủ đề Lựa chọn, kết hợp: - Văn hoá, xã hội. - Mĩ thuật ứng dụng. | Nhận biết - Nêu được giải pháp, phác thảo phương án cho thiết kế sản phẩm. Thông hiểu: - Hiểu được vai trò của “nhận diện hình ảnh thương hiệu” trong sản phẩm, tác phẩm thiết kế. - Phân loại được sản phẩm thiết kế đồ hoạ, thiết kế thời trang, thiết kế công nghiệp. Vận dụng: - Vận dụng được nguyên lí của sự sắp xếp (hay còn gọi là bố cục) trong thiết kế. - Lựa chọn được chi tiết có tỉ lệ phù hợp với kích thước sản phẩm. - Xác định, giải thích được địa điểm, không gian có thể phù hợp cho việc trưng bày sản phẩm, tác phẩm. - Cập nhật được xu hướng thẩm mĩ của thời đại và hình thành ý tưởng thiết kế. - Sử dụng được thông điệp hình ảnh để giới thiệu, truyền thông sản phẩm, tác phẩm. Vận dụng cao: - Tạo được sự hài hoà giữa hình và nền trên sản phẩm thiết kế. - Nhận định, phân tích được sự hài hoà giữa sản phẩm, tác phẩm và môi trường xung quanh. - Biết ứng dụng khoa học công nghệ vào thiết kế sản phẩm. |
4. Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 9
Đề thi cuối kì 1 Lịch sử - Địa lí 9
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2.0 điểm).
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất
Câu 1. Đâu không phải là một trong những thành tựu đạt được về xã hội, văn hóa, giáo dục của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925 – 1941)?
A. Tầng lớp bóc lột ở nông thôn bị xóa bỏ.
B. Thực hiện tính dân chủ trong quá trình tập thể hóa nông nghiệp.
C Xóa được nạn mù chữ, giáo dục phổ thông, bậc cao phát triển.
D. Đời sống nhân dân được cải thiện.
Câu 2. Nguyên nhân nào dẫn đến sự bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Chính sách dung dưỡng, thỏa hiệp với Liên Xô .
B. Sự hình thành các lò lửa chiến tranh của chủ nghĩa phát xít.
C. Mâu thuẫn giữa các nước về thị trường và thuộc địa tiếp tục nảy sinh.
D. Các nước Anh, Pháp, Mỹ bao vây, tiêu diệt Liên Xô.
Câu 3. Nguyễn Ái Quốc đọc bản “ Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa “ của Lê Nin vào thời gian:
A. 6-1919
B. 7-1920
C. 9-1921
D. 10-1922
Câu 4. “Chiến tranh lạnh” đã để lại hậu quả nào lớn nhất tác động đến lịch sử nhân loại:
A. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, đứng trước nguy cơ bùng nổ các cuộc chiến tranh thế giới mới.
B. Các nước đế quốc chi phí có một khoản tiền khổng lồ để chạy đua vũ trang
C. Vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng hơn
D. Đưa nguy cơ hủy diệt toàn cầu đến gần kề
Câu 5: Thành tựu quan trọng nhất về kinh tế Liên Xô đạt được từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX là gì?
A. Tiến hành xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ.
B. Phân chia ruộng đất cho nhân dân.
C. Trở thành cường quốc công công nghiệp đứng thứ hai châu Âu.
D. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới.
Câu 6. Chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Đề ra “chiến lược toàn cầu.”nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa …
B. Cấm Đảng Cộng sản Mĩ hoạt động.
C. Chống lại phong trào đình công của công nhân.
D. Loại bỏ những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy Nhà nước.
Câu 7. Ngày 8-8-1867, 5 quốc gia tham gia sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là
A. Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và Xin-ga-po.
B. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và Thái Lan.
C. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Đông Timo.
D. . In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan
Câu 8: Sự kiện nào sau đây đã mở đầu cuộc đấu tranh vũ trang chống lại chế độ độc tài thân Mỹ của nhân dân Cu-ba?
A. Tổ chức cách mạng mang tên “ Phong trào 26-7 ”.
B. Cuộc tấn công vào trại lính Môn-ca-đa của 135 thanh niên Cu-ba.
C. Phi-đen Cát-xtơ-rô cùng đồng đội mở cuộc đổ bộ lên tỉnh Ô-ri-rn-tê.
D. Lực lượng cách mạng Cu-ba tấn công, đánh chiếm Thủ đô La Ha-va-na.
II. TỰ LUẬN (3.0 điểm).
Câu 1 ( 1.5 điểm). Bằng kiến thức lịch sử đã được học, em hãy:
a. Nêu nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945?
b. Đánh giá vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Câu 2 (1.5 điểm). Hãy giới thiệu những nét chính về Nhật Bản từ 1945 đến 1991?
B, PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:
Câu 1: Các dân tộc dân tộc Gia-rai, Ê-đê, Ba na, sinh sống chủ yếu ở
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. các đồng bằng ven biển phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 2: Cây lạc được trồng nhiều nhất ở vùng nào sau đây?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
B. Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
C. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ.
Câu 3: Chăn nuôi lợn tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 4. Điện mặt trời được phát triển chủ yếu ở
A. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
B. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ
C. Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
D. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ
Câu 5. Năm 2021, diện tích của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chiếm bao nhiêu % diện tích cả nước?
A. 27,8%
B. 27,9%
C. 28,7%
D. 29,7%
Câu 6. Khu vực Tây Bắc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm các tỉnh
A. Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình.
B. Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Sơn La.
C. Điện Biên, Lai Châu, Phú Thọ, Hoà Bình.
D. Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Phú Thọ.
Câu 7. Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có diện tích trồng ngô lớn nhất cả nước.
A. Đúng
B. Sai
Câu 8. Nhà máy thuỷ điện nào có công suất lớn nhất vùng Trung du miền núi Bắc Bộ?
B. Hoà Bình
B. Sơn La
C. Lai Châu
D. Tuyên Quang
II. Tự luận (3,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm): Phân tích vai trò của nhân tố vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đối với sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ ở nước ta.
Câu 2 (1,5 điểm):
a. Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, hãy phân tích vị thế của thủ đô Hà Nội.
b. Giải thích tại sao cần phát triển công nghiệp xanh. Cho ví dụ về mô hình công nghiệp xanh?
Đáp án đề thi học kì 1 Lịch sử - Địa lí 9
PHÂN MÔN LỊCH SỬ
I. TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm).
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | B | C | B | A | D | A | D | B |
II. TỰ LUẬN (3.0 điểm).
Câu | Nội dung |
Câu 1 (1.5 điểm) | a ,Nguyên nhân thắng lợi : ( 1 đ) - Nguyên nhân khách quan: Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xit, nhất là chiến thắng quân phiệt Nhật Bản đã cổ vũ tinh thần, củng cố niềm tin và tạo thời cơ để nhân dân ta đứng lên tổng khởi nghĩa. - Nguyên nhân chủ quan: + Truyền thống yêu nước, đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam. + Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh. + Quá trình chuẩn bị chu đáo cho Cách mạng tháng Tám trong suốt 15 năm + Sự đồng lòng của toàn dân; chỉ đạo linh hoạt của các cấp bộ Đảng, Việt Minh để chớp thời cơ giành chính quyền. |
b , Vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương: (0,5 đ) - Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương là một trong những nguyên nhân quyết định đến thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. - Vai trò quan trọng của Đảng Cộng sản Đông Dương đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám được thể hiện qua một số nội dung sau: + Giải quyết khéo léo mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ; + Có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt (đường lối đấu tranh; lực lượng chính trị; lực lượng vũ trang; căn cứ địa…) + Lãnh đạo nhân dân tập dượt đấu tranh (qua các phong trào cách mạng: 1930 - 1931; 1936-1939 và 1939-1945) + Đánh giá tình hình, xác định đúng thời cơ, chớp thời cơ phát động tổng khởi nghĩa; + Trực tiếp lãnh đạo cách mạng giành thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu. |
PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm): Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | B | A | D | C | C | A | A | B |
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu | Nội dung chính | Ðiểm |
1 (1,5 điểm) | Phân tích vai trò của nhân tố vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ ở nước ta. - Vị trí địa lí: Nước ta ở gần trung tâm Đông Nam Á, trong khu vực kinh tế phát triển năng động châu Á - Thái Bình Dương, tạo thuận lợi mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, xây dựng các tuyến du lịch, giao thông với khu vực và thế giới. - Điều kiện tự nhiên tạo tiền đề cho việc phát triển các ngành dịch vụ. + Khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho các hoạt động dịch vụ diễn ra quanh năm. Các khu vực đồi núi, bãi biển, cảnh quan đẹp thích hợp phát triển du lịch như: Sa Pa, Đà Lạt, Hạ Long,.. + Bờ biển có nhiều vũng vịnh thuận tiện xây dựng cảng, như Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hoà,… + Mạng lưới sông ngòi dày đặc có thể phát triển du lịch sông nước và giao thông đường sông. - Tuy nhiên, địa hình nhiều đồi núi, chia cắt mạnh; các thiên tai gây khó khăn cho hoạt động của các ngành dịch vụ. | 0,50,2 0,2 0,2 0,2 0,2 |
1 (1,5 điểm) | a. Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, hãy phân tích vị thế của thủ đô Hà Nội. - Thủ đô Hà Nội có vị thế đặc biệt quan trọng đối với vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước. Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, là trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, khoa học, giáo dục, giao dịch quốc tế,… - Năm 2021, tổng sản phẩm của Hà Nội chiếm khoảng 41% GRDP toàn vùng Đồng bằng sông Hồng và khoảng 12% GDP cả nước. Hà Nội thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và có trị giá xuất khẩu đứng hàng đầu cả nước. - Hà Nội có sức lan toả, thúc đẩy vùng Đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển. - Trong tương lai, Hà Nội phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực. b. Giải thích tại sao cần phát triển công nghiệp xanh. Cho ví dụ về mô hình công nghiệp xanh? - Ý nghĩa việc phát triển công nghiệp xanh: + Giảm thiểu chất thải công nghiệp + Tạo ra sản phẩm công nghiệp chất lượng cao + Tiết kiệm chi phí đầu vào, nhiên liệu, nguyên liệu và năng lượng trong sản xuất. - Ví dụ: Điện mặt trời, điện gió, điện rác, công nghiệp xử lí nước thải... Một số khu công nghiệp xanh đang được triển khai ở Bắc Giang,Vĩnh Phúc,... | 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 |
Ma trận đề thi học kì 1 Lịch sử - Địa lí 9
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ
TT |
Chương / Chủ đề
|
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức
| % Tổng điểm | |||||||
Nhận biết |
| Thông hiểu |
| Vận dụng |
| Vận dụng cao |
| ||||
| TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL |
| ||
1 | Chương I Thế giới từ năm 1918 đến năm 1945 | 1.Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945 | 1 TN | 2.5% | |||||||
2.Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) | 1TN | 2,5% | |||||||||
2 | Chương II Việt Nam từ 1918 đến 1945 | 3.Việt Nam từ 1918 đến 1930 | 1 TN | 2.5% | |||||||
4.Việt Nam từ 1930 đến 1945 | 1TL | 1/2TL | 15% | ||||||||
3 | Chương III Thế giới từ năm 1945 đến năm 1991 | 5.Chiến tranh lạnh (1947-1989)
| 1TN | 2,5% | |||||||
6.Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991 | 1TN | 2,5% | |||||||||
7.Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991
| 1TN | 2.5% | |||||||||
8.Châu Á từ năm 1945 đến năm 1991 | 1TN | 1TL | 1,75% | ||||||||
9.Mỹ La tinh từ năm 1945 đến năm 1991 | 1TN | 2,5% | |||||||||
Tổng số câu | 8TN |
| 2TL |
| 1/2TL |
|
|
|
| ||
Tổng điểm | 2 |
| 2,5 |
| 0,5 |
|
|
| 5 | ||
Tỉ lệ (%) | 20% |
| 25% |
| 5% |
|
|
| 50% |
BẢNG ĐẶC TẢ
TT | Nội dung kiến thức
| Đơn vị kiến thức | Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Thế giới từ năm 1918 đến năm 1945 | 1.Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945 | Nhận biết Trình bày được những thành tựu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921-1941).
| 1 TN |
|
|
|
2.Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) | Nhận biết – Trình bày được nguyên nhân và diễn biến chủ yếu của Chiến tranh thế giới thứ hai.
| 1TN |
|
|
| ||
2 | Việt Nam từ 1918 đến 1945 | 3.Việt Nam từ 1918 đến 1930 | Nhận biết – Nêu được những nét chính về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1918 – 1930. | 1 TN
|
|
|
|
4.Việt Nam từ 1930 đến 1945 | Thông hiểu. – Nêu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Vận dụng – Đánh giá được vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.
|
| 1TL | 1/2TL |
| ||
3 | Thế giới từ năm 1945 đến năm 1991 | 5.Chiến tranh lạnh (1947-1989)
| Nhận biết – Nêu được nguyên nhân, những biểu hiện và hậu quả của Chiến tranh lạnh. | 1TN
|
|
|
|
6.Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991 | Nhận biết . – Trình bày được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá của Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991.
| 1TN
|
|
|
| ||
7.Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991
| Nêu được những nét chính về chính trị, kinh tế của nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991 | 1TN |
|
|
| ||
8.Châu Á từ năm 1945 đến năm 1991 | Nhận biết Trình bày được cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và quá trình phát triển của các nước Đông Nam Á, sự hình thành và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Thông hiểu Giới thiệu được những nét chính về Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ từ năm 1945 đến năm 1991. | 1TN
| 1TL |
|
| ||
9.Mỹ La tinh từ năm 1945 đến năm 1991 | Nhận biết – Trình bày được một cách khái quát về cách mạng Cuba. | 1TN |
|
| |||
Tổng số câu/ loại câu | 8TN | 2TL | 1/2TL |
| |||
Tổng điểm | 2 | 2,5 | 0,5 | 5 | |||
Tỉ lệ % | 20% | 25% | 0,5% | 50% |
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
TT | Chương/ chủ đề | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||
Nhận biết | Thông hiểu
| Vận dụng
| Vận dụng cao | ||||
TNKQ | TL | TL | TL |
| |||
1 | ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM (2,5%)
| – Thành phần dân tộc – Gia tăng dân số ở các thời kì – Cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính – Phân bố dân cư – Các loại hình quần cư thành thị và nông thôn – Lao động và việc làm – Chất lượng cuộc sống | 1TN |
|
| 1 0,25 2,5% | |
2
| ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ NÔNG, LÂM, THUỶ SẢN (5,0%) | – Các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông, lâm, thuỷ sản – Sự phát triển và phân bố nông, lâm, thuỷ sản – Vấn đề phát triển nông nghiệp xanh | 2TN | 2c 0,5đ 5% | |||
CÔNG NGHIỆP (5 tiết = 16%)
| – Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp – Sự phát triển và phân bố của các ngành công nghiệp chủ yếu – Vấn đề phát triển công nghiệp xanh | 1TN | ½ TLb | 1,5c 0,75đ 7,5% | |||
4 | DỊCH VỤ (3 tiết= 10%) | – Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ – Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông – Thương mại, du lịch | 1TL | 1 1,5đ 15% | |||
5 | VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (3 tiết= 10%) | – Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ – Các đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên – Các đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của vùng – Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành kinh tế của vùng | 4TN |
| 2c 0.5đ 5%
| ||
6 | VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG ( 2 tiết = 6,5%) | – Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ – Các đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên – Các đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của vùng – Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành kinh tế của vùng – Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ |
| ½ TL a* | 1,5 c 1,25đ 12,5% | ||
Tổng | 8 câu | 1 câu | 1 /2 câu | 1 /2câu | 8 TN, 2 TL | ||
Điểm Tỉ lệ % | 2,0 20% | 1,5 15% | 1,0 10% | 0,5 5% | 5,0 50% |
.............
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 lớp 9