Bộ đề thi học kì 1 lớp 9 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo 9 Đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 9 (Có đáp án + Ma trận)
Bộ đề thi học kì 1 lớp 9 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 là tài liệu vô cùng hữu ích, gồm đề thi kèm theo đáp án và bảng ma trận của các môn Tiếng Anh, Toán, Ngữ văn, Tin học, Công nghệ, GDCD.
Đề thi học kì 1 lớp 9 Chân trời sáng tạo được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô, các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 9 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết TOP 9 đề kiểm tra học kì 1 lớp 9 Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Bộ đề thi học kì 1 lớp 9 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025
- 1. Đề thi học kì 1 Ngữ văn 9
- 2, Đề thi học kì 1 Toán 9
- 3. Đề thi học kì 1 môn GDCD 9
- 4. Đề thi học kì 1 môn Tin học 9
1. Đề thi học kì 1 Ngữ văn 9
Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 9
PHÒNG GD&ĐT........... TRƯỜNG THCS...................... | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM 2024 - 2025 MÔN NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút |
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện theo yêu cầu:
Tháng 8 – 2011, một cô sinh viên người Hàn Quốc đã viết thư cho báo Tuổi trẻ thể hiện sự “không hiểu nổi” về việc chẳng thấy những người đến căng tin của Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP. HCM) khi đó chịu xếp hàng. Ngay lập tức diễn đàn về văn hóa xếp hàng được mở ra, nhiều người thấy chuyện kì cục đó và đã có một vài nơi người ta biết xếp hàng. Nhưng hơn bốn năm sau, việc xếp hàng đang khiến nhiều người nghĩ rằng đó chỉ là trào lưu, qua từng đợt rồi đâu lại vào đó. Đến những nơi công cộng hiện nay, nỗi sợ hãi vô hình của nhiều người vẫn là cảnh chen lấn, giành chỗ.
Một nhà báo sống tại Pháp có thẻ VIP khi đi máy bay kể lại cảnh “ấn tượng” tại một số sân bay ở Việt Nam: “Mặc dù được ưu tiên không phải xếp hàng làm thủ tục nhưng cảnh chen lấn thiếu ý thức từ những vị khách VIP cũng luôn xảy ra. Có lần tôi làm thủ tục ở quầy, chỉ có vài khách đang đợi đến lượt. Vậy mà một ông từ đâu xộc tới chen vào trước chỗ tôi đứng với vẻ mặt tỉnh queo. Cô nhân viên phải nhắc nhở anh ta mới chịu lùi xuống xếp hàng. Nhưng thái độ thì không có gì là mắc cỡ. Có vẻ như đó là thói quen của vị khách VIP này…
Thậm chí có người còn cảm thấy băn khoăn với suy nghĩ tử tế chỉ có thiệt thòi, có người thì xem những chuyện không tử tế chẳng liên quan gì đến mình, chuyện thiếu tử tế lại nhiều hơn. Trong cuộc sống có những điều đơn giản nhất mà đôi khi ta lại quên đi. Hãy biết làm những chuyện tử tế nhỏ để gom góp lại những chuyện tử tế lớn.
(Theo http://nghiadungkarate.com.vn. Đâu rồi, chuyện tử tế? Nguyễn Nghĩa, báo Tuổi trẻ)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên.
Câu 2. Vấn đề xã hội nào được đề cập trong đoạn văn? Tác giả thể hiện thái độ gì khi bàn về vấn đề này.
Câu 3. Anh (chị) hãy đề xuất một vài biện pháp để nâng cao ý thức của mọi người trong vấn đề được tác giả đề cập đến trong đoạn trích.
Câu 4. Qua câu văn: Thậm chí có người còn cảm thấy băn khoăn với suy nghĩ tử tế chỉ có thiệt thòi, có người thì xem những chuyện không tử tế chẳng liên quan gì đến mình, chuyện thiếu tử tế lại nhiều hơn. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về điều đó.
II. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến: Tử tế là mạch sống tình người đừng làm nó chết.
Câu 2 (4.0 điểm): Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/chị về vai trò của tình yêu thương trong cuộc sống.
Đáp án đề thi học kì 1 Ngữ văn 9
I. ĐỌC HIỂU (4 Điểm)
Câu 1. – Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên là phong cách ngôn ngữ báo chí.
Câu 2. – Vấn đề xã hội được đề cập trong đoạn văn: chuyện xếp hàng ở những nơi công cộng.
– Tác giả thể hiện thái độ khi bàn về vấn đề này:
+ Khó chịu khi thấy mọi người (có cả những khách được trao thẻ VIP) cũng không có thói quen này.
+ Sợ hãi mỗi khi phải đến những nơi công cộng và phải chứng kiến thói quen không chịu xếp hàng mà chen lấn, xô đẩy, giành chỗ của một số người.
Câu 3. Anh (chị) hãy đề xuất một vài biện pháp để nâng cao ý thức của mọi người trong vấn đề được tác giả đề cập đến trong đoạn văn.
– Áp dụng cách mà nhiều nơi (như bệnh viện) đã từng làm: lấy số thứ tự và ngồi chờ đến lượt.
– Nâng cao ý thức bằng cách tuyên truyền, nêu gương điển hình ở mọi nơi, mọi lúc.
Câu 4. Thí sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản khi viết đoạn văn. Dưới đây là một số gợi ý:
– Đồng tình vì:
+ Khi những chuyện chen lấn, giành chỗ diễn ra ở hầu khắp những nơi công cộng, mỗi ngày đi ra đường, chúng ta đều phải chứng kiến những hiện tượng như vậy, thì việc kiên nhẫn đứng xếp hàng sẽ khiến chúng ta trở nên ngớ ngẩn, lạc loài, và sẽ không bao giờ đạt được thành công, sẽ không làm được việc.
+ Đứng giữa đám đông hỗn loạn, chen lấn xô đẩy, chúng ta không còn cách nào khác là phải chen chân, giành giật. Đó là sự lựa chọn duy nhất.
– Phản đối vì:
+ Nếu ai cũng chen lấn xô đẩy và giành giật thì sẽ tạo ra cảnh hỗn loạn, mất trật tự an ninh, thậm chí xảy ra mâu thuẫn, xô xát.
+ Xếp hàng cũng là một cách để mang lại sự công bằng: ai đến trước được trước.
+ Nếu mình là người đã từng có hành vi đẹp, có văn hóa thì hãy làm thường xuyên, liên tục và nhắc nhở mọi người cùng làm theo để xã hội ngày càng văn minh hơn.
– Đề xuất ý kiến đúng đắn: Cần nâng cao văn hóa xếp hàng nơi công cộng để cuộc sống tốt đẹp hơn.
II. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
HS tham khảo nội dung dưới đây để viết đoạn văn:
1. Mở đoạn
– Tạo hóa cho mỗi người một cái mồm để nói điều mình nghĩ, chứ không phải để nói điều “người khác” nghĩ. Nếu chúng ta mãi nói dối, tôn vinh những giá trị ảo và không thật thì chúng ta góp phần vào duy trì những điều dối trá và tệ hại trong xã hội. Để cuối đời khi gần đất xa trời mới thấy hận vì mình không dám sống thật là mình. Như vậy, hơn lúc nào như lúc này, hãy khởi đầu việc sống tử tế bằng cách nói những điều thật lòng.
– Dẫn ý kiến: Tử tế là mạch sống tình người, đừng làm nó chết.
2. Giải thích
– Sống tử tế là sống tốt với chung quanh, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ mọi người, không chỉ biết đến cá nhân mình. Sống tử tế từ những cái nhỏ nhặt, bình thường nhưng có khả năng góp phần tạo nên lối sống đẹp.
– Tử tế là mạch sống tình người, đừng làm nó chết là thể hiện qua những việc làm tử tế, không loại trừ những việc tưởng như nhỏ nhặt nhất, nhiều việc tử tế nhỏ góp lại thành việc tử tế lớn, làm phục hồi những giá trị đạo đức chân chính, hướng tới xây dựng một cộng dồng xã hội tốt đẹp.
3. Phân tích và chứng minh
– Sống tử tế là cách sống vừa nhạy cảm, vừa năng động, vừa thích dấn thân:
+ Nhạy cảm với những bất công, cảm thông với những nỗi đau, năng động với các việc nghĩa, dấn thân vào các công việc đáng làm. Tất cả chỉ vì một tấm lòng: không thể thờ ơ, bàng quan, lãnh cảm, an phận thủ thường, hay vô tích sự.
+ Nhờ phẩm chất này, người tử tế luôn năng động, tìm kiếm các việc nghĩa để góp phần xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
– Sống tử tế sẽ không để cuộc sống của mình trôi qua một cách uổng phí và tiếc nuối:
+ Với lòng nhiệt huyết, việc nặng thành nhẹ, việc lớn thành nhỏ, việc khó thành bình thường. Nhiệt huyết vì việc nghĩa là sức sống bùng cháy, mãnh liệt như mặt trời không ngừng sự chiếu soi.
+ Với nhiệt huyết, ta mở ra cho mình các cánh cửa cơ hội của việc tốt, việc nghĩa, việc có giá trị. Nhờ đó, cuộc sống này tăng thêm gia vị tình người.
– Người tử tế nào cũng có đức tính cao thượng, bao dung, độ lượng:
+ Người cao thượng, không trói tâm mình vào danh vọng, lợi dưỡng, phục vụ cho cái tôi và phe nhóm mình.
+ Nói theo đức Phật, người tử tế với tâm cao thượng là người vì phúc lợi, vì an lạc, vì lợi ích cho số đông. Với phẩm chất cao thượng, người tử tế sống rất dung dị, gần gũi với cuộc sống, không ngừng nỗ lực phụng sự và đóng góp.
– Sống tử tế còn bao hàm nhiều phẩm chất cao quý khác như chính trực, can đảm, hy sinh, tận tụy… Lòng tử tế như một quặng mỏ, biết khai thác sử dụng sẽ làm cho nó trở nên có giá trị hơn.
4. Đánh giá và mở rộng
– Sống tử tế là rất cần thiết đối với cuộc sống mỗi người. Trở thành một người rộng lượng và đối xử tử tế với người khác không dễ dàng nhưng không phải là bất khả thi. Nếu quyết tâm đủ lớn và kiên trì thay đổi bản thân, bạn sẽ thấy mọi người đối xử với mình khác hẳn ngày xưa.
– Ai cũng có cơ hội làm được những việc tử tế nếu thường xuyên nghĩ đến nó, đến môi trường sống chung quanh chúng ta... Và luôn tâm niệm trong mình rằng: phải biết đồng cảm với người khác. Hãy hiểu rằng tất cả mọi người ai cũng đều có những khó khăn vất vả mà họ đang phải tranh đấu. Học cách chấp nhận. Hãy ngăn những phán xét tiêu cực, luôn tạo nên bầu không khí thoải mái cho người khác và cho phép họ được trở nên khác biệt.
– Hãy biết yêu thương. Tình yêu thương sẽ giúp bạn cảm thấy đồng cảm với người khác hơn và khiến cho cuộc sống bạn luôn đầy ắp sự ấm áp và ngập tràn tình yêu. Những gì xuất phát từ trái tim sẽ đi đến trái tim. Nuôi dưỡng lòng vị tha. Sự tha thứ sẽ giúp bạn thanh thản hơn khi biết bỏ qua những lỗi lầm của người khác.
– Cần phê phán một thực tế: trong xã hội vẫn còn biết bao những việc không tử tế.
5. Bài học nhận thức và hành động
– Sống tử tế là một ý thức sống cao đẹp thể hiện nét đẹp truyền thống văn hóa từ ngàn đời của dân tộc ta. Tất cả chúng ta không ít thì nhiều đều được hưởng sự tử tế hay ân huệ của cuộc đời. Phải chăng đây là lúc ta cần phải quan tâm hơn nữa đến biểu hiện thiết thực của sống tử tế?
– Hãy tập làm người tử tế trong im lặng. Đừng đi quanh và nói với thế giới rằng: Tôi đang cố làm người tử tế, bạn có cảm nhận được không? Bởi mục đích của bạn là lan tỏa sự thanh thản trong tâm hồn mình đến người khác chứ không phải khoe khoang những việc tốt bạn đang làm và chờ người khác nhớ ơn.
– Tử tế là mạch sống tình người, đừng làm nó chết. Câu nói đầy triết lí. Sự tử tế mang con người đến gần với nhau hơn, đó là phẩm chất cao quý của con người. Vì vậy, bạn hãy lan tỏa thiện tâm của mình để góp phần xây dựng cuộc sống muôn phần giá trị hơn.
– Hãy trở thành người tử tế để không phải sống cuộc đời trong vô cảm, vô tình, vô tâm, vô ơn, vô nghĩa. Tử tế là mạch sống tình người, đừng làm nó chết đi. Hãy hít thở sự tử tế. Hãy tiêu hóa sự tử tế. Hãy sống với sự tử tế.
Câu 2 (4 Điểm)
I. Mở bài
Giới thiệu về tình yêu thương, ý nghĩa của nó trong cuộc sống con người
II. Thân bài
1. Giải thích
- Tình yêu là hạnh phúc của mỗi con người.
- Tình yêu lớn lên nhờ cho đi, đó là tình yêu thương duy nhất mà ta giữ lại được.
- Một khi biết yêu thương ta cảm thấy mình trở nên xinh đẹp nhất.
2. Biểu hiện
- Tình yêu thương được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày.
- Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái.
- Tình yêu thương của thầy cô dành cho học trò
– Những cử chỉ, hành động nhỏ:
- Sự giúp đỡ, san sẻ của những người xa lạ trong lúc khó khăn
- Sự quan tâm giúp đỡ giữa bạn bè
– Các dẫn chứng của tình yêu thương như:
- Trong văn học thì có tình yêu của Thị Nở với Chí Phèo, tình yêu thương của bà cụ tứ dành cho Thị trong Vợ Nhặt, tình yêu thương trong chiếc lá cuối cùng.
- Trong thực tế: Sự giúp đỡ, ủng hộ đồng bào miền Trung chống lũ, tình yêu thương biết ơn những cống hiến của các y bác sỹ chống dịch Covid 19.
– Ý nghĩa của tình yêu thương:
- Giúp ta thấy vui vẻ, hạnh phúc, lạc quan, yêu đời, biết sống có ý nghĩa
- Kết nối mọi người, tạo mối quan hệ gắn bó, thân thiết giữa người với người.
- Là động lực , ý chí, sức mạnh vượt qua khó khăn thử thách
- Được mọi người yêu mến, quý trọng, thành công trong cuộc sống.
- Nuôi dưỡng rèn luyện tâm hồn, nhân phẩm, xã hội văn minh tiến bộ.
3. Bàn luận
- Tránh xa lối sống vô cảm, thờ ơ với những nỗi đau của người khác.
- Phê phán lối sống ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân mình.
4. Bài học về tình yêu thương
- Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng đối với mỗi người chúng ta.
- Biết lan tỏa tình yêu thương tới mọi người, thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện, ủng hộ, đồng cảm với những cảnh ngộ khó khăn trong cuộc sống.
- Cần biết trân trọng những gì mình đang có.
III. Kết bài
- Khẳng định lại tầm quan trọng của yêu thương trong cuộc sống.
- Rút ra bài học cho nhận thức và hành động cho bản thân và mọi người xung quanh.
- Kêu gọi rèn luyện phẩm chất yêu thương.
Ma trận đề thi học kì 1 Ngữ văn 9
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 0 | 2 | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 5 | 4.0 | ||
Thực hành tiếng Việt | |||||||||||
Viết | 0 | 2 | 0 | 2 | 6.0 | ||||||
Tổng số câu TN/TL | 0 | 2 | 0 | 2 | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 7 | 10 |
Điểm số | 0 | 1.0 | 0 | 2.0 | 0 | 6.0 | 0 | 1.0 | 0 | 10 | 10.0 |
Tổng số điểm | 1.0 điểm 10% | 2.0 điểm 20% | 6.0 điểm 60% | 1.0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ THI
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL | TN | |||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | ||||||
Nhận biết | - Nhận biết được thể loại truyện truyền kì. - Nhận biết được những chi tiết, sự việc có trong truyện. | 2 | 0 | C1,C3 | ||
Thông hiểu | - Xác định được chủ đề của đoạn trích. | 1 | 0 | C2 | ||
Vận dụng | · Nêu cảm nghĩ, phân tích được chi tiết trong văn bản. · | 3 | 0 | C4 | ||
Vận dụng cao | · Liên hệ được với những vấn đề được gợi ra từ văn bản · | 3 | 0 | C5 | ||
VIẾT | 2 | 0 | ||||
Vận dụng | · Trình bày được quan điểm, suy nghĩ cá nhân của mình về nhân vật và liên hệ thực tế bản thân. · | 1 | 0 | C1 phần viết | ||
Viết văn bản nghị luận về vai trò của tình yêu thương. *Nhận biết - Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận về vai trò của tình yêu thương. - Xác định được kiểu bài phân tích, về vai trò của tình yêu thương (bàn luận mặt đúng sai của vấn đề, liên hệ thực tế). - Giới thiệu vấn đề. *Thông hiểu - Những vai trò của tình yêu thương trong cuộc sống. - Những biểu hiện của tình yêu thương. - Phân tích cụ thể tác động của tình yêu thương Sđến con người, xã hội. * Vận dụng - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích bàn luận về vấn đề. - Mở rộng vấn đề. | 1 | 0 | C2 phần tự luận |
2, Đề thi học kì 1 Toán 9
3. Đề thi học kì 1 môn GDCD 9
Đề thi Giáo dục công dân 9 học kì 1
PHÒNG GD&ĐT............. TRƯỜNG THCS............ | ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2024 – 2025 MÔN: GDCD 9 Thời gian làm bài: ... phút |
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (6 điểm)
(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)
Câu 1. Hành động nào sau đây không phải là biểu hiện của lí tưởng sống?
A. Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
B. Cần cù, sáng tạo trong học tập và lao động.
C. Trốn tránh trách nhiệm khi phạm phải sai lầm.
D. Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện.
Câu 2. Hành động nào sau đây là biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp?
A. Trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
B. Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện.
C. Ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác.
D. Sống buông thả, không có mục đích, kế hoạch.
Câu 3. Vào các dịp hè, các bạn thanh niên thường đăng kí tham gia tình nguyện tại các vùng khó khăn để giúp đỡ các em nhỏ và bà con nhân dân tại đó. Việc làm đó thể hiện?
A. Lý tưởng sống của thanh niên.
B. Nhiệm vụ của thanh niên.
C. Trách nhiệm của thanh niên.
D. Mục đích của thanh niên.
Câu 4. Gia đình bà A luôn không tuân thủ các quy định chung của tập thể, hay to tiếng với mọi người trong khu phố. Mặc dù, tổ trưởng dân phố đã nhắc nhở nhiều lần nhưng gia đình bà A vẫn không thay đổi. Qua thời gian, bà A nhận thấy hàng xóm lạnh nhạt, xa lánh thì cảm thấy ngượng ngùng và hối lỗi. Trong cuộc họp của tổ dân phố, bà A đã có lời xin lỗi với bà con tổ dân phố và hứa sẽ sửa đổi.
Nếu em là hàng xóm của bà A, em nên lựa chọn cách ứng xử như thế nào?
A. Đồng ý tha thứ nhưng sẽ thường xuyên càm ràm, nhắc lại lỗi của gia đình bà A.
B. Không tha thứ cho gia đình bà A vì cảm thấy lời xin lỗi của bà A thiếu chân thành.
C. Không quan tâm vì việc đó không liên quan, không ảnh hưởng gì đến mình.
D. Tha thứ và động viên gia đình bà A tuân thủ nghiêm túc các quy định của tập thể.
Câu 5. Người biết tha thứ cho chính mình và người khác là biểu hiện của:
A. giản dị
B. trung thực
C. khoan dung
D. khiêm tốn
Câu 6. Biểu hiện nào sau đây thể hiện người có lòng khoan dung?
A. Chấp nhận cá tính, sở thích của người khác.
B. Ích kỉ, hẹp hòi với người mình không thích.
C. Không bỏ qua lỗi lầm của người khác.
D. Phê phán tất cả những người mắc lỗi lầm.
Câu 7. Phương án nào sau đây là biểu hiện của khoan dung?
A. L thường xuyên nói xấu Q với các bạn trong lớp.
B. G luôn tận tình chỉ dạy học sinh và tha thứ những lỗi nhỏ cho các em.
C. V luôn tỏ ra cáu gắt khi người khác làm sai ý mình.
D. K che dấu lỗi lầm của M để bạn không bị phạt.
Câu 8. Loại hoạt động cộng đồng nào tập trung vào việc cải thiện môi trường?
A. Hoạt động văn hóa.
B. Hoạt động xã hội.
C. Hoạt động bảo vệ môi trường.
D. Hoạt động quyên góp tiền để hỗ trợ trẻ em vùng cao.
Câu 9. Những ai có thể tham gia vào các hoạt động cộng đồng?
A. Chỉ người từ 18 tuổi trở lên
B. Tất cả những ai có nhu cầu tham gia
C. Chỉ dành cho những người có chức quyền trong xã hội
D. Chỉ dành cho những người có kinh tế ổn định
Câu 10. Tại sao cần tích cực tổ chức hoạt động cộng đồng?
A. Để kiếm lợi nhuận.
B. Để tăng cường sự đoàn kết và cùng nhau giải quyết vấn đề.
C. Chỉ để giữ gìn truyền thống.
D. Mang lại lợi ích gì đó cho bản thân.
Câu 11. Đối với các hành vi thiếu trách nhiệm với các hoạt động cộng đồng, chúng ta cần
A. thờ ơ, vô cảm.
B. học tập, noi gương.
C. phê phán.
D. tuyên dương, khen thưởng.
Câu 12. Trong trường hợp sau, chính quyền địa phương M đã tổ chức hoạt động cộng đồng nào sau đây?
Trường hợp. Chính quyền địa phương M thường tổ chức các chương trình tuyên truyền bảo vệ các loài động vật hoang dã; vận động người dân: phân loại rác thải tại nguồn, giữ gìn sạch đẹp đường làng, ngõ xóm,...
A. Bảo vệ môi trường.
B. Đền ơn đáp nghĩa.
C. Hiến máu nhân đạo.
D. Phong trào kế hoạch nhỏ.
Câu 13. Đoàn Thanh niên phát động phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” để dọn dẹp đường làng, ngõ xóm. Em muốn vận động người thân và bạn bè cùng tham gia. Đâu là cách vận động, thu hút các thành viên tham gia hoạt động xã hội trong tình huống trên?
A. Tuyên truyền mọi người tích cực tham gia để làm đẹp cho đường làng, ngõ xóm.
B. Động viên, tạo năng lực tích cực cho mọi người trong quá trình tham gia hoạt động.
C. Chuẩn bị đồ ăn, nước uống trong quá trình di chuyển.
D. Tìm hiểu trước địa điểm, hoàn cảnh của em nhỏ, chia sẻ với mọi người đầy đủ thông tin.
Câu 14. Khách quan được biểu hiện ở việc nhìn nhận sự vật, hiện tượng
A. theo những quan điểm, định kiến của bản thân.
B. chính xác, trung thực, không định kiến, thiên vị.
C. theo quan điểm của đa số mọi người trong xã hội.
D. một cách thiên vị theo chiều hướng có lợi cho bản thân.
Câu 15. Công bằng được biểu hiện ở việc
A. ứng xử theo quan điểm, định kiến của bản thân.
B. đối xử bình đẳng, không thiên vị, không phân biệt.
C. kì thị, phân biệt, thiếu tôn trọng sự đa dạng văn hóa.
D. đối xử thiên vị theo chiều hướng có lợi cho bản thân.
Câu 16. Để thực hiện khách quan và công bằng, mỗi người cần
A. nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng một cách cảm tính cá nhân.
B. thể hiện định kiến, thiên vị khi nhận xét, đánh giá các sự vật, hiện tượng.
C. nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng theo chiều hướng có lợi cho bản thân.
D. rèn luyện thái độ nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng đúng như nó đang tồn tại.
Câu 17. Trong tình huống sau, nếu là người làm việc trong cùng phân xưởng với anh K, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
Tình huống. Hai vợ chồng anh K làm cùng một phân xưởng của nhà máy. Phân xưởng của anh chị thường phải trực đêm. Anh K có nhiệm vụ phân công trực đêm cho mọi người. Khi thấy anh K thường không phân công trực đêm cho vợ, có người thắc mắc, anh K trả lời: “Tôi là người có quyền, tôi phân công thế nào là việc của tôi".
Câu hỏi. Nếu là người làm việc trong phân xưởng, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Im lặng, vì việc phân công trực đêm cho mọi người là nhiệm vụ của anh K.
B. Dùng lời nói và hành động tiêu cực để đáp trả sự thiếu công bằng của anh K.
C. Kiến nghị lên giám đốc: yêu cầu anh K thực hiện phân công trực đêm công bằng.
D. Lôi kéo công nhân khác trong công xưởng đình công, đập phá máy móc để phản đối.
Câu 18. Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hoà bình?
A. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc.
B. Không thừa nhận khuyết điểm của mình.
C. Bắt mọi người phải phục tùng ý muốn của mình.
D. Tôn trọng nền văn hoá của các dân tộc, quốc gia khác.
Câu 19. Bảo vệ hoà bình bằng cách dùng
A. uy lực để giải quyết mâu thuẫn.
B. quân sự để giải quyết mâu thuẫn.
C. sức mạnh để giải quyết mâu thuẫn.
D. thương lượng để giải quyết mâu thuẫn.
Câu 20. Chúng ta cần tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc, vì mỗi dân tộc đều
A. giống nhau về văn hóa ẩm thực, trang phục.
B. có những nét đẹp văn hóa, truyền thống riêng.
C. giống nhau về trang phục và lễ hội truyền thống.
D. có những nghề thủ công truyền thống giống nhau.
Câu 21. Là người yêu hoà bình, em sẽ ứng xử như thế nào khi thấy các bạn cãi nhau, đánh nhau trong lớp?
A. Đứng ngoài cỗ vũ bên mạnh hơn.
B. Tham gia đánh, cãi nhau để bênh vực lẽ phải.
C. Tránh đi không tham gia vào cuộc cãi nhau, đánh nhau đó.
D. Can ngăn một cách khôn khéo để giúp các bạn hoà giải.
Câu 22. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cách quản lí thời gian hiệu quả?
A. Xác định mục tiêu công việc cần hoàn thành.
B. Xây dựng kế hoạch thực hiện công việc.
C. Thực hiện kế hoạch một cách hời hợt.
D. Nghiêm túc thực hiện kế hoạch đề ra.
Câu 23. Phân bổ thời gian cụ thể để hoàn thành công việc theo thứ tự là nội dung của bước nào trong quá trình quản lí thời gian hiệu quả?
A. Xác định mục tiêu công việc.
B. Xác định thời gian cụ thể.
C. Xây dựng kế hoạch thực hiện công việc.
D. Thực hiện kế hoạch.
Câu 24. Chủ thể nào trong trường hợp dưới đây chưa biết cách quản lí thời gian?
Trường hợp. Trong tuần tới, P và bạn S phải hoàn thành sản phẩm tuyên truyền và thuyết trình trước lớp. Buổi họp nhóm nào P cũng hỏi S: “Bạn đã làm xong phần thiết kế sản phẩm của bạn chưa? Để tớ còn hoàn thiện nốt phần thuyết trình”. Bạn S thường xuyên trả lời: "Từ từ đã, đã đến hạn đâu mà phải vội, thiết kế sản phẩm thì cần phải có cảm hứng mới làm được".
A. Bạn P.
B. Bạn S.
C. Bạn P và S.
D. Không có bạn học sinh nào.
Phần 2. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Theo em, quản lí thời gian hiệu quả là gì? Em hãy nêu một số lợi ích khi học sinh biết sắp xếp, quản lí thời gian hiệu quả.
Câu 2: (2 điểm): Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
Trường hợp. Chủ nhật, T cùng bố mẹ tham gia nhóm từ thiện do Hội Chữ thập đỏ xã tổ chức, nấu những nồi cháo để tặng những bệnh nhân nghèo đang điều trị tại các bệnh viện đóng trên địa bàn. Mẹ nhắc em gái T (đang học lớp 7) cùng tham gia nhưng em từ chối vì muốn được nghỉ ngơi, vui chơi sau một tuần học tập.
Em có nhận xét gì về thái độ của em gái T? Hãy đưa ra lời khuyên cho em gái T.
Đáp án đề thi học kì 1 GDCD 9
Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
- Mỗi câu hỏi trả lời đúng, học sinh được 0,25 điểm
1-C | 2-B | 3-A | 4-D | 5-C | 6-A | 7-B | 8-C | 9-B | 10-B |
11-C | 12-A | 13-A | 14-B | 15-B | 16-D | 17-C | 18-C | 19-D | 20-B |
21-D | 22-C | 23-C | 24-A |
Phần 2. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Xem chi tiết đáp án trong file tải về
Ma trận đề thi học kì 1 GDCD 9
TT | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng | % Tổng | ||||||||||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||||||||||||||
CH | Điểm | CH | Điểm | CH | Điểm | CH | Điểm | CH | Điểm | |||||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
1 | Bài 1: Sống có lí tưởng | 1 | 0,3 | 1 | 0,25 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0,5 | 0 | 5 | ||||||||||
2 | Bài 2: Khoan dung | 1 | 0,3 | 1 | 0,25 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0,5 | 0 | 5 | ||||||||||
3 | Bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng | 2 | 0,5 | 2 | 0,5 | 1 | 0,25 | 5 | 0 | 1,25 | 0 | 12,5 | ||||||||||
4 | Bài 4: Khách quan và công bằng | 3 | 0,8 | 2 | 0,5 | 1 | 0,25 | 6 | 0 | 1,5 | 0 | 15 | ||||||||||
5 | Bài 5: Bảo vệ hoà bình | 3 | 0,8 | 1 | 0,25 | 1 | 1 | 0,25 | 2 | 5 | 1 | 1,25 | 2 | 32,5 | ||||||||
6 | Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả | 2 | 0,5 | 1 | 0,25 | 1 | 0,25 | 1 | 2 | 4 | 1 | 1 | 2 | 30 | ||||||||
Tổng | 12 | 0 | 3 | 0 | 8 | 0 | 2 | 0 | 4 | 1 | 1 | 2 | 0 | 1 | 0 | 2 | 24 | 2 | 6 | 4 | 100 | |
Tỷ lệ % | 30 | 20 | 30 | 20 | 26 | 10 |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I
GDCD 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
TT | Nội dung | Mức độ đánh giá | Các mức độ nhận thức | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
1 | 1. Sống có lý tưởng | Nhận biết: - Nêu được khái niệm sống có lí tưởng. - Nêu được lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam. Thông hiểu: Giải thích được ý nghĩa của việc sống có lí tưởng. Vận dụng: Xác định được lí tưởng sống của bản thân. Vận dụng cao: Học tập, rèn luyện theo lí tưởng đã xác định của bản thân. | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
2 | 2. Khoan dung | Nhận biết: - Nêu được khái niệm khoan dung. - Liệt kê được các biểu hiện của khoan dung. Thông hiểu: Giải thích được giá trị của khoan dung. Vận dụng: - Phê phán các biểu hiện thiếu khoan dung. - Xác định được những việc làm thể hiện sự khoan dung trong những tình huống cụ thể, phù hợp với lứa tuổi. Vận dụng cao: Lựa chọn được cách thể hiện khoan dung trong những tình huống cụ thể, phù hợp với lứa tuổi và thực hiện theo cách đã chọn. | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
3 | 3. Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng | Nhận biết: - Nêu được thế nào là hoạt động cộng đồng. - Liệt kê được một số hoạt động cộng đồng. - Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng. Thông hiểu: Giải thích được sự cần thiết phải tham gia các hoạt động cộng đồng. Vận dụng: - Phê phán biểu hiện thờ ơ, thiếu trách nhiệm với các hoạt động cộng đồng. - Xác định được những hoạt động chung của cộng đồng mà học sinh có thể tham gia. Vận dụng cao: Lựa chọn được những việc làm phù hợp với lứa tuổi để tham gia tích cực, tự giác các hoạt động chung của cộng đồng và thực hiện những việc làm đã chọn. | 2 | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 |
4 | 4. Khách quan và công bằng | Nhận biết: Nêu được những biểu hiện khách quan, công bằng. Thông hiểu: - Giải thích được ý nghĩa của khách quan, công bằng. - Giải thích được tác hại của thiếu khách quan, công bằng. Vận dụng: Phê phán những biểu hiện không khách quan, công bằng. Vận dụng cao: Thể hiện được thái độ khách quan, công bằng trong cuộc sống hằng ngày. | 3 | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 |
5 | 5. Bảo vệ hoà bình | Nhận biết: - Nêu được thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình. - Liệt kê được các biểu hiện của hòa bình. Thông hiểu: - Giải thích được vì sao phải bảo vệ hòa bình. - Phân tích được những biện pháp để thúc đẩy và bảo vệ hòa bình. Vận dụng: - Phê phán xung đột sắc tộc và chiến tranh phi nghĩa. - Xác định được những hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với lứa tuổi. Vận dụng cao: Tham gia những hoạt động phù hợp để bảo vệ hòa bình. | 3 | 0 | 1 | 0 | 1 | 1 | 0 | 0 |
6 | 6. Quản lý thời gian hiệu quả
| Nhận biết: Nêu được thế nào là quản lý thời gian hiệu quả. Thông hiểu: - Giải thích được sự cần thiết phải quản lí thời gian hiệu quả. - Mô tả được cách quản lí thời gian hiệu quả. Vận dụng Thực hiện được kĩ năng quản lí thời gian hiệu quả. Vận dụng cao: Xây dựng được kế hoạch quản lý thời gian của bản thân một cách phù hợp | 2 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 |
Tổng |
| 12 | 0 | 8 | 0 | 4 | 1 | 0 | 1 |
4. Đề thi học kì 1 môn Tin học 9
Đề thi học kì 1 Tin học lớp 9
PHÒNG GD&ĐT............. TRƯỜNG THCS............ | ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2024 – 2025 MÔN: TIN HỌC 9 Thời gian làm bài: ... phút |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Phương án nào sau đây không phải là ứng dụng của máy tính trong giải trí?
A. Chơi trò chơi.
B. Nghe nhạc.
C. Làm bánh.
D. Đọc sách.
Câu 2: Công nghệ thông tin có tác động tiêu cực như thế nào đến sức khoẻ thể chất của con người?
A. Thông tin cá nhân trên mạng xã hội dễ bị rò rỉ.
B. Giảm tương tác giữa người với người.
C. Thúc đẩy giao lưu văn hoá, giáo dục.
D. Gây tổn hại thị lực.
Câu 3: Khi tìm kiếm thông tin về Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU năm học 2024 – 2025, bạn Minh đã không để ý đến thời hạn nộp bài dự thi nên đã bỏ lỡ cơ hội tham gia. Theo em, sơ suất này vi phạm tiêu chí nào về chất lượng thông tin?
A. Tính đầy đủ.
B. Tính chính xác.
C. Tính mới.
D. Tính sử dụng được.
Câu 4: Một công ty có kế hoạch đầu tư vào việc xây dựng khu chung cư nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở trong những năm tới. Các công ty này thường dựa vào những công bố về khảo sát nhu cầu nhà ở và một số dự báo liên quan. Nếu những thông tin như vậy không có nguồn gốc đáng tin cậy có thể dẫn đến hậu quả là
A. Người sống trong khu chung cư không có sự chia sẻ niềm vui, nỗi buồn
B. Người sống trong khu chung cư không sống hoà đồng
C. việc đầu tư của họ có thể sai mục tiêu dẫn đến thiệt hại cho công ty
D. Không quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
Câu 5: Ví dụ về việc con người quá lệ thuộc vào công nghệ kĩ thuật số để giải quyết những vấn đề nhỏ trong cuộc sống là
A. Việc lộ thông tin tài khoản ngân hàng có thể bị mất tiền trong tài khoản.
B. Lừa đảo qua mạng.
C. Học sinh lười suy nghĩ, nhờ trí tuệ nhân tạo làm bài tập về nhà.
D. Gia tăng ô nhiễm môi trường.
Câu 6: Biện pháp nào sau đây giúp hạn chế tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số đối với con người?
A. Hạn chế hoặc tái sử dụng túi ni lông và vật dụng làm từ nhựa.
B. Ăn uống lành mạnh.
C. Dành nhiều thời gian để sinh hoạt chung với gia đình, chơi thể thao,…
D. Nằm khi dùng điện thoại.
Câu 7: Cho tình huống sau: “Do mâu thuẫn, bạn A tạo dựng sự việc không có thật rồi đưa lên internet nhằm xúc phạm danh dự, bôi nhọ bạn B. Do có nhiều bình luận với lời lẽ thô tục, ác ý nên bạn B xấu hổ, bỏ học.”
Tình huống trên thuộc hành vi vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Cung cấp, chia sẻ, lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự của tổ chức, cá nhân
B. Cản trở trái pháp luật việc cung cấp, truy cập thông tin trên Internet của tổ chức, cá nhân
C. Sử dụng mật khẩu, thông tin, dữ liệu trên Internet của tổ chức, cá nhân khi chưa được phép
D. Tạo, cài đặt, phát tán phần mềm độc hại, virus máy tính; xâm nhập trái phép, chiếm quyền điều khiển hệ thống thông tin của tổ chức, cá nhân
Câu 8: Nam chơi game rất nhiều. Đi học về là Nam ngồi ngay vào máy để chơi, nhiều lúc bỏ cả ăn uống, thậm chí chơi thâu đêm. Ngồi trong lớp, Nam chỉ mong sớm tan học để về chơi game. Đã nhiều lần Nam bỏ học để chơi game. Với kết quả học tập kém, Nam có nguy cơ bị ở lại lớp. Em hãy cho biết Nam đã bị ảnh hưởng bởi tác hại:
A. Máy tính bị lây nhiễm virus do truy cập vào những trang web lạ, tải về máy các tệp chưa được kiểm chứng độ tin cậy
B. Nghiện Internet đến mức không còn thời gian cho những hoạt động lành mạnh, xao nhãng học hành
C. Lười học tập, lười đọc sách, lười suy nghĩ, dần mất đi năng lực sáng tạo
D. Bị anh hưởng bởi nội dung xấu trên mạng, những thông tin độc hại, trái với thuần phong mĩ tục
Câu 9: Phần mềm nào sau đây được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục?
A. Phần mềm Virtual Chemistry Lab
B. Phần mềm SolidWords
C. Phần mềm Sim Traffic
D. Phần mềm Simcyp
Câu 10: Phần mềm nào sau đây được sử dụng trong lĩnh vực y học?
A. Phần mềm Virtual Chemistry Lab
B. Phần mềm SolidWords
C. Phần mềm Sim Traffic
D. Phần mềm Simcyp
Câu 11: Phần mềm nào sau đây được sử dụng trong lĩnh vực kĩ thuật?
A. Phần mềm Virtual Chemistry Lab
B. Phần mềm SolidWords
C. Phần mềm Sim Traffic
D. Phần mềm Simcyp
Câu 12: Khi trình bày về bàn thắng được bình chọn là đẹp nhất của World Cup vừa qua, em nên chọn phương tiện trực quan nào?
A. Hình ảnh
B. Video
C. Văn bản
D. Trang tính
Câu 13: Lợi ích chính của việc sử dụng Data Validation trong bảng quản lý chi tiêu là gì?
A. Tự động tính toán tổng chi tiêu.
B. Giảm thiểu lỗi sai khi nhập dữ liệu chi tiêu.
C. Tăng tính thẩm mỹ cho bảng tính.
D. Tạo các biểu đồ chi tiêu đẹp mắt.
Câu 14: Chọn phát biểu sai. Khi thực hành tạo Bảng tính khoản thu, chi cho Câu lạc bộ
A. Danh sách các khoản thu của câu lạc bộ: Khoản thu từ tiền góp các thành viên; chi cho mua giấy tờ, sổ sách; thu từ làm thêm.
B. Trang tính chi gồm các thông tin: STT, tên khoản chi, nội dung chi, ngày chi, số tiền, người chi.
C. Trên bảng tính "QuanLiTaiChinhCLB.xlsx", nhập dữ liệu thu và chi tương ứng vào các cột tương ứng.
D. Trang tính thu gồm các thông tin: STT, tên khoản thu, nội dung, ngày thu, số tiền, người thu.
Câu 15: Hàm nào không được sử dụng để tính tổng thu, chi theo tháng; hỗ trợ cân đối thu, chi?
A. MONTH
B. SUMIF.
C. MIN.
D. IF.
Câu 16: Để áp dụng Data Validation cho một ô, bạn thực hiện như thế nào?
A. Chọn ô, vào thẻ Data, chọn Data Validation.
B. Chọn ô, vào thẻ Review, chọn Protect Sheet.
C. Chọn ô, vào thẻ Formulas, chọn Name Manager.
D. Chọn ô, vào thẻ Home, chọn Format Cells.
Câu 17: Bảng tính hỗ trợ quản lí tài chính gia đình gồm mấy trang tính?
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Câu 18: Để thống kê số lần thu, số lần chi theo từng khoản ta sử dụng hàm
A. COUNTIF.
B. SUMIF.
C. COUNT.
D. SUM
Câu 19: Để đếm các ô trống, ta dùng công thức nào sau đây?
A. =COUNTIF (A1:A10, “”) . blank
B. =COUNTIF (A1:A10, “”) // blank
C. =COUNTIF (A1:A10, “”) * blank
D. COUNTIF (A1:A10, “”) // blank
Câu 20: Để tính số lượng nhân viên Nam có 25 ngày công làm việc, ta sử dụng công thức nào sau đây?
A. =COUNTIFS(C2 - C7,"Nam",D2:D7,25)
B. =COUNTIFS(C2:C7,"Nam,D2:D7,25)
C. =COUNTI(C2:C7,"Nam",D2:D7,25)
D. =COUNTIFS(C2:C7,"Nam",D2:D7,25)
Câu 21: Để tính số nhân viên Nam đi làm, không nghie ngày nào trong tháng, em sử dụng công thức nào sau đây?
A. =COUNTIFS(C2:C7,"Nam",E2- E7,0)
B. =COUNTIFS(C2:C7,Nam",E2:E7,0)
C. =COUNTIFS(C2:C7,"Nam",E2:E7,0)
D. =COUNTIFS(C2:C7,Nam,”E2:E7,0”)
Câu 22: Trong công thức chung của COUNTIF, tham số criteria có ý nghĩa gì?
A. Điều kiện kiểm tra các ô tính trong phạm vi range.
B. Phạm vi chứa các ô tính cần kiểm tra để đếm.
C. Điều kiện xác thực dữ liệu để tạo bảng tính.
D. Phạm vi chứa các giá trị không hợp lệ.
Câu 23 Để đếm số ô có giá trị lớn hơn 10 trong phạm vi A1:A10, ta sử dụng công thức nào?
A. =COUNTIF(A1:A10, ">10")
B. =COUNTIF(A1:A10, "<10")
C. =COUNTIF(A1:A10, "=10")
D. =COUNTIF(A1:A10, ">=10")
Câu 24: Trong công thức chung của COUNTIF, tham số range có ý nghĩa gì?
A. Điều kiện kiểm tra các ô tính trong phạm vi criteria.
B. Phạm vi chứa các giá trị không hợp lệ.
C. Số lượng các ô tính thỏa mãn điều kiện kiểm tra.
D. Phạm vi chứa các ô tính cần kiểm tra để đếm.
PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy nêu cách sử dụng trang web PhET để quan sát mô phỏng Tạo dựng hạt nhân (Build a Nucleus).
Câu 2 (2,0 điểm). Ghép mỗi công thức ở cột bên trái với một tính năng tương ứng ở cột bên phải
II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy nêu các bước sử dụng phần mềm PhET để mở cửa sổ mô phỏng lực hấp dẫn và quỹ đạo.
Câu 2 (2,0 điểm). Ghép mỗi công thức ở cột bên trái với một tính năng tương ứng ở cột bên phải
Công thức
|
| Tính năng |
1) =COUNTIF(D3:D14,">10000")
| a) Kiểm tra và đếm các ô tỉnh trong khối 6 tỉnh C3C14 mà dữ liệu trong ô tính có từ "Gạo" ở đầu. | |
2) = COUNTIF(C3:C14,"Xang") | b) Kiểm tra và đếm các ô tỉnh trong khối ô tỉnh D3-D14 chứa dữ liệu lớn hơn 10000. | |
3) = COUNTIF(C3:C14,"Gao*") | c) Kiểm tra và đếm các ô tỉnh trong khối ô tỉnh C3C14 chứa dữ liệu là từ Xăng”. |
Đáp án đề thi học kì 1 Tin học 9
Xem chi tiết đáp án trong file tải về
Ma trận đề thi học kì 1 Tin học 9
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (2024 - 2025)
MÔN: TIN HỌC 9 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NỘI DUNG | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Bài 1. Vai trò của máy tính trong đời sống | 2 | 2 | 0,5 | ||||||||
Bài 2. Chất lượng thông tin trong giải quyết vấn đề | 1 | 1 | 2 | 0,5 | |||||||
Bài 3. Tác động của công nghệ số đối với con người, xã hội | 2 | 1 | 1 | 4 | 1 | ||||||
Bài 4. Phần mềm mô phỏng | 2 | 1 | 1 | 3 | 1 | 2,75 | |||||
Bài 5. Trình bày, trao đổi thông tin | 1 | 1 | 1 | 3 | 0,75 | ||||||
Bài 6A. Tổ chức dữ liệu cho dự án quản lý tài chính gia đình | 2 | 1 | 1 | 4 | 1,00 | ||||||
Bài 7A. Hàm đếm theo điều kiện COUNTIF | 2 | 2 | 1 | 1 | 1 | 6 | 1 | 3,5 | |||
Tổng số câu TN/TL | 12 | 0 | 7 | 1 | 3 | 1 | 2 | 0 | 24 | 2 | 10 |
Điểm số | 3,0 | 0 | 1,75 | 2,0 | 0,75 | 2,0 | 2 | 0 | 6,0 | 4,0 | 10 |
Tổng số điểm | 3,0 điểm 30% | 3,75 điểm 37,5% | 2,75 điểm 27,5% | 0,5 điểm 5% | 10 điểm 100% | 100% |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (2024 - 2025)
MÔN: TIN HỌC 9 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số câu) | TN (số câu) | TL | TN | |||
MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG | 0 | 2 | ||||
Bài 1. Vai trò của máy tính trong đời sống | Nhận biết | -Nhận biết được các thiết bị có gắn bộ xử lý thông tin có mặt ở khắp nơi mọi trong mọi lĩnh vực, nêu được ví dụ minh họa - Nêu được khả năng của máy tính và chỉ ra được một số ứng dụng thực tế của máy tính trong khoa học kỹ thuật và đời sống | 2 | C1 C5 | ||
TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN | 2 | |||||
Bài 2. Chất lượng thông tin trong giải quyết vấn đề | Nhận biết | - Nêu được thông tin khi tìm kiếm, tiếp nhận và trao đổi thông tin. - Nêu được ví dụ minh hoạ. | 1 | C2 | ||
Thông hiểu | Giải thích được sự cần thiết của phải quan tâm đến chất lượng thông tin khi tìm kiếm, tiếp nhận và trao đổi thông tiny Giải thích được tính mới, tính chính xác, tính đầy đủ, tính sử dụng được của thông tin. | 1 | C10 | |||
ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HOÁ TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ | 0 | 3 | ||||
Bài 3. Tác động của công nghệ số đối với con người, xã hội | Nhận biết | Trình bày được một số tác động tiêu cực của công nghệ kỹ thuật số đối với đời sống con người và xã hội. | 2 | C7 C19 | ||
Thông hiểu | Tìm hiểu và nêu được một số nội dung liên quan đến Luật Công nghệ thông tin Nghị định để được sử dụng dịch vụ internet và các kế hoạch pháp lý về việc sở hữu sử dụng và trao đổi thông tin | 1 | C13 | |||
Vận dụng | Vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học nêu được một số hành vi vi phạm pháp luật trái đạo đức thiếu văn hóa phi hoạt động trong môi trường sống | 1 | C20 | |||
ỨNG DỤNG TIN HỌC | ||||||
Bài 4. Phần mềm mô phỏng | Nhận biết | - Nêu được ví dụ phần mềm mô phỏng. Nhận ra được ích lợi của phần mềm mô phỏng. | 2 | C3 C11 | ||
Thông hiểu | - Trình bày được những kiến thức đã thu nhận từ việc khai thác một vài phần mềm mô phỏng. | 1 | 1 | C1 | C12 | |
Bài 5. Trình bày, trao đổi thông tin | Nhận biết | Nêu được cách sử dụng hình ảnh biểu đồ Pixel một cách hợp lý | 1 | C4 | ||
Thông hiểu | Sử dụng được hình ảnh biểu đồ video một cách hợp lý Biết được khả năng đính kèm văn bản hình ảnh video trang tính và sơ đồ tư duy | 1 | C18 | |||
Vận dụng cao | Sử dụng được bài trình chiếu và sơ đồ tư duy trong trao đổi thông tin và hợp tác | 1 | C22 | |||
Bài 6A. Tổ chức dữ liệu cho dự án quản lý tài chính gia đình | Nhận biết | - Nêu được mục tiêu nhiệm vụ thực hiện dự án quản lý tài chính Gia Đình | 2 | C6 C8 | ||
Thông hiểu | - Sử dụng được công cụ Data Validation để hỗ trợ nhập dữ liệu | 1 | C15 | |||
Vận dụng | Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học thực hành Tổ chức dữ liệu cho dự án quản lý tài chính gia đình | 1 | C21 | |||
Bài 7A. Hàm đếm theo điều kiện COUNTIF | Nhận biết | - Nêu được tính năng và cách viết hàm COUNTIF | 2 | C9 C14 | ||
Thông hiểu | - Sử dụng được hàm COUNTIF để tính số lần thu, chi từng khoản trong dự án theo các yêu cầu khác nhau | 2 | C16 C17 | |||
Vận dụng | Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học sử dụng hàm COUNTIF để tính số lần thu, chi từng khoản trong dự án theo các yêu cầu khác nhau | 1 | 1 | C2 | C23 | |
Vận dụng cao | Vận dụng kiến thức kĩ năng đã hàm COUNTIF để tính số lần thu, chi từng khoản trong dự án theo các yêu cầu khác nhau | 1 | C24 |
.............
Tải file tài liệu để xem thêm đầy đủ Đề thi học kì 1 lớp 9