Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024 - 2025 (Sách mới) 14 Đề thi Văn giữa kì 1 lớp 9 (Có ma trận, đáp án)
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2024 - 2025 gồm 14 đề thi sách Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo, có đáp án, bảng ma trận và đặc tả đề thi giữa kì 1 cho các em ôn tập, nắm chắc cấu trúc đề thi để ôn thi hiệu quả hơn.
Với 14 đề thi giữa kì 1 Văn 9, còn giúp thầy cô có thêm nhiều kinh nghiệm để xây dựng đề thi giữa học kì 1 năm 2024 - 2025 cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024 - 2025
1. Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 9 sách Kết nối tri thức
1.1. Đề thi giữa học kì 1 môn Văn 9 Kết nối tri thức
Trường THCS…… | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I |
I. PHẦN ĐỌC -HIỂU (4,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện theo yêu cầu:
KHÓC DƯƠNG KHUÊ - Nguyễn Khuyến
“Bác Dương thôi đã thôi rồi, Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta, Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước, Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau,
Kính yêu từ trước đến sau, Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời? Cũng có lúc chơi nơi dặm khách, Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo;
Có khi tầng gác cheo leo, Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang; Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp, Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân,
Có khi bàn soạn câu văn, Biết bao đông bích, điển phần trước sau, Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn, Phận đấu thăng chẳng dám tham trời,
Bác già, tôi cũng già rồi, Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là! Muốn đi lại tuổi già thêm nhác, Trước ba năm gặp bác một lần;
| Cầm tay hỏi hết xa gần, Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can, Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác, Tôi lại đau trước bác mấy ngày,
Làm sao bác vội về ngay, Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời, Ai chẳng biết chán đời là phải, Vội vàng sao đã mải lên tiên,
Rượu ngon không có bạn hiền, Không mua không phải không tiền không mua, Câu thơ nghĩ đắn đo không viết, Viết đưa ai, ai biết mà đưa,
Giường kia treo những hững hờ, Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn, Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở, Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương,
Tuổi già hạt lệ như sương, Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!"
|
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thể thơ được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2 (0,5 điểm).
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,
Viết đưa ai, ai biết mà đưa.
Anh/ chị hãy cho biết: tại sao tác giả lại “đắn đo không viết”? Hai câu thơ trên cho thấy mối quan hệ của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê như thế nào?
Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Bác Dương thôi đã thôi rồi”.
Câu 4 (1,0 điểm). Khái quát n ội dung chính của bài thơ trên.
Câu 5 (1,0 điểm). Bài thơ Khóc Dương Khuê giúp em nhận thức gì về tình bạn, tình người trong cuộc sống?
II. PHẦN LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận về tình bạn của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê qua 5 khổ thơ đầu bài thơ “Khóc Dương Khuê” - Nguyễn Khuyến.
Câu 2. (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên): "Là một học sinh, em hãy đề xuất những giải pháp phù hợp để bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu?”
1.2. Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Văn 9 Kết nối tri thức
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 4,0 | |
1 | - Thể thơ: Song thất lục bát Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng/ không trả lời: 0 điểm. | 0,5 | |
2 | - Nguyễn Khuyến “ đắn đo không viết” là vì bạn đã mất rồi, còn ai đọc thơ mình nữa mà viết. - Hai câu thơ cho thấy giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê là một tình bạn tri âm tri kỉ. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời được 1 ý: 0,25 điểm - Học sinh trả lời không đúng/ không trả lời: 0 điểm. | 0,5 | |
3 | - Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh: “Bác Dương thôi đã thôi rồi” - Tác dụng: nhà thơ sợ phải nhắc đến một sự thật đau đớn; thể hiện tình cảm buồn thương, nuối tiếc… trong lòng mình. Hướng dẫn chấm: - Trả lời được 2 ý hoặc diễn đạt ý tương đương: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời không đúng/ không trả lời: 0 điểm. | 0.25 0.75 | |
4 | Nội dung chính của bài thơ “ Khóc Dương Khuê ”: nói lên nỗi lòng đau xót khôn nguôi của tác giả trước việc người bạn tri kỉ đã qua đời. | 1,0 | |
5 | - Bày tỏ nhận thức về tình bạn, tình người trong cuộc sống: + Tình bạn là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao quý trên cuộc đời này. Chính vì vậy, chúng ta cần quý trọng tình bạn chân thành. + Tình bạn là thứ tình cảm vô cùng đẹp đẽ, đáng trân trọng trong cuộc đời này. + Giúp em nhận thức được những tình cảm đáng quý, thiết tha sâu nặng giữa những người tri kỷ, đồng thời ca ngợi, trân trọng và giữ gìn tình bạn mà mình đang có. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày ý nghĩa đầy đủ, thuyết phục: 1,0 điểm. - Học sinh trình bày sơ sài, thiếu thuyết phục: 0,25 điểm. | 0.25 0.25 0.5 | |
II | LÀM VĂN | 6,0 | |
1 | Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) cảm nhận về tình bạn của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê qua 5 khổ thơ đầu bài thơ “Khóc Dương Khuê” - Nguyễn Khuyến. | 2,0 | |
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: tình bạn của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê qua 5 khổ thơ đầu bài thơ “Khóc Dương Khuê” - Nguyễn Khuyến | 0,25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề theo những hướng khác nhau nhưng phải làm rõ tình bạn của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê 5 khổ thơ đầu bài thơ “Khóc Dương Khuê” - Nguyễn Khuyến. Có thể triển khai theo hướng: -Tiếng sầu thảm của Nguyễn Khuyến khi nghe tin bạn tri kỷ mất: "Bác Dương thôi đã thôi rồi, Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta." + Sử dụng "bác Dương" để chỉ sự kính trọng và gần gũi với người bạn đã mất. "Thôi đã thôi rồi" là cách tinh tế để ám chỉ cái chết của Dương Khuê, một từ ngữ nhẹ nhàng nhưng vô cùng đầy cảm xúc của Nguyễn Khuyến khi tiếp nhận tin buồn. + Nỗi đau trong lòng ông được thể hiện qua "man mác", "ngậm ngùi", và hình ảnh "nước mây" mênh mang, rộng lớn, bày tỏ nỗi buồn chơi vơi khi mất đi người mà Nguyễn Khuyến trân trọng. Nỗi đau này không chỉ dừng lại trong tâm hồn ông mà còn lan tỏa khắp nơi, từ bầu trời đến biển cả, chứng tỏ sự thương tiếc lớn lao với người bạn tri kỷ. -Trong những nỗi buồn thương kia, dòng suy nghĩ của Nguyễn Khuyến dẫn ông trở về với những ký ức xa xưa, những năm tháng tuổi trẻ của hai người bạn tri âm: "Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước, Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau; Kính yêu từ trước đến sau, Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?" + Nguyễn Khuyến hồi tưởng đến những ngày cùng thi trong khoa, chia sẻ cùng nhau những ý tưởng, thấu hiểu lẫn nhau. Ông trân trọng quãng thời gian này và so sánh nó với "duyên trời" đã sắp đặt, như món quà quý giá mà cuộc đời ban cho ông, một người bạn tri kỷ trong thời đại đầy thăng trầm. + Cuộc sống của Nguyễn Khuyến khi có Dương Khuê là thời gian hạnh phúc, giúp ông tránh được sự khổ đau của chốn quan trường, và thú vui của họ không chỉ đơn thuần là những lần ngắm cảnh và thưởng thức rượu ngon: "Cũng có lúc chơi nơi dặm khách, Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo; Có khi tầng gác cheo leo, Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang, Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp, Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân. Có khi bàn soạn câu văn, Biết bao đông bích, điển phần trước sau." + Đó là những khoảnh khắc tao nhã của hai thi nhân, chia sẻ những niềm vui trong cuộc sống. Tất cả những kỷ niệm này làm cho Nguyễn Khuyến cảm thấy hạnh phúc và có ý nghĩa sâu sắc. -Tình bạn giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê không chỉ hiện diện trong những thời khắc bình yên, mà còn qua những khó khăn, mất mát trong chốn quan trường: "Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn, Phận đấu thăng chẳng dám tham trời." + Dù có khác biệt về suy nghĩ và phong cách sống, giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê luôn tồn tại sự thấu hiểu và ủng hộ lẫn nhau. Họ đã cùng nhau đương đầu với những khó khăn của cuộc đời, không sợ hãi trước những thử thách, dù phải chịu đựng những rắc rối của chốn quan trường. -Sau những hồi tưởng về thời niên thiếu, Nguyễn Khuyến dẫn dắt ông quay về những năm tháng sau khi về hưu, thì tình cảm giữa hai người càng trở nên thân thiết, sâu sắc hơn khi không còn áp lực của chính trị: "Bác già, tôi cũng già rồi, Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là!" + Hai người đã già, câu thơ truyền tải những suy tư, cảm xúc về những năm tháng đã qua. Đây là nỗi buồn của một tri kỷ khi thấy thời gian trôi qua nhanh chóng, những niềm vui, nỗi buồn của cuộc sống mà họ đã cùng nhau chia sẻ. =>Từ những câu thơ bao gồm "Khóc Dương Khuê", ta có thể thấy rằng tình bạn giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê là một tình bạn đẹp đẽ, sâu sắc, không chỉ qua những niềm vui, mà còn qua những khó khăn, nỗi buồn trong cuộc đời. Bài thơ không chỉ là sự gợi lại ký ức về một người bạn thân thiết mà còn là sự biểu lộ tình cảm sâu sắc và lòng thành kính của Nguyễn Khuyến dành cho Dương Khuê. | 1,0 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để triển khai vấn đề nghị luận;có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,25 điểm. | 0,25 | ||
Hướng dẫn chấm: - Học sinh cảm nhận, đánh giá đầy đủ, sâu sắc,biết vận dụng lí luận văn học; biết so sánh với các tác giả, tác phẩm khác; biết liên hệ với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc: 1,75 - 2,0 điểm - Cảm nhận, đánh giá đầy đủ nhưng chưa sâu : 1,0 - 1,5 điểm. - Cảm nhận, đánh giá một cách chung chung: 0,25 - 1,0 điểm. GV chấm cần linh hoạt khi thí sinh không đạt các yêu cầu trên. | |||
2 | Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên) : "Là một học sinh, em hãy đề xuất những giải pháp phù hợp để bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu?” | 4,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. | 0,25
| ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên) : "Là một học sinh, em hãy đề xuất những giải pháp phù hợp để bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu?” | |||
c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Đảm bảo các yêu cầu sau: | |||
I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề thể hiện mối quan hệ giữ con người với tự nhiên và nêu sự cần thiết của việc bàn luận về vấn đề: - Những hiện tượng thời tiết cực đoan, mất đa dạng sinh học, và ô nhiễm không khí, nước, đất đai đã trở thành những vấn đề cấp bách cần được giải quyết. - Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đây không chỉ là trách nhiệm của các nhà lãnh đạo, các tổ chức quốc tế mà còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân, đặc biệt là thế hệ trẻ. | 0,5 | ||
II. Thân bài: Triển khai các luận điểm thể hiện qun điểm của người viết xét trên từng khía cạnh của vấn đề: 1. Giải thích vấn đề - Biến đổi khí hậu: Là sự thay đổi của khí hậu do tác động của con người, chủ yếu là do việc thải ra quá nhiều khí nhà kính như CO2. Biến đổi khí hậu gây ra nhiều hệ lụy như nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng, thiên tai ngày càng khốc liệt. - Ô nhiễm môi trường: Là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất thải từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người. Ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và các loài sinh vật khác. 2. Phân tích vấn đề a.Thực trạng: - Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. - Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Mực nước biển dâng cao đe dọa các khu vực ven biển, hạn hán và lũ lụt diễn ra thường xuyên hơn. - Ô nhiễm môi trường ở Việt Nam cũng đang ở mức báo động. Các thành phố lớn thường xuyên bị ô nhiễm không khí, nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề. b.Nguyên nhân: - Sử dụng quá mức nhiên liệu hóa thạch. - Phá rừng và khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức. - Ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn hạn chế. c.Hậu quả: - Thiên tai, dịch bệnh gia tăng. - Mất đa dạng sinh học. - Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. - Kinh tế bị thiệt hại nặng nề. d.Ý kiến trái chiều: - Một số người cho rằng biến đổi khí hậu là một quá trình tự nhiên, không phải do con người gây ra. - Có ý kiến cho rằng việc bảo vệ môi trường sẽ cản trở sự phát triển kinh tế. e.Phản biện: - Các bằng chứng khoa học đã chứng minh rằng biến đổi khí hậu chủ yếu là do hoạt động của con người. - Bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế không phải là hai mục tiêu đối lập nhau. Chúng ta hoàn toàn có thể phát triển kinh tế bền vững mà vẫn bảo vệ được môi trường. 3. Giải pháp 3.1. Tiết kiệm năng lượng: - Tắt đèn, quạt, điều hòa khi không sử dụng. - Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử. - Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện (đèn LED, tủ lạnh tiết kiệm năng lượng...). - Đi bộ, đi xe đạp hoặc sử dụng phương tiện công cộng thay vì xe máy cá nhân. - Lí giải/phân tích: Tiết kiệm năng lượng giúp giảm lượng khí thải nhà kính, nguyên nhân chính gây biến đổi khí hậu. - Bằng chứng: Nhiều trường học đã áp dụng thành công các chương trình "Giờ Trái Đất", "Ngày Môi trường Thế giới", khuyến khích học sinh tiết kiệm điện, nước, giảm thiểu rác thải. 3.2. Giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng rác thải: + Phân loại rác tại nguồn. + Hạn chế sử dụng túi nilon, đồ nhựa dùng một lần. + Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường (bình nước cá nhân, hộp cơm...). + Tái chế các vật liệu có thể tái chế (giấy, nhựa, kim loại...). + Tái sử dụng các vật dụng cũ (quần áo, sách vở...). -Lí giải/phân tích: Giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng rác thải giúp giảm lượng rác thải ra môi trường, tiết kiệm tài nguyên và giảm ô nhiễm. -Bằng chứng: Trường THCS Giảng Võ (Hà Nội) đã trở thành hình mẫu điển hình khi xây dựng thành công mô hình “Trường học không rác thải”, trong đó học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động giảm thiểu và tái chế rác thải. 3.3. Trồng cây xanh: - Tham gia các hoạt động trồng cây của nhà trường, địa phương. - Trồng cây xanh tại nhà, trường học, khu dân cư. - Chăm sóc và bảo vệ cây xanh. + Lí giải/phân tích: Cây xanh giúp hấp thụ khí CO2, giảm hiệu ứng nhà kính, điều hòa khí hậu, làm sạch không khí và bảo vệ đất. + Bằng chứng: Dự án "Một triệu cây xanh cho Việt Nam" đã huy động được sự tham gia của hàng triệu học sinh, sinh viên trong việc trồng cây xanh trên khắp cả nước. 3.4. Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường: - Tìm hiểu về biến đổi khí hậu và các giải pháp bảo vệ môi trường qua sách báo, internet, các chương trình giáo dục. - Chia sẻ kiến thức với bạn bè, gia đình và cộng đồng. - Tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường. - Lí giải/phân tích: Nâng cao nhận thức giúp mọi người hiểu rõ hơn về tác hại của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, từ đó có ý thức và hành động bảo vệ môi trường. - Bằng chứng: Nhiều trường học đã tổ chức thành công các cuộc thi, hội thảo, triển lãm về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, thu hút sự quan tâm của đông đảo học sinh và cộng đồng. 4. Liên hệ bản thân Bản thân tôi luôn cố gắng thực hiện những hành động nhỏ để bảo vệ môi trường như: -Luôn tắt đèn, quạt khi ra khỏi phòng. - Mang theo bình nước cá nhân để hạn chế sử dụng chai nhựa dùng một lần. - Tham gia trồng cây xanh ở trường và khu dân cư. - Tuyên truyền cho bạn bè, người thân về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. | 2,0 0.25 0.5 1.0 0.25 | ||
III. Kết bài -Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu là trách nhiệm của mỗi người, mỗi học sinh. Chúng ta không thể đứng ngoài cuộc trước những thách thức to lớn này. - Bằng những hành động nhỏ bé nhưng thiết thực, chúng ta có thể góp phần tạo nên sự thay đổi tích cực cho môi trường sống của chúng ta và cho thế hệ tương lai. "Trái Đất là ngôi nhà chung của chúng ta. Hãy cùng nhau chung tay bảo vệ ngôi nhà này!" | 0.5 | ||
d.Chính tả, ngữ pháp Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,5 | ||
Hướng dẫn chấm: - Học sinh cảm nhận, đánh giá đầy đủ, sâu sắc,biết vận dụng lí luận văn học; biết so sánh với các tác giả, tác phẩm khác; biết liên hệ với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc: 4,75 - 5,0 điểm - Cảm nhận, đánh giá đầy đủ nhưng chưa sâu : 4,0 - 4,5 điểm. - Cảm nhận, đánh giá một cách chung chung: 2,5 - 3,5điểm. GV chấm cần linh hoạt khi thí sinh không đạt các yêu cầu trên. |
| ||
TỔNG ĐIỂM | 10,0 |
1.3. Ma trận đề thi giữa kì 1 môn Văn 9 KNTT
TT | Kĩ năng | Nội dung kiến thức/ Đơn vị kĩ năng | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | ||
Biết | Hiểu | Vận dụng |
| |||
1 | Đọc | - Truyện truyền kì - Thơ song thất lục bát - Truyện thơ Nôm | 2 | 2 | 1 | 40 |
2 |
Viết | -Viết đoạn văn NLVH/đoạn văn NLXH | 1* | 1* | 1* | 20 |
- Viết bài văn NLXH về một vấn đề cần giải quyết ( con người trong mối quan hệ với tự nhiên)/ Phân tích một tác phẩm VH ( thơ song thất lục bát) | 1* | 1* | 1* | 20 | ||
Tổng | 20% | 40% | 40% | 100 | ||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% | 100% |
2. Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 9 sách Cánh diều
2.1. Đề thi giữa học kì 1 môn Văn 9 Cánh diều
SỞ GD & ĐT ………………. | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 |
A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối. Thời gian là một dòng chảy thẳng, không bao giờ dừng lại và cũng không bao giờ quay lại. Mọi cơ hội, nếu bỏ qua là mất. Tuổi trẻ mà không làm được gì cho đời, cho bản thân thì nó vẫn xồng xộc đến tuổi già. Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ. Hãy quý trọng thời gian, nhất là trong thời đại trí tuệ này; nền kinh tế tri thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá. Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã có thể sản xuất một tấn thép; con tàu tốc hành của các nước phát triển, trong vài giờ đã có thể vượt qua được vài ngàn ki-lô-mét. Mọi biểu hiện đủng đỉnh, dềnh dàng đều trở nên lạc lõng trong xu thế toàn cầu hiện nay. Giải trí là cần thiết nhưng chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước.
(Trích “Phong cách sống của người đời”- Trường Giang, theo nguồn Internet)
Câu 1 (1.0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2 (1.0 điểm): Em hiểu như thế nào về ý nghĩa câu văn: “Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ”?
Câu 3 (2.0 điểm): Từ văn bản trên kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về sự lãng phí thời gian trong cuộc sống.
B. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà để thấy vì sao bài thơ lại được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam.
2.2. Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Văn 9 Cánh diều
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – CÁNH DIỀU
A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (0 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | - Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: nghị luận. | 1.0 điểm |
Câu 2 | Học sinh trình bày được cách hiểu của mình, song cần bám sát nội dung: + Thời gian liên tục trôi qua mà không biện pháp nào có thể ngăn cản, nó không phụ thuộc vào bất kì điều gì hay bất cứ ai. Dù con người có nhanh hay chậm, thời gian vẫn sẽ cứ trôi đi, không chờ đợi. + Câu văn có hàm ý nhắc nhở chúng ta không được bỏ phí thời gian…, hãy biết quý trọng thời gian…hãy làm những việc có ý nghĩa tích cực để mỗi thời khắc trôi qua đều có ý nghĩa với cuộc đời. | 1.0 điểm |
Câu 3 | - Học sinh hiểu đề và lập luận để làm rõ: - Giải thích: Lãng phí thời gian là việc con người sử dụng quỹ thời gian của bản thân vào những việc làm vô bổ, không đem lại lợi ích gì cho bản thân và cộng đồng. Đó cũng có thể là việc để thời gian trôi hoài trôi phí mà mình chẳng làm được gì có ích. - Biểu hiện thực tế của lãng phí thời gian là: Ham chơi, lười học, không biết nắm bắt cơ hội để làm việc có ích; ... - Bình luận: sử dụng lý lẽ, dẫn chứng để làm rõ: Lãng phí thời gian là một thói quan xấu. + Thời gian như một dòng chảy, cứ trôi đi mãi không bao giờ trở lại, không thể nắm bắt. Vì thế thời gian vô cùng quý giá với mỗi người. + Lãng phí thời gian là bỏ lỡ cơ hội, bỏ phí tuổi xuân…. là nhận sự thất bại, tiếc nuối, không đạt được ước mơ và khát vọng của mình, tương lai sự nghiệp lỡ dở,... + Nguyên nhân: Chưa hiểu đúng giá trị của thời gian, chưa biết quản lí quỹ thời gian hợp lí, không biết sắp xếp công việc, do ham chơi, chưa xác định được mục tiêu cho mình... Biểu hiện thực tế của lãng phí thời gian là: Ham chơi, lười học, không biết nắm bắt cơ hội để làm việc có ích; ... - Bài học nhận thức và liên hệ bản thân: Mỗi người cần tự nhận thức được tác hại của việc lãng phí thời gian để từ đó điều chỉnh bản thân, biết quý trọng thời gian để làm việc có ích; tận dụng tối đa thời gian để học tập và làm việc… | 2.0 điểm |
B. PHẦN VIẾT: (6.0 điểm)
Đáp án | Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận. | 0.5 điểm |
b. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện Phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà để thấy vì sao bài thơ lại được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam. Hướng dẫn chấm: - HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0.5 điểm. - HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0 điểm. | 0.5 điểm |
c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới: 1. Mở bài – Giới thiệu tác phẩm Sông núi nước Nam. – Giới thiệu khái quát về bài thơ “Sông núi nước Nam” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật,…) 2. Thân bài - Tuyên ngôn Độc lập là gì? Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử được biên soạn với mục đích tuyên bố nền độc lập của một quốc gia. Tài liệu này thường được viết sau khi giành lại chủ quyền lãnh thổ của đất nước từ tay ngoại bang. Đây là văn bản có tính pháp lý cao trên trường quốc tế. Sông núi nước Nam là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên. Trước đó, chưa có tác phẩm nào khẳng định độc lập, chủ quyền như Sông Nước Nam. a. Cảm nghĩ về câu thứ nhất: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”. – Nam đế: hoàng đế nước Nam – ngang hàng với hoàng đế các nước phương Bắc, qua đó thể hiện lòng tự hào dân tộc. – Tác giả khẳng định người Nam phải ở nước Nam. – Vua Nam thì phải ở nước Nam. – Đã phân định rõ ràng về chủ quyền và lãnh thổ. b. Cảm nghĩ về câu thứ hai: “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” – Thiên thư: sách trời – Giới phận lãnh thổ của người Nam được quy định ở sách trời, điều này trở thành chân lý không thể chối cãi và không bất cứ ai có thể thay đổi được điều đó (với người Việt và người Trung tôn thờ thế giới tâm linh, thì trời chính là chân lý). – Tác giả khẳng định rằng chủ quyền này đã được định rõ ở sách trời. – Tác giả được thể hiện được chân lý sống, chân lý lẽ thường tình. – Sự xâm lược của các nước khác là sai lầm. ⇒ Khẳng định niềm tin, ý chí về chủ quyền dân tộc, tinh thần tự lập, tự chủ, tự cường của dân tộc. c. Cảm nghĩ về câu thứ ba: “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm”. – Kết cấu câu hỏi nhằm mục đích khẳng định nền độc lập dân tộc, khẳng định niềm tin chiến thắng của dân tộc ta. – Tác giả chỉ rõ, những kẻ xâm lược là trái đạo trời, đạo làm người – “nghịch lỗ”. – Thể hiện sự căm thù giặc sâu sắc của tác giả. d. Câu cuối cùng: “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”. – Tác giả cảnh cáo rằng làm trái sách trời sẽ bị quả báo. – Khẳng định lại một lần nữa chủ quyền của mình. => Cảnh cáo bọn giặc dã tất sẽ thất bại không chỉ vì trái đạo trời mà còn vì dân tộc ta sẽ quyết tâm đánh đuổi, bảo vệ chủ quyền đất nước đến cùng. – Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ: + Nội dung: khẳng định chủ quyền của dân tộc và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền ấy trước mọi kẻ thù xâm lược. 1. + Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ hùng hồn, đanh thép,… 2. 3. Kết bài – Cảm nhận về bài thơ: Bài thơ khẳng định đanh thép, cảm xúc mãnh liệt, tinh thần sắt đá, ý chí quyết tâm không gì lay chuyển, khuất phục nổi. – Cảm xúc và ý chí ấy không được bộc lộ trực tiếp mà kín đáo qua hình tượng và ngôn ngữ. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 4 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 3 điểm – 3.75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm. | 4.0 điểm |
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. | 0.5 điểm |
e. Sáng tạo - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0.5 điểm |
2.3. Ma trận đề thi giữa kì 1 môn Văn 9 Cánh diều
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản |
|
|
|
|
|
| 0 | 1 | 0 | 1 | 1 |
Thực hành tiếng Việt | 0 | 1 |
|
|
|
|
|
| 0 | 1 | 1 |
Viết |
|
|
|
| 0 | 2 |
|
| 0 | 2 | 8 |
Tổng số câu TN/TL | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 4 | 4 |
Điểm số | 0 | 1.0 | 0 | 0 | 0 | 8 | 0 | 1 | 0 | 10 | 10 |
Tổng số điểm | 1.0 điểm 10% | 0 điểm 0% | 8.0 điểm 80% | 1.0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
2.4. Bản đặc tả đề kiểm tra Văn 9 Cánh diều giữa kì 1
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 2 | 0 |
|
| ||
| Nhận biết
| - Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt. - Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. | 1 | 0 |
| C1 |
Vận dụng cao | - Nhận biết được câu chủ đề đồng thời triển khai dựa trên câu chủ đề đã cho sẵn. - Hiểu và lí giải được tình cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. | 1 | 0 |
| C2 | |
| ||||||
VIẾT | 2 | 0 |
|
| ||
| Vận dụng | - Hiểu được nội dung của đoạn trích và viết đoạn văn trình bày về một quan điểm hoặc một ý kiến. | 1 | 0 |
| C3 phần đọc hiểu |
Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện/thơ: *Nhận biết - Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện. - Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện; vấn đề nghị luận (chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng). - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. *Thông hiểu - Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện/thơ. - Lý giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm. - Phân tích cụ thể rõ ràng về tác phẩm thơ/truyện (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động. * Vận dụng - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/ truyện. - Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện; vị trí, đóng góp của tác giả. | 1 | 0 |
| C1 phần tự luận |
3. Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 9 sách Chân trời sáng tạo
3.1. Đề thi giữa học kì 1 môn Văn 9 Chân trời sáng tạo
SỞ GD & ĐT ………………. | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 |
A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
(Trích Bếp lửa - Bằng Việt)
Câu 1 (1.0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Câu 2 (1.0 điểm): Từ “đinh ninh" trong đoạn thơ được hiểu như thế nào? Vì sao bà phải “dặn cháu đinh ninh”?
Câu 3 (1.0 điểm): Xác định lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích.
Câu 4 (1.0 điểm): Có ý kiến cho rằng hình ảnh người bà trong đoạn thơ mang vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
B. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Phân tích bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh để thấy rõ tình cảm nồng nàn của tác giả dành cho quê hương của mình.
3.2. Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Văn 9 Chân trời sáng tạo
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (0 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | - Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: biểu cảm. | 1.0 điểm |
Câu 2 | - Từ “đinh ninh" trong đoạn thơ được hiểu là sự lặp đi lặp lại trong lời nói, hành động để người khác nắm chắc. - Bà phải “dặn cháu đinh ninh” vì bà không muốn cháu không quên những lời bà nói khi viết thư cho bố rằng “chớ kể này kể nọ” cho bố để bố không bị phân tâm trong công việc kháng chiến và vẫn an tâm rằng gia đình vẫn bình an, khỏe mạnh. | 1.0 điểm |
Câu 3 | Lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích là: "Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, | 1.0 điểm |
Câu 4 | - HS có thể trả lời theo cảm nhận của mình. - Gợi ý: Nếu em chọn đồng ý: + Bởi vì, người bà trong đoạn thơ là người phụ nữ Việt Nam với sự dũng cảm, mạnh mẽ và là hậu phương vững chắc cho người con xa nhà kháng chiến chống giặc giữ nước. + Để con không phải phân tâm công cuộc kháng chiến của mình mà bà đã âm thầm, lặng lẽ chu toàn mọi việc ở nhà và quên không dặn cháu “chớ kể này kể nọ” cho bố nghe. ð Qua đó, ta càng nhìn nhận rõ nét hơn vẻ đẹp thiêng liêng, giàu nhân ái của người phụ nữ Việt Nam qua hình ảnh của người bà. | 1.0 điểm |
B. PHẦN VIẾT: (6.0 điểm)
Đáp án | Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận. | 0.5 điểm |
b. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện Phân tích bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh để thấy rõ tình cảm nồng nàn của tác giả dành cho quê hương của mình. Hướng dẫn chấm: - HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0.5 điểm. - HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0 điểm. | 0.5 điểm |
c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới: 1. Mở bài - Sơ lược về Tế Hanh và phong cách thơ ông. - Có thể nói quê hương là nguồn cảm hứng lớn nhất trong đời thơ của Tế Hanh mà bài thơ Quê hương chính là một khởi đầu đầy xuất sắc và hứa hẹn. 2. Thân bài a. 2 câu thơ đầu: - Giới thiệu khái quát về làng quê với chất giọng yêu thương, nhẹ nhàng, vẽ nên dáng hình của quê hương thông qua vị trí địa lý, khoảng cách với biển cả,… b. 6 câu thơ thiếp “Khi trời trong… thâu góp gió”: + Cảnh ra khơi diễn ra trong khung cảnh thơ mộng, tuyệt vời: Trời trong, nắng nhẹ, sớm mai hồng. + Ngư dân trai tráng với sự khỏe mạnh, tinh thần hăng say. + Chiếc thuyền lướt nhẹ ra khơi, dường như không chịu bất kỳ cản trở nào, hùng dũng, tràn đầy sinh lực tựa như con tuấn mã đã kinh qua hàng trăm trận chiến. + Con thuyền trong thơ của Tế Hanh luôn nắm giữ vị thế chủ động, sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn, thuần thục và can trường trước sóng biển. => Trước biển lớn, sóng nước mênh mông thế nhưng chiếc thuyền nhỏ bé lại nổi lên với khí thế mạnh mẽ, sôi sục lòng nhiệt huyết, dường như biển cả đã trở thành bức nền xanh làm bật lên vẻ đẹp hiên ngang của chiếc thuyền đánh cá. + So sánh “cánh buồm” với “mảnh hồn làng”, phác họa ra mảnh tình của quê hương, luôn theo sát từng bước đi của ngư dân, gắn bó thân thiết. + Nhân hóa hình ảnh cánh buồm với từ “rướn” và “thâu” gợi cảm giác cánh buồm cũng đăng hăng say tham gia vào lao động, đoàn kết với ngư dân xông pha biển lớn. c. 4 câu thơ tiếp “Ngày hôm sau…thân bạc trắng”: + Niềm hân hoan, vui mừng của dân làng chài khi đón thuyền về, tạo cảm giác ấm no, thanh bình miền biển. + Sự biết ơn của Tế Hanh đối với biển cả quê hương, với mẹ thiên nhiên đã nuôi sống người dân quê hương bằng nguồn cá dồi dào. d. Bốn câu thơ cuối: + Vẻ đẹp của người ngư dân, làn da ngăm rám nắng khỏe khoắn và nhiều vất vả, thân mình mang đậm hơi thở xa xăm của biển cả, con người và biển cả dường như hòa quyện vào với nhau. + Ánh mắt thông cảm, yêu thương của Tế Hanh với sự vật, với con thuyền của quê hương, ông cảm nhận được cả sự mỏi mệt, vẻ trầm tĩnh của nó như đang tâm sự với biển cả. + Tâm hồn tinh tế hòa quyện giữa các giác quan khiến nhà thơ cảm nhận được sự gắn bó sâu sắc của vạn vật đối với biển cả của quê hương. 3. Kết bài – Nêu cảm nhận của cá nhân về bài thơ. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 4 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 3 điểm – 3.75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm. | 4.0 điểm |
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. | 0.5 điểm |
e. Sáng tạo - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0.5 điểm |
3.3. Ma trận đề thi giữa kì 1 môn Văn 9 Chân trời sáng tạo
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 0 | 1 |
|
|
|
| 0 | 1 | 0 | 2 | 2 |
Thực hành tiếng Việt |
|
| 0 | 2 |
|
|
|
| 0 | 2 | 2 |
Viết |
|
|
|
| 0 | 1 |
|
| 0 | 1 | 6 |
Tổng số câu TN/TL | 0 | 1 | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 5 | 5 |
Điểm số | 0 | 1 | 0 | 2 | 0 | 6 | 0 | 1 | 0 | 10 | 10 |
Tổng số điểm | 1.0 điểm 10% | 2.0 điểm 20% | 6.0 điểm 60% | 1.0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
3.4. Bản đặc tả đề kiểm tra Văn 9 CTST giữa kì 1
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 4 | 0 |
|
| ||
| Nhận biết
| - Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt. - Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. | 1 | 0 |
| C1 |
Thông hiểu | - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ. | 2 | 0 |
| C2,3 | |
Vận dụng cao | - Nhận biết được câu chủ đề đồng thời triển khai dựa trên câu chủ đề đã cho sẵn. - Hiểu và lí giải được tình cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. | 1 | 0 |
| C4 | |
| ||||||
VIẾT | 1 | 0 |
|
| ||
| Vận dụng | Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện/thơ: *Nhận biết - Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện. - Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện; vấn đề nghị luận (chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng). - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. *Thông hiểu - Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện/thơ. - Lý giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm. - Phân tích cụ thể rõ ràng về tác phẩm thơ/truyện (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động. * Vận dụng - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/ truyện. - Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện; vị trí, đóng góp của tác giả. | 1 |
0 |
| |
| C1 phần tự luận |
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
- Xuân Phúc LêThích · Phản hồi · 13 · 03/11/22
- Hoàng ĐôngThích · Phản hồi · 10 · 11/11/22
- Đức NguyễnThích · Phản hồi · 8 · 07/11/22
- Đoàn HườngThích · Phản hồi · 8 · 03/11/22
- luyện bùiThích · Phản hồi · 7 · 01/11/22
- zata no proThích · Phản hồi · 4 · 02/11/22
-
- Ninh NguyễnThích · Phản hồi · 6 · 31/10/23
- Hiếu NguyễnThích · Phản hồi · 3 · 01/11/23
- Anhh ThuuThích · Phản hồi · 2 · 06/11/23
- Hiếu NguyễnThích · Phản hồi · 2 · 01/11/23
- Hiếu NguyễnThích · Phản hồi · 2 · 01/11/23