Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 2 Đề kiểm tra giữa kì 1 môn HĐTN 9 (Có đáp án)

Đề kiểm tra giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức năm 2024 - 2025 tổng hợp 2 đề khác nhau có đáp án giải chi tiết kèm theo. Qua tài liệu này giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.

TOP 2 Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức được biên soạn với cấu trúc đề đa dạng gồm cả trắc nghiệm kết hợp tự luận. Hi vọng qua đề kiểm tra giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức sẽ giúp các em học sinh lớp 9 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Đồng thời đây cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các em học sinh của mình.

Đề kiểm tra giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức năm 2024

Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 KNTT

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0đ) (Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất)

(mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm)

Câu 1: Theo em, bắt nạt học đường là gì?

A. Là hành vi tiêu cực, dùng sức mạnh thể chất hay tinh thần để đe dọa, làm tổn thương đến người khác của một hoặc nhiều học sinh đối với những cá nhân khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân mình.
B. Là hành vi tiêu cực, dùng sức mạnh thể chất hay tinh thần để đe dọa, làm tổn thương đến người khác của nhiều học sinh đối với những cá nhân khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân mình.
C. Làhành vi tiêu cực, dùng sức mạnh thể chất hay tinh thần để đe dọa, làm tổn thương đến người khác của một học sinh đối với những cá nhân khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân mình.
D. Là hành vi tiêu cực, dùng sức mạnh thể chất để đe dọa, làm tổn thương đến người khác của một hoặc nhiều học sinh đối với những cá nhân khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân mình.

Câu 2: Theo em, khả năng thích nghi là gì?

A. Là khả năng làm quen với điều kiện sinh sống mới, đối phó với những tình huống khó khăn và thay đổi xảy ra trong cuộc sống và công việc.
B. Là khả năng làm quen với môi trường mới, chấp nhận những tình huống khó khăn và thay đổi xảy ra trong cuộc sống và công việc.
C. Là khả năng làm quen với môi trường mới, đối phó với những tình huống khó khăn và thay đổi xảy ra trong cuộc sống và công việc.
D. Là khả năng làm quen với môi trường mới, đối phó với những tình huống khó khăn và thay đổi xảy ra trong cuộc sống và công việc.

Câu 3: Đâu không phải là phải cách thể hiện là người có trách nhiệm với công việc được giao?

A. Lập kế hoạch để thực hiện.
B. Phân công nhiệm vụ cụ thể.
C. Đôn đốc thực hiện công việc.
D. Thay đổi kế hoạch theo sở thích.

Câu 4: Theo em, hành vi giao tiếp ứng xử là gì?

A. Là cách dùng từ ngữ truyền đạt ý kiến, cử chỉ, quy tắc ứng xử phù hợp và khả năng tạo ấn tượng cho người nghe.
B. Là cách dùng từ ngữ truyền đạt ý kiến, thực hiện quy tắc ứng xử phù hợp và khả năng tạo ấn tượng sâu sắc cho những người xung quanh.
C. Là cách dùng từ ngữ truyền đạt ý nghĩ, cử chỉ, quy tắc ứng xử phù hợp với bả thân và khả năng tạo ấn tượng sâu sắc cho những người xung quanh.
D. Là cách dùng từ ngữ truyền đạt ý kiến, cử chỉ, quy tắc ứng xử phù hợp và khả năng tạo ấn tượng sâu sắc cho những người xung quanh.

Câu 5: Theo em, trách nhiệm là gì?

A. Là công việc của mỗi người phải thực hiện hoặc hoàn thành.
B. Là công việc hay chức trách của mỗi người phải thực hiện hoặc hoàn thành.
C. Làcông việc hay bổn phận của mỗi người phải thực hiện hoặc hoàn thành .
D. Là công việc hay nghĩa vụ của mỗi người phải thực hiện hoặc hoàn thành.

Câu 6: Đâu không phải là hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực?

A. Lắng nghe khi người khác đang nói.
B. Thực hiện quy định về giao tiếp, ứng xử nơi công cộng.
C. Giúp đỡ cụ già, em nhỏ, người gặp khó khăn.
D. Thực hiện các hành vi có lợi cho bản thân.

Câu 7: Ý kiến nào sau đây không phải tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động phòng chống bắt nạt học đường?

A. Số lượng người tham gia.
B. Sự quan tâm, theo dõi của người tham gia.
C. Sự lên án gay gắt của người tham gia đối với hành vi bắt nạt học đường.
D. Cam kết của người tham gia trong phòng chống bắt nạt học đường.

Câu 9: Theo em, đâu là hậu quả của tình trạng căn thẳng và áp lực trong học tập?

A. Khiến cho học sinh hứng thú hơn với việc chinh phục tri thức mới.
BDẫn tới tình trạng u uất, trầm cảm nếu diễn ra trong thời gian dài.
C. Tạo ra những góc nhìn mới cho học sinh trong việc học tập, rèn luyện.
D. Giúp cải thiện tình trạng lười học, không thực hiện nền nếp học tập.

II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 1: (1,0 điểm) Những việc em có thể làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường?

Câu 2: (2,0 điểm) Hãy tìm hiểu và đưa ra các biện pháp tranh biện có hiệu quả?

Câu 3 : (3,0 điểm)

a) Chỉ ra sự thay đổi cảm xúc có thể xảy ra của nhân vật trong tình huống sau:

Tình huống 1: Cuối tiết học, cô giáo trả bài kiểm tra, T bị điểm kém. Đến tiết tiếp theo, T không thể tập trung học được.

Tình huống 2: Các bạn lớp em đều rất háo hức với chuyến trải nghiệm vào cuối tuần. Khi cô giáo thông báo vì thời tiết không đảm bảo nên nhà trường hoãn chuyến đi này, không khí trong lớp bỗng chùng hẳn xuống.

b) Chia sẻ những thay đổi cảm xúc của em trong một số tình huống cụ thể ?

Đáp án đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4,0 điểm)

Câu12345679
Đáp ánDCDAABDD
Điểm0,50,50,50,50,50,50,50,5

PHẦN II: TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

(1,0đ)

+ Học tập tốt, đọc nhiều sách, đạt thành tích cao trong học tập.

+ Tham gia văn nghệ chào mừng các ngày lễ quan trọng: 20/11, 22/12, 26/3,…

+ Tham gia các hoạt động cộng đồng: ủng hộ các bạn có hoàn cảnh khó khăn.

+ Các hoạt động khác: Giữ vệ sinh trường lớp, an toàn giao thông,…

0,25

0,25

0,25

0,25

2

()

- Đưa ra các luận điểm ủng hộ hay phản đối

- Phân tích, lập luận có chứng cứ

- Kết luận được quan điểm của bản thân

- Trong khi tranh biện nên :

+ Kiềm chế cảm xúc khi bày tỏ quan điểm

+ Lắng nghe, nhìn nhận vấn đề theo hướng khách quan

+ Tránh làm tổn thương người khác, tránh gây mất đoàn kết

0,25

0,25

0,75

0,75

3

(3,0đ)

a)

Tình huống 1: Trước khi cô trả bài kiểm tra, T cảm thấy hồi hộp và lo lắng. Sau khi cô trả bài kiểm tra, T cảm thấy buồn bã.

Tình huống 2: Lúc đầu cả lớp cảm thấy háo hức, vui sướng. Sau khi cô giáo thông báo thì lớp cảm thấy thất vọng, hụt hẫng, buồn bã.

b) Ví dụ: Em đang chơi game rất vui vẻ trong phòng thì mẹ bước vào và mắng em, nhắc nhở em phải học bài. Cảm xúc của em thay đổi từ vui vẻ => khó chịu, tức giận

1,0đ

1,0đ

2,0đ

...........

Tải file tài liệu để xem thêm Đề kiểm tra giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm