Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 năm 2024 - 2025 4 Đề kiểm tra giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 (Có đáp án)
TOP 4 Đề thi Hoạt động trải nghiệm 9 giữa học kì 1 năm 2024 - 2025 có đáp án giải chi tiết kèm theo. Qua tài liệu này giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.
Với 4 Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 gồm 3 sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức và Cánh diều. Hi vọng qua đề kiểm tra giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 sẽ giúp các em học sinh lớp 9 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Đồng thời đây cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là trọn bộ 4 đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 năm 2024 - 2025 mời các bạn cùng theo dõi.
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm 9 năm 2024 - 2025
- 1. Đề kiểm tra giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
- 2. Đề kiểm tra giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 Cánh diều
- 3. Đề kiểm tra giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức
1. Đề kiểm tra giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Đề kiểm tra giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1. Theo em, thích nghi là gì?
A. Là khả năng làm quen với môi trường mới, đối phó với những tình huống khó khăn và thay đổi xảy ra trong cuộc sống và công việc.
B. Là khả năng làm quen với điều kiện mới, đối phó với những tình huống khó khăn và thay đổi xảy ra trong cuộc sống và công việc.
C. Là khả năng làm quen với môi trường mới, chấp nhận những tình huống khó khăn và thay đổi xảy ra trong cuộc sống và công việc.
D. Là khả năng làm quen với điều kiện mới chấp nhận những tình huống khó khăn và thay đổi xảy ra trong cuộc sống và công việc.
Câu 2. Theo em, đâu là một mạng xã hội?
A.Facebook
B. E-mail.
C.Google
D. Cốc Cốc.
Câu 3. Đâu không hoạt động góp phần xây dựng văn hóa nhà trường của em?
A. Tọa đàm về chủ đề “Tôn trọng sự khác biệt của thầy cô, bạn bè”.
B. Xây dựng lối sống hài hòa với thầy cô, bạn bè.
C. Hoạt động phòng chống bạo lực học đường.
D. Thực hiện các hoạt động thiện nguyện ở vùng cao.
Câu 4. Theo em, giao tiếp ứng xử là gì?
A. Là cách dùng từ ngữ truyền đạt ý kiến, cử chỉ, quy tắc ứng xử phù hợp và khả năng tạo ấn tượng cho người nghe.
B. Là cách dùng từ ngữ truyền đạt ý kiến, thực hiện quy tắc ứng xử phù hợp và khả năng tạo ấn tượng sâu sắc cho những người xung quanh.
C. Là cách dùng từ ngữ truyền đạt ý nghĩ, cử chỉ, quy tắc ứng xử phù hợp với bản thân và khả năng tạo ấn tượng sâu sắc cho những người xung quanh.
D. Là cách dùng từ ngữ truyền đạt ý kiến, cử chỉ, quy tắc ứng xử phù hợp và khả năng tạo ấn tượng sâu sắc cho những người xung quanh.
Câu 5. Theo em, bắt nạt học đường là gì?
A. Là hành vi tiêu cực, dùng sức mạnh thể chất để đe dọa, làm tổn thương đến người khác của một hoặc nhiều học sinh đối với những cá nhân khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân mình.
B. Là hành vi tiêu cực, dùng sức mạnh thể chất hay tinh thần để đe dọa, làm tổn thương đến người khác của một học sinh đối với những cá nhân khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân mình.
C. Là hành vi tiêu cực, dùng sức mạnh thể chất hay tinh thần để đe dọa, làm tổn thương đến người khác của nhiều học sinh đối với những cá nhân khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân mình .
D. Là hành vi tiêu cực, dùng sức mạnh thể chất hay tinh thần để đe dọa, làm tổn thương đến người khác của một hoặc nhiều học sinh đối với những cá nhân khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân mình.
Câu 6. Đâu không phải việc làm thể hiện tôn trọng sự khác biệt?
A. Không chê bai sở thích của người khác.
B. Chấp nhận đặc trưng văn hóa riêng.
C. Phản ứng khi tiếp xúc với phương pháp giảng dạy của thầy cô.
D. Lắng nghe những ý kiến khác với mình.
Câu 7. Đâu không lưu ý khi thực hiện khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội?
A. Chào hỏi cởi mở, thân thiện và giới thiệu mục đích khảo sát.
B. Trao đổi về tính bảo mật các thông tin chia sẻ.
C. Hướng dẫn cách trả lời câu hỏi khảo sát.
D. Rời đi ngay sau khi có kết quả khảo sát.
Câu 8. Ý kiến nào sau đây không phải biểu hiện của sự căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống?
A. Cảm giác lo lắng, buồn bực.
B. Mất dần hứng thú với những điều mình quan tâm.
C. Thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lí.
D. Thích ở một mình, không muốn gặp gỡ.
Câu 9. Ý kiến nào sau đây không phải biểu hiện của cách sống hài hòa với thầy cô và các bạn?
A. Thu mình, không giao tiếp để tránh va chạm.
B. Vui vẻ trò chuyện với thầy cô và các bạn.
C. Sẵn sàng cùng bạn thực hiện nhiệm vụ thầy cô giao.
D. Hỗ trợ và giúp đỡ bạn trong khả năng của mình.
Câu 10. Ý kiến nào sau đây không phải hoạt động công ích ở trường?
A. Trồng hoa, cây xanh ở vườn trường.
B. Dọn dẹp vệ sinh đường phố nơi em ở.
C. Chăm sóc hoa và cây xanh ở vườn trường.
D. Vệ sinh lớp học, sân trường.
Câu 11. Theo em vì sao cần nhận diện điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân?
A. Vì việc đánh giá bản thân giúp bộc lộ các yếu điểm từ đó hạn chế các hành vi chưa chuẩn mực trong giao tiếp.
B. Vì việc nhận diện các điểm yếu giúp ta hoàn thiện hơn trong mắt mọi người xung quanh.
C. Vì việc cải thiện những yếu điểm, phát huy ưu điểm giúp đạt được sự thành công trong giao tiếp.
D. Vì việc đánh giá điểm mạnh, điểm yếu giúp chúng ta tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày.
Câu 12. Theo em, đâu là hậu quả của tình trạng bắt nạt học đường?
A. Khiến cho học sinh thay đổi tính cách theo chiều hướng bạo lực.
B. Dẫn đến tình trạng trầm cảm, thiếu tự tin của học sinh bị bắt nạt.
C. Tạo ra những rào cản trong việc phát triển thể chất.
D. Giúp cải thiện tình trạng không có tổ chức trong lớp học.
II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Xác định và xử lí tình huống thực hành ứng phó với những căng thẳng trong học tập và áp lực cuộc sống trong các tình huống sau:
- Tình huống 1: Vừa bước sang lớp 9, bố mẹ đã nói với Giang rằng, phải tăng cường thời gian cho việc học; thấy cô ở trường luôn nhắc nhở về năm học quan trọng này. Giang cảm thấy thực sự căng thẳng.
- Tình huống 2: Gia đình Minh có truyền thống học tập tốt. Bố mẹ thường kể về tấm gương học tập của các chú, các bác và anh chị họ hàng, Nhiều lúc bố nói, Minh cần cố gắng học tốt để làm gương cho em. Minh thực sự cảm thấy bị áp lực.
Câu 2 (1,0 điểm). Nêu hành vi giao tiếp ứng xử chưa tích cực và biện pháp khắc phục.
Đáp án đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
A | C | D | D | D | C | D | C | A | B | C | B |
II. TỰ LUẬN
Câu 1: (3 điểm). Xác định và xử lí tình huống thực hành ứng phó với những căng thẳng trong học tập và áp lực cuộc sống trong các tình huống:
- Tình huống 1: (1,5 điểm)
+ Giang có thể lựa chọn cách tâm sự bạn bè, bố mẹ về những áp lực của mình.
+ Giang có thể hứa với bố mẹ, đưa ra lời cam kết về việc bản thân sẽ tập trung cho học tập đồng thời bố mẹ không nên thúc giục quá sẽ làm Giang cảm thấy áp lực.
+ Giang có thể lựa chọn các cách khác nhau để giải trí, giảm áp lực như nghe nhạc, xem phim, chơi thể thao vào các khung giờ hợp lí để đảm bảo k làm ảnh hưởng đến việc học.
- Tình huống 2: (1,5 điểm)
+ Minh có thể bày tỏ với bố những áp lực của mình khi bố đề cập đến vấn đề Minh cần phải học tốt để giữ gìn truyền thống gia đình và làm gương cho các em.
+ Minh cần khẳng định mình luôn cố gắng làm điều đó đồng thời cũng muốn phát triển những điểm mạnh khác của bản thân ngoài học tập.
+ Minh có thể chia sẻ điều này với các anh chị, em trong gia đình.
+ Minh có thể chọn cách giải trí khác như nghe nhạc, chơi thể thao...
Câu 2: (1 điểm).
- Hành vi giao tiếp chưa tích cực:
+ Nói quá to.
+ Gương mặt chưa biểu cảm khi nói.
+ Thiếu kiểm soát cảm xúc khi giao tiếp, ứng xử
- Biện pháp khắc phục:
+ Điều chỉnh âm lượng của giọng nói đủ nghe phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
+ Nhìn vào gương luyện tập khẩu hình và thể hiện cảm xúc vui vẻ, ngạc nhiên, hào hứng,...khi nói.
+ Sử dụng một số biện pháp điều chỉnh, cân bằng cảm xúc trong giao tiếp, ứng xử
2. Đề kiểm tra giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 Cánh diều
Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9
UBND TX ….. TRƯỜNG THCS …………
| ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2024 – 2025
Môn: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 9 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề) |
Câu 1. Đề xuất cách ứng xử thể hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt và sống hài hoà với các bạn trong tình huống sau:
Đầu năm học, thầy giáo chủ nhiệm chia lại các nhóm học tập. Bạn H muốn được vào nhóm do M làm nhóm trưởng. Tuy nhiên, các hạn trong nhóm không đổng ý vì cho rằng bạn H học không khá, lại bị khuyết tật chân sẽ ảnh hưởng tới hình ảnh và thành tích chung của nhóm. Nếu là bạn M trong tình huống trên, em sẽ ứng xử như thế nào? Vì sao?
Câu 2. Đề xuất cách ứng xử thể hiện có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao trong tình huống sau:
Nhóm của K được phân công làm một phim ngắn giới thiệu về truyền thống nhà trường. Các bạn đã chuẩn bị cẩn thận kịch bản, danh sách và câu hỏi phỏng vấn một số G V và HS cũ của trường. Nhóm liên hệ, sắp xếp mãi mới thống nhất được ngày đến quay hình và phỏng vấn các nhân vật. Nhưng đúng ngày hẹn thì thời tiết xấu, trời trô gió lạnh và mưa phùn. Một số bạn trong nhóm tỏ ý ngại, muốn lùi việc quay phim lại trong khi chỉ còn vài ngày nữa là bộ phim đã phải hoàn thành. Nếu là bạn K trong tình huống trên, em sẽ làm gì? Vì sao?
Câu 3. Chỉ ra điểm tích cực, chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của các nhân vật trong trường hợp sau:
Hai bạn V và N rủ nhau vào bệnh viện thăm một bạn trong nhóm bị ốm. V và N tíu tít chuyện trò, hỏi thăm bạn, không để ý đến những bệnh nhân khác ở cùng phòng bệnh. Chỉ đến khi cô y tá ghé vào nhắc, V và N mới vội vàng xin lỗi và nhắc nhau giữ im lặng.
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9
UBND TX ….. TRƯỜNG THCS …………
| HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2024 – 2025
Môn: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 9 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề) |
Câu 1: M nên phân tích, khuyên các bạn trong nhóm cẩn phải tôn trọng bạn H, dù có sự khác biệt về học lực, về ngoại hình, sức khoẻ; cần phải vui vẻ đón nhận bạn vào nhóm và cùng nhau giúp đỡ, động viên bạn trong học tập cũng như các hoạt động tập thể của lớp, của trường.
Lí do: Cần phải tôn trọng sự khác biệt của bạn bè và sống hoà đồng với các bạn, không phân biệt đối xử.
Câu 2. K nên khuyên các bạn cần phải khắc phục khó khăn do thời tiết xấu để hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng thời hạn.
Lí do: Nếu huỷ việc đi quay phim vào ngày đã hẹn với những GV, HS cũ của trường thì chưa biết khi nào có thể sắp xếp được một buổi khác vì mọi người đểu bận rộn. Như thế sẽ không thể hoàn thành được nhiệm vụ đúng thời hạn. Hơn nữa, đã hẹn thi dù khó khăn đến mấy cũng phải khắc phục khó khăn, kiên trì thực hiện đúng như đã hẹn để thể hiện là người có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
Câu 3.
Điểm tích cực: V và N đã biết xin lỗi và sửa lỗi khi được nhắc nhở.
Điểm chưa tích cực: Ban đầu, V và N đã không thực hiện đúng quy định về đi nhẹ, nói khẽ, giữ trật tự trong bệnh viện, nhất là trong phòng bệnh nhân.
Đánh giá.
Câu 1.
Đạt: HS đề xuất được cách ứng xử đúng và giải thích được lí do.
Chưa đạt: Khi HS không đề xuất được cách ứng xử đúng.
Câu 2.
Đạt: Khi HS đề xuất được cách ứng xử đúng và giải thích được lí do.
Chưa đạt: HS không để xuất được cách ứng xử đúng.
Câu 3.
Đạt: HS chỉ ra được điểm tích cực hoặc chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của V và N.
Chưa đạt: HS không chỉ ra được cả điểm tích cực và điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của V và N.
Đánh giá chung.
Xếp loại Đạt: HS đạt được 2 câu trở lên.
Xếp loại Chứa đạt: HS chỉ đạt được nhiều nhất là 1 câu.
3. Đề kiểm tra giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức
Xem chi tiết nội dung đề thi trong file tải về