Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 9 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều 2 Đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 9 (Có ma trận, đáp án)
Đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 9 Cánh diều năm 2024 - 2025 có đáp án giải chi tiết kèm theo. Qua tài liệu này giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.
Đề thi giữa kì 1 GDCD 9 Cánh diều được biên soạn với cấu trúc đề trắc nghiệm kết hợp tự luận. Hi vọng qua đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 9 Cánh diều sẽ giúp các em học sinh lớp 9 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Đồng thời đây cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các em học sinh của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 9 Cánh diều.
Đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 9 Cánh diều năm 2024 - 2025
Đề thi giữa kì 1 GDCD 9
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng nhất (mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm):
Câu 1. Mục đích của sống có lí tưởng là:
A. Tạo nên chuẩn mực văn hóa cho xã hội.
B. Thúc đẩy hoàn thành mục tiêu của xã hội.
C. Hình thành đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao.
D. Xây dựng đất nước giàu mạnh và đóng góp tích cực cho nhân loại.
Câu 2. Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn tư liệu dưới đây:
“…………….là lực xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
(Theo bài nói tại Đại hội Thanh niên tích cực lao động xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh toàn tập (2000), tập 10, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.106)
A. Đoàn viên
B. Thanh niên
C. Thanh thiếu niên.
D. Đoàn Thanh niên.
Câu 3. Câu ca dao tục ngữ nào nói về lòng khoan dung?
A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
B. Nhất tự vi sư bán tự vi sư
C. Yêu con người mát con ta
D. Có công mài sắt có ngày nên kim
Câu 4. Điền vào chỗ chấm: “Khoan dung là một đức tính ... và có ý nghĩa ... vì nó giúp con người dễ dàng hòa nhập trong đời sống cộng đồng, nâng cao vai trò, uy tín cá nhân trong xã hội”.
A. To lớn; cao đẹp.
B. Cao sang; lớn lao.
C. Cao sang; to lớn.
D. Cao quý; tầm thường.
Câu 5. Tập thể nào dưới đây không phải là cộng đồng?
A. Trường học.
B. Tổ học tập
C. Nhân dân trong khu dân cư.
D. Người Việt Nam ở nước ngoài.
Câu 6. Những lưu ý khi lựa chọn một hoạt động cộng đồng để tham gia là gì?
A. Hoạt động nào có ích cho bản thân thì tham gia.
B. Tìm kiếm trên internet, thấy cái nào hay ho là tham gia.
C. Thích là tham gia, không quan tâm đến những cái khác.
D. Phù hợp với sức khỏe, năng lực và thời gian của bản thân.
Câu 7. Những ai có thể tham gia vào các hoạt động cộng đồng?
A. Chỉ người từ 18 tuổi trở lên
B. Tất cả những ai có nhu cầu tham gia
C. Chỉ dành cho những người có kinh tế ổn định
D. Chỉ dành cho những người có chức quyền trong xã hội
Câu 8. Q và S là bạn học cùng lớp. Q thấy S tham gia các hoạt động cộng đồng rất tích cực và đôi khi còn nghỉ học để tham gia nếu hoạt động đó trùng lịch học. Nếu em là Q thì em sẽ làm gì để xử lí tình huống này?
A. Nói chuyện với gia đình S để có biện pháp xử lí việc này.
B. Nói với cô giáo để cô phạt S vì nghỉ học để tham gia việc khác.
C. Ủng hộ S tiếp tục tham gia các hoạt động cộng đồng vì rất ý nghĩa.
D. Nói chuyện trực tiếp với S, khuyên S nên biết cân bằng giữa việc học và tham gia hoạt động, vì ở lứa tuổi này quan trọng vẫn là học hành.
PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 9. (2,0 điểm): Theo em, thế nào là sống có lí tưởng? Hãy nêu 04 hành động cụ thể mà em có thể thực hiện để sống có lý tưởng trong cuộc sống hàng ngày.
Câu 10. (2,0 điểm): Tình huống. Bố mẹ giao cho V nhiệm vụ dọn dẹp nhà cửa mỗi ngày nhưng V thường xuyên mải chơi quên việc. Dù bố mẹ đã nhắc nhiều lần nhưng V vẫn không thay đổi. Một lần, có khách đến chơi nhà, V chợt nhận thấy bố mẹ rất ngượng với khách khi nhà cửa bừa bộn.
Nếu em là bố mẹ của V, em sẽ ứng xử như thế nào?
Câu 11 (2,0 điểm): Giải thích vì sao phải tham gia hoạt động cộng đồng? Em đã tham gia những hoạt động nào ở trường, lớp, địa phương của em tổ chức?
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 9
Câu | Đáp án | Điểm | ||||||||||||||||||
I/ Trăc nghiệm (4,0 điểm)
* Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm. | 4,0 đ | |||||||||||||||||||
II/ Tự luận: (6,0 điểm). | ||||||||||||||||||||
Câu 9 | * Sống có lí tưởng là xác định được mục đích cao đẹp, kế hoạch hành động của bản thân và phấn đấu để đạt được mục đích đó nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại. * Hs nêu được 04 hành động cụ thể có thể thực hiện để sống có lý tưởng trong cuộc sống hàng ngày (HS có cách diễn đạt khác nhưng vẫn đảm bảo các ý trên thì vẫn đạt điểm tối đa) | 1,0 điểm 1,0 điểm | ||||||||||||||||||
Câu 10 | Nếu là bố mẹ của V, em sẽ: + Đợi khi khách ra về; sau đó cùng trao đổi, tâm sự với V. + Trong quá trình trao đổi, em luôn thể hiện thái độ: nhẹ nhàng, cởi mở và rộng lượng, sẵn sàng tha thứ khi V nhận thức được lỗi sai và quyết tâm thay đổi. | 2,0 điểm | ||||||||||||||||||
Câu 11 | Tham gia hoạt động cộng đồng có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, giúp mỗi cá nhân được rèn luyện về kĩ năng sống, sự trưởng thành và tinh thần trách nhiệm, đóng góp công sức, trí tuệ của mình vào công việc chung của xã hội. Từ đó, góp phần tạo dựng mối quan hệ đoàn kết, nhân ái, cùng chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh. * Hs nêu được những hoạt động cộng đồng đã tham gia ở trường, lớp, địa phương tổ chức? | 1.0 đ 1,0 đ |
Ma trận đề thi giữa kì 1 GDCD 9
TT |
Chủ đề | Nội dung | Mức độ đánh giá | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu
| Vận dụng
| Vận dụng cao
|
| |||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL |
| |||
1 | Giáo dục đạo đức
| Nội dung 1: Sống có lí tưởng | 1 0.5đ | ½ 1đ | 1 0.5 | ½ 1đ | 30% | ||||
Nội dung 2: Khoan dung | 1 0.5đ | 1 0.5đ | 1 2đ | 30% | |||||||
Nội dung 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng | 1 0.5đ | 2 1đ | 1 2đ | 1 0.5đ | 40% | ||||||
Tổng câu | 2 | 1/2 | 4 | 1 | 2 | 1/2 |
| 1 |
| ||
Tỉ lệ % | 20% | 40% | 20% | 20% | 100 | ||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% | 100 |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9– THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT
TT | Mạch nội dung | Nội dung | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ đánh giá | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Giáo dục đạo đức | Nội dung 1: Sống có lí tưởng | Nhận biết: - Nêu được khái niệm sống có lí tưởng. - Nêu được lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam. Thông hiểu: Giải thích được ý nghĩa của việc sống có lí tưởng. Vận dụng: Xác định được lí tưởng sống của bản thân. | 1 (TN) 1/2 (TL) | 1 (TN) | 1/2 (TL) | |
Nội dung 2. Khoan dung | Thông hiểu: Giải thích được giá trị của khoan dung. Vận dụng: - Phê phán các biểu hiện thiếu khoan dung. - Xác định được những việc làm thể hiện sự khoan dung trong những tình huống cụ thể, phù hợp với lứa tuổi. Vận dụng cao: Lựa chọn được cách thể hiện khoan dung trong những tình huống cụ thể, phù hợp với lứa tuổi và thực hiện theo cách đã chọn. | 1 (TN) | 1 (TN) | 1 (TL) | |||
Nội dung 3. Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng | Nhận biết: - Nêu được thế nào là hoạt động cộng đồng. - Liệt kê được một số hoạt động cộng đồng. - Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng. Thông hiểu: Giải thích được sự cần thiết phải tham gia các hoạt động cộng đồng. Vận dụng: - Phê phán biểu hiện thờ ơ, thiếu trách nhiệm với các hoạt động cộng đồng. - Xác định được những hoạt động chung của cộng đồng mà học sinh có thể tham gia. | 1 (TN) | 2 (TN) 1 (TL) | 1 (TN) | |||
Tổng |
| 2 TN 1/2 TL | 4 TN 1TL | 1/2 TL 2TN | 1 TL | ||
Tỉ lệ % |
| 20% | 40% | 20% | 20% | ||
Tỉ lệ chung |
| 60% | 40% |
...........
Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi giữa kì 1 GDCD 9 Cánh diều