Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo 6 Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Ngữ văn 6 (Có đáp án + Ma trận)

Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 gồm 6 đề thi, có đáp án, bảng ma trận và đặc tả đề thi giữa kì 1 cho các em ôn tập, nắm chắc cấu trúc đề thi để ôn thi hiệu quả hơn.

Với 6 đề thi giữa kì 1 Văn 6 CTST, còn giúp thầy cô có thêm nhiều kinh nghiệm để xây dựng đề thi giữa học kì 1 năm 2024 - 2025 cho học sinh của mình. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh, Toán, Khoa học tự nhiên 6. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:

1. Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo - Đề 1

1.1. Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6

PHÒNG DG&ĐT…….
TRƯỜNG THCS…..

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Môn Ngữ văn lớp 6
Thời gian: 90 phút, không kể thời gian giao đề

Phần I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA

Ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, mẹ cậu ở nhà không biết cậu ở đâu nên buồn lắm. Ngày ngày mẹ ngồi trên bậc cửa ngóng cậu về. Một thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về. Ví quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu gục xuống. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ.

- Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bênh mình, về với mẹ thôi.

Cậu liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ:

– Mẹ ơi, mẹ đi đâu rồi, con đói quá ! – Cậu bé gục xuống, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.

Kỳ lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh. Cây nghiêng cành, một quả to rơi vào tay cậu bé.

Cậu bé cắn một miếng thật to. Chát quá

Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cứng quá.

Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp quanh quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẽ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.

Cậu bé ghé môi hứng lấy dòng sữa ngọt ngào, thơm ngon như sữa mẹ.

Cây rung rinh cành lá, thì thào: “Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ”.

Cậu oà lên khóc. Mẹ đã không còn nữa. Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu ôm lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ. Nước mắt cậu rơi xuống gốc cây, Cây xòa cành ôm cậu, rung rinh cành lá như tay mẹ âu yếm vỗ về.

Cậu kể cho mọi người nghe chuyện về người mẹ và nỗi ân hận của mình…

Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu, ai cũng thích. Họ đem về gieo trồng khắp nơi và đặt tên là Cây Vú Sữa.

(Nguồn: Truyện cổ tích Việt Nam – NXB Thanh Niên năm 2020.)

Hãy lựa chọn phương án đúng nhất và câu trả lời phù hợp trong các trường hợp sau:

Câu 1. Văn bản “Sự tích cây vú sữa” được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất.
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Kết hợp nhiều ngôi kể

Câu 2: Hãy sắp xếp các sự việc sau theo đúng nội dung của câu chuyện “Sự tích cây vú sữa”?

(1) Một hôm, vừa đói, vừa rét cậu nhớ đến mẹ rồi tìm đường về nhà.
(2) Ngày xưa, có một cậu bé rất nghịch và ham chơi.
(3) Cậu kể cho mọi người nghe về mẹ và nỗi ân hận của mình.
(4) Cậu vùng vằng bỏ đi.
(5) Cậu ôm lấy thân cây rồi khóc. Cây xòe cành ôm cậu, rung rinh cành lá vỗ về cậu.

A. (1) (2) (3) (4) (5)
B. (2) (4) (1) (5) (3)
C. (5) (3) (1) (4) (2)
D. (3) (2) (5) (4) (1)

Câu 3. Văn bản trên được viết theo chủ đề gì?

A.Tình mẫu tử
B. Tình phụ tử
C. Tình anh em
D. Tình chị em

Câu 4. Khi quay về nhà, không thấy mẹ, cậu bé làm gì?

A. Cậu khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc
B. Cậu bé gục xuống, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.
C. Cậu bé chạy đi tìm mẹ khắp nhà, rồi chạy ra vườn tìm mãi.
D. Cậu bé buồn rầu, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.

Câu 5. Trong câu chuyện trên, tại sao cậu bé bỏ nhà đi?

A. Vì cậu ham chơi
B. Vì cậu bị mẹ mắng
C. Vì cậu thích phiêu lưu
D. Vì bạn bè rủ rê

Câu 6. Trong khi cậu bỏ nhà đi thì người mẹ ở nhà như thế nào?

A. Tức giận, khó chịu
B. Bình thản làm việc
C. Tựa cửa ngóng con
D. Cuống cuồng đi tìm

Câu 7: Trong câu: “Ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi”, trạng ngữ “ngày xưa” dùng để làm gì?

A. Chỉ thời gian
B. Chủ mục đích
C. Chỉ nguyên nhân
D. Chỉ không gian

Câu 8: Chi tiết: “Cậu ôm lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ” thể hiện tâm trạng gì của cậu bé?

A. Thắc mắc, tò mò
B. Ngạc nhiên, lo lắng
C. Buồn bã, ân hận
D. Hụt hẫng, nghi ngờ

Câu 9. Nếu em là cậu bé trong câu chuyện trên, khi bị mẹ mắng em sẽ làm gì? Vì sao?

Câu 10. Qua văn bản trên, em hãy rút ra bài học cho bản thân mình.

Phần II. VIẾT (4.0 điểm)

Bằng lời văn của mình, hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em biết.

1.2. Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU6,0
1C0,5
2B0,5
3A0,5
4A0,5
5B0,5
6D0,5
7A0,5
8C0,5

9

Gợi ý:

- Biết xin lỗi mẹ!

- Lời hứa với mẹ sau này con sẽ nghe lời mẹ, không làm mẹ buồn nữa..

….

1.0

10

Gợi ý

Bài học rút ra:

- Biết yêu thương ba mẹ, gia đình

- Ngoan ngoãn lễ phép

- Chăm chỉ học hành ….

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết

0,25

c. Kể lại câu chuyện

HS có thể triển khai câu chuyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

* Nội dung

- Giới thiệu tên truyện và nêu lý do muốn kể truyện

- Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

- Trình bày chi tiết các sự việc xảy ra từ lúc mở đầu cho đến lúc kết thúc theo trình tự thời gian.

- Sự tiếp nối của các sự việc được trình bày mạch lạc và hợp lí.

- Nêu cảm nghĩ về câu chuyện.

* Nghệ thuật

- Dùng ngôi thứ ba để kể.

- Thể hiện được các yếu tố kì ảo trong truyện.

2,0

0,25

0,25

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo.

0,5

1.3. Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích)…

4

0

4

0

0

2

0

60

2

Viết

Viết bài văn kể chuyện bằng lời văn của mình

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

20

5

20

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

100%

Tỉ lệ chung

60%

40%

100%

1.4. Bản đặc tả đề giữa kì 1 Văn 6

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/ Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích)..

Nhận biết:

- Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, cốt truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật.

- Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.

- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản

- Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm, các thành phần của câu trong văn bản.

Thông hiểu:

- Tóm tắt được cốt truyện.

- Phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua ngoại hình, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.

- Nêu được chủ đề của văn bản.

- Xác định được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng; các biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ), công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản.

Vận dụng:

- Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ văn bản gợi ra.

- Trình bày được điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản.

4 TN

4TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích.

Nhận biết: Thông hiểu:

Vận dụng: Vận dụng cao:

Viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích. Có thể sử dụng ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba, kể bằng ngôn ngữ của mình trên cơ sở tôn trọng cốt truyện của dân gian.

1TL*

Tổng

4 TN

4TN

1 TL

1 TL

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

2. Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo - Đề 2

2.1. Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6

Trường THCS.............

ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2024 - 2025
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Phần I. Đọc-hiểu (6.0 điểm)

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới. Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:

- Tôi đánh rơi tấm vải khoác!

- Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được.

Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:

- Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.

- Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.

Nhím ra dáng nghĩ:

- Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.

Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình Nhím dựng lên nhọn hoắt. Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may.

(Trích “Những chiếc áo ấm”, Võ Quảng)

Hãy chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng để trả lời cho các câu hỏi từ câu 1 đến câu 8. (Mỗi câu đúng được 0.5 điểm).

Câu 1: Thể loại của đoạn trích trên là:

A. truyện cổ tích
B. truyện truyền thuyết
C. truyện đồng thoại
D. truyện ngắn

Câu 2: Đoạn trích trên được kể bằng lời của ai?

A. lời của người kể chuyện
B. lời của nhân vật Nhím
C. lời của nhân vật Thỏ
D. lời của Nhím và Thỏ

Câu 3: Nhận xét nào nêu lên đặc điểm của nhân vật trong văn bản trên?

A. Nhân vật là loài vật, sự vật được nhân cách hóa như con người.
B. Nhân vật là loài vật, sự vật có liên quan đến lịch sử.
C. Nhân vật là loài vật, sự vật có những đặc điểm kì lạ.
D. Nhân vật là loài vật, sự vật gắn bó thân thiết với con người như bạn.

Câu 4. Chi tiết nào miêu tả Nhím và Thỏ khiến em liên tưởng đến đặc điểm của con người?

A. Thỏ đuổi theo.
B. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên.
C. Một chú Nhím vừa đi đến.
D. Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may.

Câu 5: Em hiểu nghĩa của từ “tròng trành” trong câu “Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước.” là gì?

A. quay tròn, không giữ được thăng bằng.
B. ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại.
C. ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại, không giữ được thăng bằng.
D. ở trạng thái quay tròn, nghiêng qua nghiêng lại.

Câu 6: Thỏ đã gặp sự cố gì trong đoạn trích trên?

A. Bị ngã khi cố với một chiếc khăn.
B. Tấm vải của Thỏ bị gió cuốn đi, rơi trên ao nước.
C. Bị thương khi cố khều tấm vải mắc trên cây.
D. Đi lạc vào một nơi đáng sợ.

Câu 7. Khi thấy Thỏ bị rơi chiếc áo khoác xuống nước, Nhím đã có hành động gì?

A. Bỏ đi, mặc kệ Thỏ một mình.
B. Tiến lại gần và đưa chiếc que cho Thỏ khều tấm vải.
C. Lấy giúp Thỏ, giũ nước, quấn lên người Thỏ.
D. Nhờ một người bạn khác giúp đỡ Thỏ.

Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong lời nhận xét sau để thể hiện đúng nhất thái độ của Nhím đối với Thỏ qua câu nói “Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được?”

Nhím……………. cho Thỏ.

A. lo sợ
B. lo lắng
C. lo âu
D. lo ngại

Câu 9 (1.0 điểm): Cho biết nội dung chính của đoạn trích trên?

Câu 10 (1.0 điểm): Từ hành động của các nhân vật trong đoạn trích, em rút ra được những bài học đáng quý nào?

Phần II. Làm văn (4.0 điểm)

Viết bài văn kể lại trải nghiệm một lần em giúp đỡ người khác hoặc nhận được sự giúp đỡ từ những người xung quanh.

2.2. Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6

Phần

Nội dung

Điểm

Phần I. Đọc – hiểu

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

A

A

D

C

B

B

D

Mỗi câu đúng được 0.5 điểm

4.0

Câu 9

-Nói lên tình bạn bè thân thiết. Tấm lòng giúp người hoạn nạn khi khó khăn.

- Nhím là một người vô cùng tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. Thỏ có Nhím làm bạn chính là tình bạn đáng quý.

1.0

Câu 2

- HS nêu được những bài học phù hợp:

+ Có lòng nhân ái, yêu thương mọi người

+ Cần biết cảm thông, thấu hiểu, giúp đỡ người khác khi họ khó khăn.

+ Nhanh nhẹn, linh hoạt khi gặp khó khăn,…

(HS rút ra 1 thông điệp hợp lí thì chấm ½ số điểm; HS rút ra từ 2-3 thông điệp có diễn giải hợp lí thì chấm điểm tối đa).

1.0

Phần II. Làm văn (4.0 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

0.25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể về một lần em giúp đỡ người khác hoặc nhận được sự giúp đỡ từ những người xung quanh

0.25

c. Kể về một lần em giúp đỡ người khác hoặc nhận được sự giúp đỡ từ những người xung quanh

HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất.

- Giới thiệu được trải nghiệm.

- Các sự kiện chính trong trải nghiệm: bắt đầu – diễn biến – kết thúc.

- Những ý nghĩa của trải nghiệm với bản thân.

2.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0.5

e. Sáng tạo: Bố cục rõ ràng, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc

0.5

2.3. Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 6

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Truyện đồng thoại, truyện ngắn

3

0

5

0

0

2

0

60

2

Viết

Kể lại một trải nghiệm của bản thân.

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

20

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

2.4. Bảng đặc tả đề kiểm tra giữa kì 1 môn Văn 6

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện đồng thoại, truyện ngắn

Nhận biết:

- Nêu được ấn tượng chung về văn bản.

- Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, cốt truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật.

- Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.

- Nhận ra được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm, các thành phần của câu.

Thông hiểu:

- Tóm tắt được cốt truyện.

- Nêu được chủ đề của văn bản.

- Phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.

- Xác định được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng; các biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ), công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản.

Vận dụng:

- Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ văn bản gợi ra.

- Chỉ ra được điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản.

3 TN

5TN

2TL

2

Viết

Kể lại một trải nghiệm của bản thân.

Nhận biết:

Thông hiểu:

Vận dụng:

Vận dụng cao:

Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể.

1TL*

Tổng

3 TN

5TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

20

40

30

10

Tỉ lệ chung

60

40

3. Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo - Đề 2

3.1. Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 6

TT

Kĩ năng

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

1.Thơ và thơ lục bát

2. Thực hành Tiếng Việt: Biện pháp tu từ,từ láy, nghĩa của từ.

3

0

5

0

0

2

0

60

2

Viết

Kể lại một trải nghiệm của bản thân.

0

1*

5

0

1*

15

0

1*

10

0

1*

10

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

20

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

3.2. Bản đặc tả đề kiểm tra giữa kì 1 môn Ngữ văn 6

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ lục bát

Nhận biết:

- Nhận biết được thể thơ.

-Nhận biết được bài thơ ngắt nhịp theo nhịp chẵn hay lẻ.

- Nhận biết được bài thơ là lời bày tỏ cảm xúc của ai.

- Nhận biết được từ láy có chứa trong dòng thơ.

-Nhận biết được biện pháp tu.

Thông hiểu:

- Thông qua từ ngữ hiểu được dòng thơ không trực tiếp nói về đặc điểm của tóc mẹ.

- Hiểu được nội dung chính của khổ thơ thứ hai.

- Hiểu được nghĩa của từ.

Vận dụng:

- Trình bày được nhận xét về mong ước của người con qua hai câu thơ cuối bài.

- Trình bày được tình cảm, cảm xúc suy nghĩ về mẹ và những điều mong muốn làm cho mẹ.

5 TN

3TN

2TL

2

Viết

Kể lại một trải nghiệm với người thân

Nhận biết:

Thông hiểu:

Vận dụng:

Vận dụng cao:

Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm với người thân trong gia đình; dùng ngôi kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể.

1TL*

Tổng

3 TN

4TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

20

40

30

10

Tỉ lệ chung

60

40

3.3. Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6

TRƯỜNG:...........

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM 2024 - 2025
Môn Ngữ văn lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới

TÓC CỦA MẸ TÔI

Mẹ tôi hong tóc buổi chiều
Quay quay bụi nước bay theo gió đồng
Tóc dài mẹ xõa sau lưng
Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen.

Tóc sâu của mẹ tôi tìm
Ngón tay lần giữ ấm mềm yêu thương
Bao nhiêu sợi bạc màu sương
Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi.

Con ngoan rồi đấy mẹ ơi
Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh.

(Phan Thanh Nhàn, trích Con muốn mặc áo đỏ đi chơi, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2016)

I. Đọc hiểu:

Khoanh tròn vào một đáp án đúng cho mỗi câu (từ 1 đến 8)

Câu 1 (0,5 điểm) Bài thơ được viết theo thể thơ

a. Song thất lục bát
b. Lục bát
c. Tám chữ
d. Sáu chữ

Câu 2: (0,5 điểm) Bài thơ ngắt nhịp theo nhịp

a. Chẵn
b. Lẽ

Câu 3: (0,5 điểm) Dòng thơ nào không trực tiếp nói về đặc điểm của tóc mẹ?

a. Tóc dài mẹ xoã sau lưng.
b. Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen
c. Bao nhiêu sợi bạc màu sương
d. Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh.

Câu 4: (0,5 điểm) Dòng thơ nào sau đây chứa từ láy?

a. Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen
b. Quay quay bụi nước bay theo gió đồng
c. Ngón tay lần giữ ấm mềm yêu thương
d. Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi

Câu 5: (0,5 điểm) Ai là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ?

a. Người mẹ
b. Tóc của mẹ
c. Người bố
d. Người con

Câu 6: (0,5 điểm) Khổ thơ thứ hai người con muốn bộc lộ tình cảm gì với người mẹ của mình?

a. Biết ơn và kính trọng mẹ kể cả lúc mẹ đã già yếu.
b. Lo lắng, buồn phiền khi thấy mẹ đã già.
c. Quan tâm,thấu hiểu và thấy có lỗi với mẹ.
d. Thương mẹ vì đã già.

Câu 7: (0,5 điểm) Biện pháp tu từ nào được sử dụng ở dòng thơ sau?

Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen.

a. Hoán dụ.
b. Ẩn dụ
c. Nhân hoá
d. So sánh

Câu 8. Nghĩa của từ “hong” trong bài thơ là gì?

a. Làm cho thẳng, mượt, sạch bằng cách dùng lược
b. Làm cho khô bằng cách trải ra chỗ có nắng.
c. Làm cho khô đi bằng cách để ở chỗ thoáng gió
d. Làm cho sạch bằng nước và các chất làm sạch

II. Tự luận:

Câu 9. Em nhận xét như thế nào về mong ước của người con qua hai dòng thơ cuối bài? (Học sinh viết 2 câu trở lại)

Con ngoan rồi đấy mẹ ơi
Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh.

Câu 10. Bài thơ khơi gợi ở em những cảm xúc, suy nghĩ gì về người mẹ của mình? Em mong muốn làm điều gì cho mẹ? (Học sinh viết 3 câu trở lại)

III. Viết bài tập làm văn

Bằng lời văn của mình, hãy kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân em với người thân trong gia đình.

3.4. Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6

PhầnCâuNội dungĐiểm
I ĐỌC HIỂU6,0
1B0,5
2A0,5
3D0,5
4B0,5
5D0,5
6C0,5
7C0,5
8A0,5
9Nhận xét: Mong ước của người con qua hai câu thơ rất chân thành,giản dị. Con mong mẹ trẻ lại sống mãi bên con.1,0

10

HS:- Nêu được cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về mẹ.(yêu thương,chăm sóc, kính trọng mẹ…

- Nếu được những điều bản thân muốn làm cho mẹ.

0,5

0,5

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Kể lại một trải nghiệm của bản thân em

0,25

c. Kể lại câu chuyện

HS có thể triển khai câu chuyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

* Về nội dung:

- Giới thiệu trải nghiệm và nêu lý do em muốn kể lại.

- Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

- Trình bày chi tiết các sự việc xảy ra từ lúc mở đầu cho đến lúc kết thúc theo trình tự thời gian.

- Nêu cảm nghĩ về câu chuyện.

* Về nghệ thuật:

- Dùng ngôi thứ nhất để kể.

- Kết hợp kể với miêu tả, biểu cảm.

2,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo.

0,5

4. Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo - Đề 3

4.1. Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 6

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích).

4

0

4

0

0

2

0

60

2

Viết

Kể lại một truyện dân gian

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

20

5

20

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.

4.2. Bảng đặc tả đề kiểm tra giữa kì 1 môn Văn 6

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ

nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích)..

Nhận biết:

- Nhận biết được thể loại, những dấu hiệu đặc trưng của thể loại truyện cổ tích; chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, cốt truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật.

- Nhận biết được người kể chuyện và ngôi kể.

Thông hiểu:

- Tóm tắt được cốt truyện.

- Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu

- Hiểu được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ.

- Hiểu và nhận biết được chủ đề của văn bản.

- Hiểu được nghĩa của từ ghép, loại trạng ngữ.

Vận dụng:

- Rút ra được bài học từ văn bản.

- Nhận xét, đánh giá được ý nghĩa, giá trị tư tưởng hoặc đặc sắc về nghệ thuật của văn bản.

4 TN

4 TN

2 TL

2

Viết

Kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích.

Nhận biết:

Thông hiểu:

Vận dụng:

Vận dụng cao:

Viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích. Có thể sử dụng ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba, kể bằng ngôn ngữ của mình trên cơ sở tôn trọng cốt truyện của dân gian.

1TL*

1TL*

1TL*

1TL*

Tổng

4 TN

4 TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

25

35

30

10

Tỉ lệ chung

60

40

4.3. Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6

TRƯỜNG:...........

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM 2024 - 2025
Môn Ngữ văn lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

SỰ TÍCH CÂY NGÔ

Năm ấy, trời hạn hán. Cây cối chết khô vì thiếu nước, bản làng xơ xác vì đói khát. Nhiều người phải bỏ bản ra đi tìm nơi ở mới. Ở nhà nọ chỉ có hai mẹ con. Người mẹ ốm đau liên miên và cậu con trai lên 7 tuổi. Cậu bé tên là Aưm, có nước da đen nhẫy và mái tóc vàng hoe. Tuy còn nhỏ nhưng Aưm đã trở thành chỗ dựa của mẹ. Hằng ngày, cậu dậy sớm vào rừng kiếm măng, hái nấm, hái quả mang về cho mẹ. Nhưng trời ngày càng hạn hán hơn. Có những lần cậu đi cả ngày mà vẫn không tìm được thứ gì để ăn.Một hôm, vừa đói vừa mệt cậu thiếp đi bên bờ suối. Trong mơ, cậu nhìn thấy một con chim cắp quả gì to bằng bắp tay, phía trên có chùm râu vàng như mái tóc của cậu. Con chim đặt quả lạ vào tay Aưm rồi vỗ cánh bay đi. Tỉnh dậy Aưm thấy quả lạ vẩn ở trên tay. Ngạc nhiên, Aưm lần bóc các lớp vỏ thì thấy phía trong hiện ra những hạt màu vàng nhạt, xếp thành hàng đều tăm tắp. Aưm tỉa một hạt bỏ vào miệng nhai thử thì thấy có vị ngọt, bùi. Mừng quá, Aưm cầm quả lạ chạy một mạch về nhà.

Mẹ của cậu vẫn nằm thiêm thiếp trên giường. Thương mẹ mấy ngày nay đã đói lả, Aưm vội tỉa những hạt lạ đó mang giã và nấu lên mời mẹ ăn. Người mẹ dần dần tỉnh lại, âu yếm nhìn đứa con hiếu thảo. Còn lại ít hạt, Aưm đem gieo vào mảnh đất trước sân nhà. Hằng ngày, cậu ra sức chăm bón cho cây lạ. Nhiều hôm phải đi cả ngày mới tìm được nước uống nhưng Aưm vẫn dành một gáo nước để tưới cho cây. Được chăm sóc tốt nên cây lớn rất nhanh, vươn những lá dài xanh mướt. Chẳng bao lâu, cây đã trổ hoa, kết quả.

Mùa hạn qua đi, bà con lũ lượt tìm về bản cũ. Aưm hái những quả lạ có râu vàng hoe như mái tóc của cậu biếu bà con để làm hạt giống. Quý tấm lòng thơm thảo của Aưm, dân bản lấy tên câu bé đặt tên cho cây có quả lạ đó là cây Aưm, hay còn gọi là cây ngô. Nhờ có cây ngô mà từ đó, những người dân Pako không còn lo thiếu đói nữa.

(Truyện cổ tích Việt Nam - Nguồn truyencotich.vn)

Lựa chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1. Truyện Sự tích cây ngô thuộc thể loại nào?

A. Truyện cổ tích
B. Truyện đồng thoại
C. Truyền thuyết
D. Thần thoại

Câu 2. Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy?

A.Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ ba
C. Ngôi thứ hai
D. Cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 3. Trong câu chuyện, em bé cứu sống được mẹ là nhờ tìm được thầy lang giỏi, theo em đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 4. Theo em, cây ngô biểu tượng cho điều gì của dân làng Pako?

A. Biểu tượng cho sự sống và lòng hiếu thảo
B. Biểu tượng cho sự sống và tình yêu thương
C. Biểu tượng cho sự sống ấm no của dân làng
D. Biểu tượng cho sự sống và ước mơ cao đẹp

Câu 5. Vì sao em bé lại đem giống ngô cho mọi người?

A. Vì em nghĩ mọi người đều thương yêu em
B. Vì em bé muốn mẹ được khỏe mạnh
C. Vì em thích loại giống lạ mới thấy lần đầu
D. Vì em có lòng tốt muốn chia sẻ cho dân làng

Câu 6. Chủ đề nào sau đây đúng với truyện Sự tích cây ngô?

A. Ca ngợi ý nghĩa của loài cây
B. Ca ngợi lòng hiếu thảo
C. Ca ngợi tình cảm gia đình
D. Ca ngợi tình mẫu tử

Câu 7. Trong câu văn“Mùa hạn qua đi, bà con lũ lượt tìm về bản cũ.”,từ lũ lượt là từ gì?

A.Từ láy
B. Từ nhiều nghĩa
C. Từ ghép
D. Từ đồng âm

Câu 8. “Hằng ngày, cậu dậy sớm vào rừng kiếm măng, hái nấm, hái quả mang về cho mẹ.” Từ in đậm trong câu văn thuộc loại trạng ngữ nào?

A. Trạng ngữ chỉ thời gian
B. Trạng ngữ chỉ mục đích
C. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
D. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

Thực hiện yêu cầu:

Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc câu chuyện trên.

Câu 10. Qua câu chuyện, em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì với cha mẹ và cộng đồng?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Hãy kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em.

4.4. Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6

PhầnCâuNội dungĐiểm
I ĐỌC HIỂU6,0
1A0,5
2B0,5
3B0,5
4C0,5
5D0,5
6B0,5
7C0,5
8A0,5

9

- HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học.

- Lí giải được lí do nêu bài học ấy.

1,0

10

HS tự rút ra trách nhiệm về nhận thức và hành động của bản thân đối với cha mẹ và cộng đồng.

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em.

0,25

c. Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em.

HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Sử dụng ngôi kể phù hợp.

- Giới thiệu được câu chuyện truyền thuyết định kể.

- Giới thiệu được nhân vật chính, các sự kiện chính trong truyền thuyết: bắt đầu - diễn biến - kết thúc.

- Ý nghĩa của truyện truyền thuyết.

2.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo.

0,5

>> Tải file để tham khảo trọn Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo

Chia sẻ bởi: 👨 Hàn Vũ
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

7 Bình luận
Sắp xếp theo
👨
  • Phương Anhh
    Phương Anhh

    Sát ngày thi mà có đề 

    Ngonnnnnnnnnnnnnnnn



















    Quá ngonnn

    Thích Phản hồi 12/11/23
    • Ngọc Trương
      Ngọc Trương

      quá hay

      Thích Phản hồi 01/11/23
      • Ngọc Hân Phan
        Ngọc Hân Phan

        Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm chắc có đề Sự Tích Cây Ngô á mn=)))😄

        Thích Phản hồi 10/11/23
        • Đào Minh Khang Đào (Gấu Xàm)
          Đào Minh Khang Đào (Gấu Xàm)

          quá hay cho em tui :) Khỏi chỉ nó chi cho mệt


          Thích Phản hồi 26/10/23
          • Tran Khoi
            Tran Khoi

            Đề Văn giúp tôi rất nhiều trong ôn thi


            Thích Phản hồi 03/05/23
            • Julie Nguyen
              Julie Nguyen

              ✍💪10 ĐIỂM💪✍

              Thích Phản hồi 17/11/22
              • Tuấn Kiệt Võ
                Tuấn Kiệt Võ

                😀😃😄🥰

                Thích Phản hồi 15/11/22
                Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm