Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 10 Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Ngữ văn 6 (Có đáp án + Ma trận)
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 Kết nối tri thức năm 2024 - 2025 gồm 10 đề thi, có đáp án, bảng ma trận và đặc tả đề thi giữa kì 1 cho các em ôn tập, nắm chắc cấu trúc đề thi để ôn thi hiệu quả hơn.
Với 10 đề thi giữa kì 1 Văn 6 KNTT, còn giúp thầy cô có thêm nhiều kinh nghiệm để xây dựng đề thi giữa học kì 1 năm 2024 - 2025 cho học sinh của mình. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 môn Công nghệ, Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lí. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- 1. Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Đề 1
- 2. Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Đề 2
- 3. Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Đề 2
- 4. Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Đề 3
1. Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Đề 1
1.1. Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn 6
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
BỘ KẾ NỐI TRI THỨC
(Thời gian làm bài 90 phút )
Phần 1: Đọc hiểu (2 điểm)
Chọn đáp án em cho là đúng
1. Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” là của tác giả nào dưới đây?
a. Tạ Duy Anh.
b. Đoàn Giỏi.
c. Tô Hoài
d. Võ Quảng.
2. Nhận xét nào sau đây đúng về ngoại hình của Dế Mèn?
a. Khỏe mạnh, cường tráng và đẹp đẽ.
b. Ốm yếu, gầy gò và xanh xao.
c. Mập mạp, xấu xí và thô kệch.
d. Thân hình bình thường như bao con dế khác.
3. Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” nằm ở vị trí nào sau đây trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí”?
a. Chương I.
b. Chương II.
c. Chương III.
d. Chương IV.
4. Nhận xét nào sau đây đúng với tính cách của Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”?
a. Hiền lành, tốt bụng và thích giúp đỡ người khác.
b. Hiền lành và ngại va chạm với mọi người.
c. Khiêm tốn, đối xử hòa nhã với tất cả các con vật chung quanh.
d. Hung hăng, kiêu ngạo, xem thường các con vật khác.
Phần 2: Viết kết nối với đọc (4 điểm)
Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” có đoạn văn sau đây:
“Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế. Thoát nạn rồi, mà còn ân hận quá, ân hận mãi. Thế mới biết, nếu đã trót không suy tính, lỡ xảy ra những việc dại dột, dù về sau có hối cũng không thể làm lại được.”
a. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Qua lời kể của nhân vật nào? (1 điểm)
b. Nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên vừa có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Viết đoạn văn khoảng 8 câu nêu những cảm nhận của em về nhân vật “tôi”. Đoạn văn có sử dụng 2 từ láy (gạch chân, ghi kí hiệu). (3 điểm)
Phần 3: Văn học và cuộc sống (4 điểm)
Từ câu chuyện trải nghiệm và bài học của Dế Mèn, em hãy viết một bài văn khoảng 1 trang giấy thi, kết hợp phương thức tự sự và miêu tả, hãy kể về một lần em mắc lỗi và em đã sửa chữa lỗi lầm đó.
1.2. Đáp án đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn 6
Đề | Điểm | |
Phần 1 2 điểm | Đáp án 1c, 2a, 3a, 4d Mỗi đáp án đúng được 0,5 đ | 2 điểm |
Phần 1 4 điểm | 1- Truyện kể theo ngôi thứ nhất - Qua lời kể của nhân vật Dế Mèn 2. Viết đoạn văn: - Hình thức: Bố cục hoàn chỉnh, đủ số câu quy định: 8 câu Yêu cầu Tiếng Việt: Có sử dụng 2 từ láy - Nội dung: Nêu cảm nghĩ về nhân vật Dế Mèn + Ngoại hình: Cường tráng, đẹp đẽ + Tính cách: Tự tin, kiêu căng, xốc nổi + Biết hối hận Nghệ thuật: Miêu tả đặc sắc, cách kể chuyện tự nhiên | 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 2 điểm |
Phần 3 4 điểm
| Mở bài: - Cho biết thời gian xảy ra sự việc. - Sự việc đó là gì và em cảm thấy như thế nào? Thân bài: - Hoàn cảnh khiến em gây ra lỗi lầm. - Nêu cụ thể diễn biến của lần mắc lỗi đó. - Hành động của em gây ra hậu quả như thế nào? - Em có suy nghĩ gì về những hành động sai trái đó? Kết bài: Nêu suy nghĩ của em về những lỗi lầm mắc phải và quyết tâm sửa chữa để cuộc sống tốt đẹp hơn.
| 0,5 điểm 3 điểm 0,5 điểm |
1.3. Ma trận đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn 6
Cấp độ
Tên chủ đề (nội dung,chương…) | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |
Cấp độ thấp |
Cấp độ cao | ||||
Chủ đề 1: Đọc hiểu | Tên tác giả và vị trí của văn bản | Cảm nhận về nhân vật |
|
| |
Số câu: 4 Số điểm: 2 điểm | Số câu: 2 Số điểm: 1 | Số câu: 2 Số điểm: 1 |
|
| Số câu: 4 2 điểm = 20% |
Chủ đề 2: Viết kết nối với đọc
| Ngôi kể và tác dụng của ngôi kể | Viết đoạn văn trình bày cảm nhận, có sử dụng yêu cầu tiếng Việt
| |||
Số câu: 2 Số điểm: 4 điểm | Số câu: 1 Số điểm: 1 | Số câu: 1 Số điểm: 3 |
| Số câu: 2 4 điểm = 40% | |
Chủ đề 3: Văn học và cuộc sống | Viết bài tập làm văn | ||||
Số câu: 1 Số điểm: 4 | Số câu: 1 Số điểm: 40% | ||||
Tổng số câu: 7 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ 100 % | Số câu: 2 Số điểm: 1 10 % | Số câu: 3 Số điểm: 2 20 % | Số câu: 2 Số điểm: 7 70% | Số câu: 7 Số điểm: 10 |
2. Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Đề 2
2.1. Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn 6
TRƯỜNG THCS..........................
| ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I |
Phần I: Đọc hiểu (4 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
HÃY BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
(I) Ông mặt trời tỏa nắng
Trời xanh không gợn mây
Những chú chim đang bay
Cô gió thật mát mẻ.
(II) Mẹ thiên nhiên lặng lẽ
Mang vẻ đẹp cho đời
Nhưng chúng ta bạn ơi
Làm uế tạp trái đất
(III) Hãy làm gì tốt nhất
Để giữ lại màu xanh
Cho thiên nhiên trong lành
Để trẻ em ca hát
Shel Silverstein (Mỹ)
(Nguồn dẫn: http://baovannghe.com.vn/trang-tho-thieu-nhi-23016.html)
Câu 1 (1 điểm): Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (1 điểm): Xác định các từ láy trong bài thơ?
Câu 3 (1 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ (II) của bài thơ?
Câu 4 (1 điểm): Trong bài thơ, tác giả có viết “Hãy làm điều tốt nhất”. Theo em, “điều tốt nhất” mà tác giả muốn chúng ta làm là gì?
II. LÀM VĂN (6.0 điểm)
Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em.
2.2. Đáp án đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn 6
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
Đọc hiểu | 1 | - Mức tối đa: HS xác định đúng thể thơ: Năm chữ - Mức không đạt: Không làm hoặc làm sai. | 1.0 0 |
2 | - Mức tối đa: Chỉ ra các từ láy: mát mẻ, lặng lẽ. - Mức chưa tối đa: HS chưa chỉ ra đủ 2 từ láy. - Mức không đạt: Không làm hoặc làm sai. | 1.0
0,5 0 | |
3 | - Mức tối đa: + Chỉ ra biện pháp nhân hóa được thể hiện qua hình ảnh “Mẹ thiên nhiên” “lặng lẽ” “mang vẻ đẹp cho đời” + Phân tích được tác dụng: giúp thiên nhiên trở nên sinh động, gần gũi, thân thiết với con người. Độc giả hình dung được một cách cụ thể về sự hi sinh, sự quan tâm chăm sóc của thiên nhiên đối với con người. Tình yêu thiên nhiên của nhà thơ... - Mức chưa tối đa: HS chưa nêu được đầy đủ các nội dung trên - Mức không đạt: Không làm hoặc làm sai. | 0.5 0.5 0,5 0 | |
4 | HS có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng nêu ra được các biện pháp bảo vệ môi trường: - Trồng nhiều cây xanh. - Vứt rác đúng nơi quy định. - Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. - Tuyên truyền với mọi người… … Mỗi ý đúng học sinh nêu được 0.25 điểm | 1.0 | |
Làm văn | Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em. | 6.0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn: Có đủ mở bài, thân bài, kết bài. | 0.5 | ||
b. Xác định đúng vấn đề: một trải nghiệm của em. | 0.5 | ||
c. Nội dung kể chuyện đảm bảo một số yêu cầu sau: - Mở bài: Giới thiệu được trải nghiệm. - Thân bài: + Hoàn cảnh xảy ra trải nghiệm + Kể lại sự việc theo trình tự hợp lý. + Cảm xúc của em trước các sự việc - Kết bài: Ý nghĩa của trải nghiệm đối với em. * Có sự kết hợp hài hòa giữa tự sự với miêu tả, biểu cảm. | 0.5 2.5 0.5 | ||
d. Sáng tạo: Sử dụng tốt cách lập luận, có cách diễn đạt mới mẻ. | 1 | ||
e.Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. | 0. 5 | ||
Tổng điểm | 10.0 |
2.3. Ma trận đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn 6
Mức độ Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tổng số |
ĐỌC HIỂU | - Xác định được thể thơ. - Nhận diện được từ đơn, từ ghép, từ láy | - Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong ngữ cảnh cụ thể | Bày tỏ quan điểm cá nhân trước vấn đề thực tiễn mà văn bản đặt ra. | ||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 2 2 20% | 1 1 10% | 1 1 10% |
| 4 4 40% |
LÀM VĂN | Vận dụng kiến thức và kĩ năng để viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân | ||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 1 6 60% | 1 6 60% | |||
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % | 2
2
20% | 1
1
10% | 1
1
10% | 1
6
60% | 5
10
100% |
3. Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Đề 2
3.1. Ma trận đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn 6
Mức độ Tên chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |
Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1. Văn bản Văn bản trích trong: “Những mẩu chuyện thiếu nhi chọn lọc” | - Xác định được ngôi kể, phương thức biểu đạt, lời người kể chuyện, lời nhân vật | - Hiểu được thông điệp ý nghĩa của câu chuyện | |||
Số câu Số điểm Tỉ lệ% | Số câu: 2 Số điểm: 2,0 | Số câu:1 Số điểm: 1,0 | Số câu:0 Số điểm: 0 | Số câu:0 Số điểm: 0 | Số câu: 3 Số điểm: 3,0 Tỉ lệ% : 30% |
2. Tiếng Việt Nhân hóa Ẩn dụ | - Chỉ ra biện pháp nhân hóa, ẩn dụ được sử dụng trong văn bản | - Tác dụng của phép tu từ: Nhân hóa và ẩn dụ |
| ||
Số câu Số điểm Tỉ lệ% | Số câu:0,5 Số điểm:0,5 | Số câu: 0,5 Số điểm:0,5 | Số câu:0 Số điểm:0 | Số câu: 0 Số điểm: 0 | Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ% 10% |
3. Tập làm văn. - Ngôi kể trong văn tự sự - Phương pháp kể chuyện | Viết bài văn kể về một trải nghiệm đáng nhớ... |
| |||
Số câu Số điểm Tỉ lệ% | Số câu:0 Số điểm:0 | Số câu:0 Số điểm:0 | Số câu:0 Số điểm:0 | Số câu: 1 Số điểm:6,0 | Số câu: 1 Số điểm: 6,0 Tỉ lệ% :60% |
- Tổng số câu: - Tổng số điểm: - Tỉ lệ% | Số câu: 2,5 Số điểm: 2,5 Tỉ lệ : 25% | Số câu: 1,5 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ :15% | Số câu:0 Số điểm:0 | Số câu: 1 Số điểm: 6 Tỉ lệ : 60% | Số câu:5 Số điểm:10 Tỉ lệ : 100% |
3.2. Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn 6
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN …….. TRƯỜNG THCS …. |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I |
PHẦN I: ĐỌC - HIỂU ( 4 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
CÁ CHÉP VÀ CON CUA
Cá chép con dạo chơi trong hồ nước. Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang nằm, vẻ mặt rất đau đớn, cá chép con bèn bơi lại gần và hỏi:
- Bạn cua ơi, bạn làm sao thế?
Cua trả lời:
- Tớ đang lột xác bạn à.
- Ôi, chắc là bạn đau lắm. Nhưng tại sao bạn phải làm như thế?
- Họ hàng nhà tớ ai cũng phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù rất đau đớn cá chép con ạ
- À, bây giờ thì tớ đã hiểu.
(Những mẩu chuyện thiếu nhi chọn lọc – NXB Kim Đồng, 2009)
Câu 1. (0,5 điểm). Văn bản trên được kể theo ngôi kể nào? Xác định phương thức biểu đạt tác giả sử dụng trong văn bản trên?
Câu 2. (1,5 điểm). Tìm trong văn bản: lời người kể chuyện, lời của các nhân vật.
Câu 3. (1,0 điểm). Câu chuyện trên sử dụng các biện pháp tu từ nổi bật nào? Tác dụng của các biện pháp tu từ đó?
Câu 4. (1,0 điểm). Viết một đoạn văn ngắn (từ 3-5 câu) về thông điệp ý nghĩa mà em nhận được từ câu chuyện trên.
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em về một người bạn mà em yêu mến.
3.3. Đáp án đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn 6
Phần/ câu | Nội dung cần đạt Học sinh có thể diễn đạt khác nhưng cơ bản đảm bảo nội dung hướng dẫn sau và không mắc lỗi cơ bản (chính tả, ngữ pháp, diễn đạt…). | Biểu điểm |
Phần I: Đọc – hiểu | 4 điểm | |
Câu 1 | - Văn bản trên được kể theo: ngôi thứ ba | 0,25 điểm |
- Phương thức biểu đạt: Tự sự | 0,25 điểm | |
Câu 2 | - Lời người kể chuyện: Cá chép con dạo chơi trong hồ nước. Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang nằm, vẻ mặt rất đau đớn, cá chép con bèn bơi lại gần và hỏi; Cua trả lời - Lời nhân vật cua: + Tớ đang lột xác bạn à. + Họ hàng nhà tớ ai cũng phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù rất đau đớn cá chép con ạ - Lời nhân vật cá chép: + Bạn cua ơi, bạn làm sao thế? + Ôi, chắc là bạn đau lắm. Nhưng tại sao bạn phải làm như thế? + À, bây giờ thì tớ đã hiểu. | 0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |
Câu 3 | - Biện pháp tu từ nổi bật: + Nhân hóa (xây dựng nhân vật có suy nghĩ lời nói như con người) + Ẩn dụ (qua câu trả lời của cua – quá trình lột xác chính là quá trình vượt qua khó khăn, thử thách để trưởng thành) - Tác dụng: giúp câu chuyện trở nên sinh động, có ý nghĩa sâu sắc, gửi gắm bài học một cách kín đáo và thấm thía | 0,5 điểm
0,5 điểm |
Câu 4 | - Thông điệp ý nghĩa từ câu chuyện: Muốn lớn lên và trưởng thành, muốn đạt đến thành công thì tất cả muôn loài và con người cần phải trải qua chông gai, thử thách, qua quá trình lột xác đau đớn | 1,0 điểm |
Phần II: Tập làm văn | 6,0 điểm | |
| * Yêu cầu về kĩ năng: - Bài viết đúng thể loại tự sự có bố cục 3 phần kể chuyện tự nhiên. - Không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, sử dụng ngôi kể hợp lý. -Trong khi kể có kèm theo những lời nhận xét, bình luận của mình. - Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ, cảm xúc sâu sắc. *Yêu cầu về kiến thức: -Xác định được yêu cầu của bài văn tự sự (kể về một trải nghiệm) - Đảm bảo các nội dung: A. Mở bài: Giới thiệu câu chuyện sẽ kể: Em sẽ kể về trải nghiệm gì? Vì sao? Ấn tượng của em về trải nghiệm đó? B. Thân bài: - Trải nghiệm diễn ra khi nào? Ở đâu? Cùng với ai? + Kể khái quát những đặc điểm, ngoại hình, tính cách của bạn + Kể lại kỉ niệm về người bạn thân em yêu mến: - Câu chuyện vui hay buồn ? Diễn biến câu chuyện như thế nào? Em đã trải qua những gì? Những ai liên quan đến câu chuyện? Trong câu chuyện đó mọi người đã nói và làm gì? Tâm trạng của em và mọi người ra sao? Chuyện kết thúc như thế nào? - Cảm xúc của em khi nhớ và kể lại câu chuyện C. Kết bài: Bài học rút ra từ câu chuyện đó? Ý nghĩa của tình bạn là yêu thương, chia sẻ, biết quan tâm, giúp đỡ nhau. Những cảm xúc suy nghĩ đọng lại trong em |
0,75 điểm
4,0 điểm
0,75 điểm |
| Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt. | 0,25 điểm |
| Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. | 0,25 điểm |
4. Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Đề 3
4.1. Ma trận đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn 6
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1
| Đọc hiểu | Truyện đồng thoại, truyện ngắn | 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 2 | 0 |
| 60 |
2 | Viết | Kể lại một trải nghiệm của bản thân. | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 20 | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
4.2. Bảng đặc tả đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 6
TT | Chương/ Chủ đề | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu
| Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Truyện đồng thoại, truyện ngắn | Nhận biết: - Nêu được ấn tượng chung về văn bản. - Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, cốt truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật. - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba. - Nhận ra được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm, các thành phần của câu. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề của văn bản. - Phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. - Xác định được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng; các biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ), công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản. Vận dụng: - Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ văn bản gợi ra. - Chỉ ra được điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản. | 3 TN | 5TN | 2TL | |
2 | Viết | Kể lại một trải nghiệm của bản thân. | Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. | 1TL* | |||
Tổng |
| 3 TN | 5TN | 2 TL | 1 TL | ||
Tỉ lệ % |
| 20 | 40 | 30 | 10 | ||
Tỉ lệ chung |
| 60 | 40 |
4.3. Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6
PHÒNG GD&ĐT QUẬN………... | ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024 - 2025 |
Phần I. Đọc - hiểu (6.0 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới. Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:
- Tôi đánh rơi tấm vải khoác!
- Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được.
Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:
- Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.
- Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.
Nhím ra dáng nghĩ:
- Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.
Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình Nhím dựng lên nhọn hoắt. Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may.
(Trích “Những chiếc áo ấm”, Võ Quảng)
Hãy chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng để trả lời cho các câu hỏi từ câu 1 đến câu 8. (Mỗi câu đúng được 0.5 điểm).
Câu 1: Thể loại của đoạn trích trên là:
A. Truyện cổ tích
B. Truyện đồng thoại
C. Truyện truyền thuyết
D. Truyện ngắn
Câu 2: Đoạn trích trên được kể bằng lời của ai?
A. Lời của người kể chuyện
B. Lời của nhân vật Nhím
C. Lời của nhân vật Thỏ
D. Lời của Nhím và Thỏ
Câu 3: Nhận xét nào nêu lên đặc điểm của nhân vật trong văn bản trên?
A. Nhân vật là loài vật, sự vật được nhân cách hóa như con người.
B. Nhân vật là loài vật, sự vật có liên quan đến lịch sử.
C. Nhân vật là loài vật, sự vật có những đặc điểm kì lạ.
D. Nhân vật là loài vật, sự vật gắn bó thân thiết với con người như bạn.
Câu 4: Em hiểu nghĩa của từ “tròng trành” trong câu “Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước.” là gì?
A. quay tròn, không giữ được thăng bằng.
B. ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại.
C. ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại, không giữ được thăng bằng.
D. ở trạng thái quay tròn, nghiêng qua nghiêng lại.
Câu 5: Thỏ đã gặp sự cố gì trong đoạn trích trên?
A. Bị ngã khi cố với một chiếc khăn.
B. Tấm vải của Thỏ bị gió cuốn đi, rơi trên ao nước.
C. Bị thương khi cố khều tấm vải mắc trên cây.
D. Đi lạc vào một nơi đáng sợ.
Câu 6: Có bao nhiêu từ láy trong đoạn văn sau?
“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút.”
A. Bốn từ
B. Năm từ
C. Sáu từ
D. Bảy từ
Câu 7: Từ ghép trong câu văn “Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may” là những từ nào?
A. Nhím rút, tấm vải
B. Một chiếc, để may
C. Chiếc lông, tấm vải
D. Lông nhọn, trên mình
Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong lời nhận xét sau để thể hiện đúng nhất thái độ của Nhím đối với Thỏ qua câu nói “Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được?”
Nhím……………. cho Thỏ.
A. Lo sợ
B. Lo lắng
C. Lo âu
D. Lo ngại
Câu 9 (1.0 điểm): Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu văn sau “Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật”.
Câu 10 (2.0 điểm): Từ hành động của các nhân vật trong đoạn trích, em rút ra được những bài học đáng quý nào?
Phần II. Làm văn (4.0 điểm)
Viết bài văn (khoảng 1,5 trang giấy) kể lại trải nghiệm một lần em giúp đỡ người khác hoặc nhận được sự giúp đỡ từ những người xung quanh.
4.4. Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6
Phần | Nội dung | Điểm | ||||||||||||||||
Phần I. Đọc – hiểu
Mỗi câu đúng được 0.5 điểm | 4.0
| |||||||||||||||||
Câu 9 | - Biện pháp tu từ nhân hóa: run lên bần bật. - Tác dụng: + Biện pháp nhân hóa đã làm cho hình ảnh cây cối trở nên sinh động, giống như con người, cũng cảm nhận được cái rét của gió bấc. + Gợi tả khung cảnh mùa đông giá rét | 0.5
0.5 | ||||||||||||||||
Câu 2 | - HS nêu được những bài học phù hợp: + Có lòng nhân ái, yêu thương mọi người + Cần biết cảm thông, thấu hiểu, giúp đỡ người khác khi họ khó khăn. + Nhanh nhẹn, linh hoạt khi gặp khó khăn,… (HS rút ra 1 thông điệp hợp lí thì chấm ½ số điểm; HS rút ra từ 2-3 thông điệp có diễn giải hợp lí thì chấm điểm tối đa). | 1.0 | ||||||||||||||||
Phần II. Làm văn (4.0 điểm) | ||||||||||||||||||
| a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. | 0.25 | ||||||||||||||||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể về một lần em giúp đỡ người khác hoặc nhận được sự giúp đỡ từ những người xung quanh | 0.25 | |||||||||||||||||
c. Kể về một lần em giúp đỡ người khác hoặc nhận được sự giúp đỡ từ những người xung quanh HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. - Giới thiệu được trải nghiệm. - Các sự kiện chính trong trải nghiệm: bắt đầu – diễn biến – kết thúc. - Những ý nghĩa của trải nghiệm với bản thân. | 2.5
| |||||||||||||||||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0.5 | |||||||||||||||||
e. Sáng tạo: Bố cục rõ ràng, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc | 0.5 |
> Tải file để tham khảo trọn Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
- Phạm Tất ThànhThích · Phản hồi · 7 · 05/11/22
- Nguyễn Tấn ĐạtThích · Phản hồi · 4 · 15/11/22
- Hạnh NguyễnThích · Phản hồi · 4 · 17/11/22
-
- Huyen Trang VuThích · Phản hồi · 4 · 03/11/22
- Ngân LêThích · Phản hồi · 1 · 07/11/23
- kyojuro rengokuThích · Phản hồi · 1 · 06/11/23
- Ngọc TrươngThích · Phản hồi · 1 · 01/11/23
- Vy CaoThích · Phản hồi · 1 · 31/10/23
- Thúy VânThích · Phản hồi · 0 · 09:31 31/10
- Hoàng Khiêm PhạmThích · Phản hồi · 0 · 16:27 18/10
- Minh NgọcThích · Phản hồi · 0 · 01/01/24