Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 3 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo 3 Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo (Có đáp án)
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 gồm 3 đề thi, có đáp án kèm theo cho các em ôn tập, nắm chắc cấu trúc đề thi giữa học kì 1 để ôn thi hiệu quả hơn.
Với 3 đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt 3 CTST, còn giúp thầy cô có thêm nhiều kinh nghiệm để xây dựng đề thi giữa học kì 1 năm 2024 - 2025 cho học sinh của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 môn Toán, Tiếng Anh. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 3 sách Chân trời sáng tạo
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 3 sách Chân trời sáng tạo - Đề 1
I. Nghe viết. (4 điểm)
Ý tưởng của chúng mình (sách Tiếng việt tập 1 trang 77)
II. Viết sáng tạo: (6 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) giới thiệu một người bạn của em.
- Gợi ý:
- Tên bạn ấy là gì? Hình dáng và đặc điểm của bạn ấy như thế nào?
- Sở thích của bạn là gì? Bạn ấy có ước mơ là gì?
- Tình cảm của em đối với bạn ấy ra sao?
III. Em đọc thầm bài “Hoa cỏ sân trường” STV tập một trang 36.
Hoa cỏ sân trường
Sân trường tôi chạy dài giữa hai dãy lớp học. Trên đó, bước chân của thầy cô xen giữa những bước tinh nghịch của các bạn nhỏ. Sát hàng rào là một thế giới của những cây đuôi lươn dáng mềm, lá dài như những dải lụa. Cạnh đấy, những bụi cỏ may nở những cánh hoa li ti. Hàng xóm của hoa là những bụi cỏ đã kết từng hạt nhỏ như hạt bụi.
Hoa và cỏ đứng bên nhau hiền lành nhìn các bạn nhỏ chạy nhảy, nô đùa. Thỉnh thoảng, đám hoa cỏ cũng rung nhè nhẹ khi một cơn gió tràn qua. Rồi cơn gió lớn hơn, đám cỏ nghiêng ngả xô vào nhau. Những hạt giống nhỏ theo gió bay đi. Gió qua rồi, đám cỏ quay trở lại trật tự hiền lành. Nhìn sâu dưới chân có thấy được cả những mầm non nhỏ như những chú kiến đang ngơ ngác trước những bước chân học trò tung tăng đùa giỡn.
Võ Diệu Thanh
- Chọn ý đúng nhất khoanh tròn ở các câu sau
Câu 1: Sân trường của bạn nhỏ có gì đặc biệt?
a. Sân trường tôi chạy dài giữa hai dãy lớp học. Trên đó, bước chân của thầy cô xen giữa những bước chân tinh nghịch của các bạn nhỏ.
b. Trên đó, bước chân của thầy cô xen giữa những bước chân tinh nghịch của các bạn nhỏ.
c. Sân trường tôi chạy dài giữa hai dãy lớp học
Câu 2: Từ ngữ nói về hình dáng của hoa, cỏ trồng ở sát hàng rào là?
a. Dáng mềm, dài, li ti, nhỏ.
b. Rung nhẹ, dáng mềm, dài, li ti, nhỏ.
c. Dáng mềm, dài, li ti, nhỏ, nghiêng ngã.
Câu 3: Hoa và đám cỏ thế nào khi nhìn đám học trò đùa giỡn?
a. Rồi cơn gió lớn hơn, đám cỏ nghiêng ngả xô vào nhau.
b. Hoa và cỏ đứng bên nhau hiền lành nhìn các bạn nhỏ chạy nhảy, nô đùa.
c. Gió qua rồi, đám cỏ quay trở lại trật tự hiền lành
Câu 4: Hoa và đám cỏ thế nào khi có một cơn gió lớn tràn qua.
a. Cơn gió lớn hơn tràn qua, đám cỏ nghiêng ngả xô vào nhau. Những hạt giống nhỏ theo gió bay đi.
b. Hoa và cỏ đứng bên nhau hiền lành nhìn các bạn nhỏ chạy nhảy, nô đùa.
c. Cơn gió đã thổi qua rồi, đám cỏ quay trở lại trật tự hiền lành
Câu 5: Hoa và đám cỏ thế nào khi cơn gió đã thổi qua rồi?
a. Hoa và cỏ đứng bên nhau hiền lành nhìn các bạn nhỏ chạy nhảy, nô đùa.
b. Những hạt giống nhỏ theo gió bay đi.
c. Đám cỏ quay trở lại trật tự hiền lành.
IV. TỪ VÀ CÂU
Câu 1. Gạch dưới các từ chỉ đặc điểm trong câu:
Vào mùa mưa, con đường lầy lội và trơn trượt.
Câu 2. Gạch dưới các từ chỉ hoạt động trong câu:
Các bạn gái hay hái quả lạc tiên, vừa đi đường vừa ăn.
Câu 3. Điền dấu phẩy:
Ngày mưa tôi và lũ bạn thường tháo phăng đôi dép nhựa và bước đi bằng đôi chân trần.
Câu 4. Gạch dưới từ ngữ được so sánh trong câu sau:
Tường vôi trắng, cánh cửa xanh, bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa.
ĐÁP ÁN TIẾNG VIỆT (ĐỌC HIỂU)
Em đọc thầm bài “ Hoa cỏ sân trường” STV tập một trang 36.
Câu 1: a
Câu 2: a
Câu 3: b
Câu 4: a
Câu 5: c
TỪ VÀ CÂU
Câu 1. Từ chỉ đặc điểm trong câu:
Vào mùa mưa, con đường lầy lội và trơn trượt.
Câu 2. Từ chỉ hoạt động trong câu:
Các bạn gái hay hái quả lạc tiên, vừa đi đường vừa ăn.
Câu 3. Điền dấu phẩy:
Ngày mưa, tôi và lũ bạn thường tháo phăng đôi dép nhựa và bước đi bằng đôi chân trần.
Câu 4. Gạch dưới từ ngữ so sánh trong câu sau:
Tường vôi trắng, cánh cửa xanh, bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa.
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 3 sách Chân trời sáng tạo - Đề 2
Phần 1: Đọc hiểu
Đọc thầm đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Hoa và cỏ đứng bên nhau hiền lành nhìn các bạn nhỏ chạy nhảy, nô đùa. Thỉnh thoảng, đám hoa cỏ cũng rung nhè nhẹ khi một cơn gió tràn qua. Rồi cơn gió lớn hơn, đám cỏ nghiêng ngả xô vào nhau. Những hạt giống nhỏ theo gió bay đi. Gió qua rồi, đám cỏ quay trở lại trật tự hiền lành. Nhìn sâu dưới chân có thấy được cả những mầm non nhỏ như những chú kiến đang ngơ ngác trước những bước chân học trò tung tăng đùa giỡn.
(Trích Hoa cỏ sân trường - Võ Diệu Thanh)
Hãy đánh dấu vào ô trống đứng trước câu trả lời đúng:
a) Dòng nào sau đây nói đúng về khoảng cách giữa hoa và cỏ?
☐ hoa và cỏ cách nhau khá xa
☐ hoa và cỏ đứng bên nhau
☐ hoa và cỏ đứng rất sát nhau
☐ hoa và cỏ đứng cách nhau bởi hàng rào
b) Từ nào chỉ đặc điểm của hoa và cỏ?
☐ hiền dịu
☐ hiền lành
☐ hiền hậu
☐ hiền từ
c) Mỗi khi có gió tràn qua, hoa và cỏ làm gì?
☐ rung nhè nhẹ
☐ bay theo gió
☐ tung tăng đùa giỡn
☐ ngủ say sưa
d) Những mầm non nhỏ dưới chân giống như con vật gì?
☐ con nai vàng ngơ ngác
☐ con mèo con ngơ ngác
☐ con kiến đang ngơ ngác
☐ bạn học sinh ngơ ngác
e) Dòng nào sau đây không phải là từ chỉ đặc điểm?
☐ hiền lành
☐ nô đùa
☐ nhè nhẹ
☐ ngơ ngác
Phần 2: Luyện tập
Câu 1: Nhìn - viết:
Sát hàng rào là một thế giới của những cây đuôi lươn dáng mềm, lá dài như những dải lụa. Cạnh đấy, những bụi cỏ may nở những cánh hoa li ti. Hàng xóm của hoa là những bụi cỏ đã kết từng hạt nhỏ như hạt bụi.
Câu 2: Chọn hai loại trái cây mà em yêu thích rồi điền các từ ngữ về loại quả đó vào bảng sau (theo mẫu):
Tên quả | Hình dáng | Màu sắc | Mùi vị |
M: Dưa hấu | tròn, to | vỏ xanh, ruột đỏ | ngọt mát |
… | … | … | … |
… | … | … | … |
Câu 3:
a) Ở trường em có những câu lạc bộ nào? Em thích câu lạc bộ nào nhất?
b) Hãy hoàn thành mẫu đơn sau đây để xin vào câu lạc bộ mà em yêu thích:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
..., ngày ... tháng ... năm ...
ĐƠN XIN GIA NHẬP SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ
Kính gửi:.......................................................................................
Em tên là:.....................................................................................
Ngày sinh: Nam/nữ:.....................................................................
Lý do:...........................................................................................
Em xin hứa sẽ thực hiện đúng nội quy của Câu lạc bộ
Em xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Kí và ghi rõ họ tên)
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 3 sách Chân trời sáng tạo - Đề 3
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024 - 2025
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 3 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Phần 1. Kiểm tra đọc hiểu
Ông ngoại
Thành phố sắp vào thu. Những cơn gió nóng mùa hè đã nhường chỗ cho luồng khí mát dịu mỗi sáng. Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.
Năm nay, tôi sẽ đi học. Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, chọn bút, hướng dẫn tôi cách bọc vở, dán nhãn, pha mực và dạy tôi những chữ cái đầu tiên.
Một sáng, ông bảo :
- Ông cháu mình đến xem trường thế nào.
Ông chậm rãi nhấn từng nhịp chân trên chiếc xe đạp cũ, đèo tôi tới trường. Trong cái vắng lặng của ngôi trường cuối hè, ông dẫn tôi lang thang khắp các căn lớp trống, ông còn nhấc bổng tôi trên tay, cho gõ thử vào mặt da loang lổ của chiếc trống trường. Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy là tiếng trống trường đầu tiên, âm vang mãi trong đời đi học của tôi sau này.
Trước ngưỡng cửa của trường tiểu học, tôi đã may mắn có ông ngoại - "thầy giáo" đầu tiên của tôi.
Theo Nguyễn Việt Bắc
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1. Ông ngoại dẫn bạn nhỏ đến thăm trường vào dịp nào?
A. Nghỉ hè.
B. Khai giảng.
C. Trong năm học mới.
Câu 2. Ông ngoại giúp bạn nhỏ những gì để chuẩn bị đi học?
A. Dẫn bạn nhỏ đi mua sách vở, chọn bút.
B. Dạy bạn nhỏ những chữ cái đầu tiên.
C. Hướng dẫn bạn nhỏ bọc vở, dán nhãn.
D. Tất cả những điều trên.
Câu 3. Gạch dưới những hình ảnh được so sánh trong những câu văn sau:
a) Những cánh buồm nâu trên biển hồng rực lên như những đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.
b) Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ.
Câu 4. Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Làm gì?” trong các câu sau:
a) Chú cá heo này đã cứu sống một phi công.
b) Bé kẹp lại tóc, thả ống quần, lấy cái nón của má đội lên đầu.
Phần 2: Bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn
Câu 1. Chính tả
a. Nghe - viết
Bao giờ có làn gió heo may về mới thật là có mùa thu. Cái nắng gay gắt mhững ngày hè đã thành thóc vàng vào bồ, vào cót, vào kho và đã ẩn vào quả na, quả mít, quả hồng, quả bưởi… Những ngày có gió heo may dù nắng giữa trưa cũng chỉ dìu dịu, đủ cho ta mặc một chiếc áo mỏng vẫn thấy dễ chịu.
b. Bài tập
1. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:
- Ở câu lạc bộ, chúng em chơi cầu lông, đánh cờ, học hát và múa.
.....................................................................................................................................
- Em thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ.
.....................................................................................................................................
2. Viết tên các sự vật được so sánh với nhau trong những câu sau:
Câu có hình ảnh so sánh | Sự vật 1 | Từ so sánh | Sự vật 2 |
a. Đôi mắt chú chó đen láy, tròn xoa như hai hạt nhãn. | |||
b. Những cánh hoa mềm mại, dập dìu trong gió như những cánh bướm. |
Câu 2. Tập làm văn
Viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu kể về một người thân mà em yêu quý.