Đề cương ôn thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 9 năm 2023 - 2024 Ôn tập cuối kì 2 GDCD 9
Đề cương ôn tập học kì 2 GDCD 9 năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức ôn thi, lý thuyết và các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận cuối học kì 2.
Đề cương ôn tập GDCD 9 cuối học kì 2 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 9. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 GDCD 9 năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các em tham khảo thêm: đề cương ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn 9, đề cương ôn tập học kì 2 tiếng Anh 9.
Đề cương ôn tập học kì 2 GDCD 9 năm 2023 - 2024
I. Lý thuyết ôn thi học kì 2 GDCD 9
Bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1) Tìm hiểu trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Liên hệ đến một vài tấm gương về thanh niên đã phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
* Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
- Học tập văn hóa, khoa học kỹ thuật, tu dưỡng đạo đức.
- Có lối sống lành mạnh, rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực.
- Rèn luyện sức khoẻ.
- Tham gia lao động và các hoạt động xã hội.
* Nhiệm vụ của thanh niên, học sinh.
- Ra sức học tập, rèn luyện toàn diện.
- Xác định lý tưởng đứng đắn.
- Có kế hoạch học tập, rèn luyện lao động để phấn đấu trở thành chủ nhân đất nước thời kỳ đổi mới.
* Phương hướng phấn đấu.
- Thực hiện tốt nhiệm vụ của học sinh.
- Tích cực tham gia hoạt động tập thể, xã hội.
- Xây dựng tập thể lớp vững mạnh.
2) Nêu những việc làm biểu hiện trách nhiệm của thanh niên.
Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
1) Khái niệm hôn nhân?
Hôn nhân
- Là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được pháp luật công nhận.
- Tình yêu chân chính là cơ sở của hôn nhân.
1. Tảo hôn là gì?
Tảo hôn là kết hôn giữa những người chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật.
§ Nguyên nhân: Do trình độ dân trí thấp, do nhận thức chưa đầy đủ các qui định của pháp luật về hôn nhân, do bị người khác ép buộc, do cố tình vi phạm, do hủ tục lạc hậu
2) Ý nghĩa của tình yêu chân chính đối với hôn nhân (là cơ sở quan trọng của hôn nhân; chung sống lâu dài và xây dựng gia đình hoà hợp hạnh phúc. Có tình yêu chân chính, con người sẽ có sức mạnh vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống, hôn nhân không dựa trên cơ sở tình yêu chân chính sẽ dẫn đến gia đình bất hạnh).
3) Tìm hiểu những quy định của pháp luật nước ta về hôn nhân. Chú ý những điều kiện cơ bản để được kết hôn.
Những qui định của pháp luật nước ta về hôn nhân:
a. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở VN:
- Hôn nhân là do tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng.
- Được kết hôn với các dân tộc, tôn giáo, người nước ngoài.
- Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
b. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân:
+ Được kết hôn:
- Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn.
- Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định và phải được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
+ Cấm kết hôn:
- Với những người đang có vợ hoặc chồng
- Người mất năng lực hành vi dân sự.
- Cùng dòng máu trực hệ. Có họ trong 3 đời.
- Cùng giới tính.
- Cha mẹ nuôi với con nuôi, cha mẹ vợ (chồng) với dâu (rễ), bố dượng với con riêng vợ, mẹ kế với con riêng chồng.
+ Qui định của quan hệ vợ chồng:
- Vợ chồng bình đẳng, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau.
- Phải tôn trọng nhân phẩm, danh dự, nghề nghiệp của nhau.
Tại sao pháp luật cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu trực hệ,giữa những người có họ trong phạm vi ba đời?
(Nhằm mục đích tránh các bệnh di truyền, đột biến, kém trí, bệnh đao, quái thai,… duy trì nòi giống và đảm bảo về mặt đạo đức.)
4) Trách nhiệm
- Không vi phạm pháp luật về hôn nhân.
- Với HS cần đánh giá đúng bản thân, hiểu luật hôn nhân gia đình.
5) Thảo luận về chủ đề tình yêu tuổi học trò Có nên yêu sớm khi đang ở tuổi học trò không? Vì sao?
..............
II. Trắc nghiệm ôn thi học kì 2 GDCD 9
Chọn ý đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Trong những trường hợp sau đây, người nào phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình:
A. Em bé mầm non lấy trộm đồ chơi của lớp mang về nhà
B. Bệnh nhân tâm thần khi lên cơn đã đập phá tài sản của bệnh viện
C. Một người uống rượu say điều khiển xe máy gây ra tai nạn giao thông.
D. Một người đang đi xe máy trên đường, bất ngờ có một em bé chạy qua đầu xe, người điều khiển xe máy phanh gấp làm nhiều gười phía sau bị ngã
Câu 2: Trách nhiệm hình sự được áp dụng cho đối tượng nào sau đây?
A. Người có hành vi vi phạm các nguyên tắc quản lý của nhà nước.
B. Người có hành vi nguy hiểm cho xã hội.
C. Người có hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp.
D. Người có hành vi vi phạm nội quy của tổ chức.
Câu 3: Em tán thành những quan điểm nào sau đây?
A. Chỉ có cán bộ công chức nhà nước mới có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
B. Tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của tất cả mọi người.
C. Tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của tất cả mọi người Việt Nam.
D. Tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền và trách nhiệm của tất cả mọi công dân Việt Nam.
Câu 4: Đối với cá nhân đạo đức góp phần :
A. Tạo ra mái ấm gia đình hạnh phúc
B. Ổn định gia đình
C. Hoàn thiện nhân cách con người
D. Phát triển vững chắc gia đình
Câu 5: Biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung là người sống
A. Có đạo đức
B. Tuân theo pháp luật
C. Kỉ luật
D. Lễ phép
Câu 6: Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự là
A. Đủ 18- hết 27 tuổi
B. Đủ 18- hết 25 tuổi
C. Đủ 20- hết 27 tuổi
D. Đủ 18- 27 tuổi
Câu 7: Ông A xây nhà cao tầng không giấy phép và đem đổ phế thải xây dựng xuống cống thoát nước. Ông A đã vi phạm pháp luật nào?
A. Vi phạm pháp luật hình sự
B. Vi phạm pháp luật hành chính
C. Vi phạm pháp luật dân sự
D. Vi phạm kỉ luật
Câu 8: Trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào không đúng?
A. Bất kì ai phạm tội cũng phải chịu trách nhiệm hình sự
B. Những người tâm thần không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
C. Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra
D. Thực hiện không đúng các quy định trong hợp đồng thuê nhà là vi phạm pháp luật dân sự.
Câu 9: Những hành vi việc làm nào dưới đây không thể hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc?
A. Vận động bạn bè, người thân thực hiện nghĩa vụ quân sự
B. Đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi quy định
C. Tự ý chụp ảnh ở các khu vực quân sự
D. Dân phòng tuần tra ban đêm ở địa bàn dân cư.
Câu 10: Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội là hoạt động:
A. Lao động.
B. Dịch vụ
C. Trải nghiệm
D. Hướng nghiệp
Câu 11: Hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật:
A. Dân sự
B. Hành chính
C. Hình sự
D. Kỉ luật
Câu 12: Độ tuổi nào dưới đây đủ điều kiện tham gia ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp?
A. Đủ 16 tuổi trở lên.
B. Đủ 18 tuổi trở lên.
C. Đủ 20 tuổi trở lên
D. Đủ 21 tuổi trở lên
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | C | B | D | C | A | B | B | A | C | A | C | D |
III. Bài tập tự luận cuối kì 2 GDCD 9
Câu 1: Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? Kể 3 việc làm biểu hiện sống có đạo đức và 3 việc làm biểu hiện tuân theo pháp luật của học sinh?
Gợi ý trả lời:
* Sống có đạo đức là : Suy nghĩ, hành động theo chuẩn mực đạo đức của xã hội.
* Tuân theo pháp luật là: Sống và hành động theo những quy định bắt buộc của pháp luật
* HS tự lấy ví dụ việc làm biểu hiện của sống có đạo đức và biểu hiện của tuân theo pháp luật
Câu 2: Bảo vệ tổ quốc là gì? Là học sinh, em đã và sẽ làm gì để thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc?
Gợi ý trả lời:
* Bảo vệ Tổ quốc là: Bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ XHCN và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
* Là học sinh, em đã và sẽ:
- Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức
- Rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự.
- Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh trong trường học và nơi cư trú
- Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, đồng thời tích cực vận động người thân thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Câu 3: Vì sao phải bảo vệ tổ quốc?
* Gợi ý:
- Non sông đất nước ta là do ông cha ta đã bao đời đổ mồ hôi, sương máu khai phá, bồi đắp mới có được.
- Hiện nay, vẫn còn nhiều thế lực thù địch đang âm mưu thôn tính tổ quốc ta.
Câu 4 : Cường là học sinh lớp 9, lười học, ham chơi điện tử. Lúc đầu, cậu dùng tiền ăn sáng để đi chơi, sau đó không đủ, cậu dùng tiền đóng học phí, tiền học thêm. Có lần bí quá, Cường còn lấy cắp tiền của mẹ, của bạn cùng lớp để tiêu xài.
a. Em có nhận xét gì về hành vi của Cường trong tình huống trên?
b. Theo em, Cường phải chịu trách nhiệm pháp lí gì về hành vi do mình gây ra?
Gợi ý:
a. Hs nêu được nhận xét: Cường là hs chưa ngoan, đã vi phạm pháp luật và kỷ luật của nhà trường….
b. Cường phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi do mình gây ra:
- Trách nhiệm pháp lí dân sự (bồi thường thiệt hại về số tiền đã lấy cắp của bạn)
- Trách nhiệm kỷ luật (vi phạm nội quy của nhà trường: lười học, lấy cắp tiền của bạn)
c. Từ hành vi của Cường, Hs tự rút ra bài học cho bản thân: Hs tự trả lời
Bài tập 2 : Có một người đang bị công an rượt đuổi. Người đó nhờ em giúp đỡ cất giấu giùm một gói nhỏ và nói “ Giúp giùm tôi một lát tôi hậu tạ, số điện thoại chị đây”.
Em sẽ làm gì trước tình huống đó ? Vì sao làm vậy ?
Em có nhận xét gì về việc làm của người phụ nữ trên?
* Gợi ý:
- Em sẽ kiên quyết không nhận gói hàng đó
- Người phụ nữ đó làm một việc xấu xa, vi phạm pháp luật cần bị pháp luật xử lí.