Toán lớp 4 Bài 62: So sánh hai phân số khác mẫu số Giải Toán lớp 4 Cánh diều tập 2 trang 24, 25
Giải Toán lớp 4 Bài 62: So sánh hai phân số khác mẫu số giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng giải toàn bộ bài tập Luyện tập, Thực hành, Vận dụng trong SGK Toán 4 Cánh diều tập 2 trang 24, 25.
Lời giải SGK Toán 4 Cánh diều được biên soạn chi tiết, bám sát nội dung trong sách giáo khoa, còn hỗ trợ thầy cô soạn giáo án Bài 62 Chương III: Phân số cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com nhé:
Toán 4 So sánh hai phân số khác mẫu số sách Cánh diều
Giải Toán 4 Cánh diều Tập 2 trang 25 - Luyện tập, Thực hành
Bài 1
Quy đồng mẫu số rồi so sánh hai phân số
a) \(\frac{3}{4}\) và \(\frac{5}{16}\)
b) \(\frac{1}{3}\) và \(\frac{2}{9}\)
c) \(\frac{7}{18}\) và \(\frac{5}{6}\)
Lời giải:
a) \(\frac{3}{4}=\frac{3 \times 4}{4 \times 4}=\frac{12}{16}\)
Ta có \(\frac{12}{16}>\frac{5}{16}\) nên \(\frac{3}{4}>\frac{5}{16}\)
b) \(\frac{1}{3}=\frac{1 \times 3}{3 \times 3}=\frac{3}{9}\)
Ta có \(\frac{3}{9}>\frac{2}{9}\) nên \(\frac{1}{3}>\frac{2}{9}\)
c) \(\frac{5}{6} = \frac{5 \times 3}{6 \times 3} = \frac{15}{18}\)
Ta có: \(\frac{7}{18}<\frac{15}{18}\) nên \(\frac{7}{18}<\frac{5}{6}\)
Bài 2
Rút gọn rồi so sánh hai phân số
a) \(\frac{6}{14}\) và \(\frac{4}{7}\)
b) \(\frac{3}{5}\) và \(\frac{6}{15}\)
c) \(\frac{10}{18}\) và \(\frac{2}{9}\)
Lời giải:
a) \(\frac{6}{14}=\frac{6:2}{14:2}=\frac{3}{7}\)
Ta có: \(\frac{3}{7} < \frac{4}{7}\) nên \(\frac{6}{14} < \frac{4}{7}\)
b) \(\frac{6}{15}=\frac{6:3}{15:3}=\frac{2}{5}\)
Ta có: \(\frac{3}{5} > \frac{2}{5}\) nên \(\frac{3}{5} > \frac{6}{15}\)
c) \(\frac{10}{18}=\frac{10:2}{18:2}=\frac{5}{9}\)
Ta có: \(\frac{5}{9} > \frac{2}{9}\) nên \(\frac{10}{18}>\frac{2}{9}\)
Bài 3
Viết các phân số sau theo thứ tự từ lớn đến bé:
a) \(\frac{2}{3},\frac{16}{21}\) và \(\frac{3}{7}\)
b) \(\frac{2}{9}, \frac{4}{27}\) và \(\frac{1}{3}\)
c) \(\frac{11}{28},\frac{3}{4}\) và \(\frac{2}{7}\)
Lời giải:
a) Ta có: \(\frac{2}{3}=\frac{2\times 7}{3\times 7}=\frac{14}{21}\)
\(\frac{3}{7}=\frac{3\times 3}{7\times 3}=\frac{9}{21}\)
Vì \(\frac{16}{21} > \frac{14}{21} > \frac{9}{21}\) nên ta có các phân số xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là: \(\frac{16}{21},\frac{2}{3},\frac{3}{7}\)
b) Ta có: \(\frac{2}{9}=\frac{2\times 3}{9\times 3}=\frac{6}{27}\)
\(\frac{1}{3}=\frac{1\times 9}{3\times 9}=\frac{9}{27}\)
Vì \(\frac{9}{27} > \frac{6}{27} > \frac{4}{27}\) nên ta có các phân số xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là: \(\frac{1}{3},\frac{2}{9},\frac{4}{27}\)
c) Ta có: \(\frac{3}{4}=\frac{3\times 7}{4\times 7}=\frac{21}{28}\)
\(\frac{2}{7}=\frac{2\times 4}{7\times 4}=\frac{8}{28}\)
Vì \(\frac{21}{28} > \frac{11}{28} > \frac{8}{28}\) nên ta có các phân số xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là: \(\frac{3}{4},\frac{11}{28},\frac{2}{7}\)
Bài 4
Người ta cưa lấy \(\frac{3}{4}\) thanh gỗ thứ nhất và cưa lấy \(\frac{5}{8}\) thanh gỗ thứ hai. Hỏi thanh gỗ nào được lấy nhiều hơn? Biết lúc đầu hai thanh gỗ như nhau.
Lời giải:
Ta có: \(\frac{3}{4} =\frac{3\times 2}{4\times2 } =\frac{6}{8}\)
Giữ nguyên phân số \(\frac{5}{8}\)
Vì \(\frac{6}{8}>\frac{5}{8}\) nên \(\frac{3}{4}>\frac{5}{8}\)
Vậy thanh gỗ thứ nhất được lấy nhiều hơn.
Giải Toán 4 Cánh diều Tập 2 trang 25 - Vận dụng
Bài 5
Sau khi ăn, mỗi bạn đều còn lại \(\frac{1}{4}\) chiếc bánh như hình dưới dây. Theo em, phần bánh hai bạn còn lại có bằng nhau không? Vì sao?
Lời giải:
Vì phần bánh ban đầu của hai bạn không bằng nhau nên phần bánh hai bạn còn lại cũng không bằng nhau.