Khoa học lớp 4 Bài 30: Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn Giải Khoa học lớp 4 sách Kết nối tri thức trang 113, 114, 115, 116, 117, 118
Giải Khoa học lớp 4 Bài 30: Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn giúp các em học sinh lớp 4 hiểu rõ hơn vai trò của nước, nhanh chóng trả lời toàn bộ câu hỏi trong Khoa học 4 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 113, 114, 115, 116, 117, 118.
Với lời giải Khoa học 4 Bài 30 các em sẽ tìm hiểu thực vật cung cấp thức ăn cho con người và động vật, vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô dễ dàng soạn giáo án Bài 30 Chủ đề 6: Sinh vật và môi trường. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Giải Khoa học 4 Bài 30: Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn
Câu hỏi mở đầu
Quan sát hình 1 và cho biết cây lúa có vai trò gì đối với chuỗi thức ăn.
Trả lời:
Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng từ nước và khí các-bô-níc dưới tác dụng của ánh sáng để sống và phát triển. Chúng là nguồn thức ăn của nhiều loài động vật.
1. Thực vật cung cấp thức ăn cho con người và động vật
Hoạt động 1: Quan sát hình 2 và trả lời các câu hỏi:
- Thức ăn của động vật và con người được lấy từ đâu?
- Các bộ phận nào của cây ngô có thể được dùng làm thức ăn cho con người và động vật?
Trả lời:
- Thức ăn của động vật và con người được lấy từ thực vật.
- Các bộ phận của cây ngô có thể được dùng làm thức ăn cho con người và động vật:
+ Con người: Bắp ngô.
+ Động vật: Lá cây ngô, thân cây ngô, bắp ngô.
Hoạt động 2: Quan sát hình 3 và trả lời các câu hỏi:
- “Thức ăn” của cây lúa trong hình là gì?
- Thức ăn của gà và cáo là gì?
Trả lời:
- “Thức ăn” của cây lúa trong hình là nước, khí các – bô – nic và chất khoáng
- Thức ăn của gà là bông lúa, thức ăn của cáo là gà.
Câu hỏi: Nhận xét về vai trò của thực vật trong việc cung cấp thức ăn cho con người và động vật.
Trả lời:
Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng từ nước và khí các-bô-níc dưới tác dụng của ánh sáng để sống và phát triển. Chúng là nguồn thức ăn của con người và nhiều loài động vật khác.
2. Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn
Câu 1: Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng từ các chất nào?
Trả lời:
Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng từ nước và khí các-bô-níc dưới tác dụng của ánh sáng.
Câu 2: Vì sao thực vật thường là sinh vật đứng đầu chuỗi thức ăn?
Trả lời:
Thực vật có khả năng tổng hợp chất dinh dưỡng từ các-bô-níc, nước và chất khoáng dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời. Nhưng động vật và con người không thể tự tổng hợp chất dinh dưỡng như thực vật mà phải lấy thức ăn từ thực vật và động vật khác.
→ Thực vật thường là sinh vật đứng đầu chuỗi thức ăn.
Câu 3: Hãy vẽ và mô tả một chuỗi thức ăn khác có thực vật đứng đầu chuỗi.
Trả lời:
Một số chuỗi thức ăn có thực vật đứng đầu chuỗi:
Rau muống → Sâu → Chim sâu → Rắn.
Lá ngô → Châu chấu → Ếch → Rắn hổ mang.
3. Cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên
Câu 1: Tìm hiểu ý nghĩa của các hoạt động trong hình 7, 8 và 9.
Trả lời:
Ý nghĩa của các hoạt động:
- Hình 7: Bảo vệ động vật hoang dã và môi trường sống của động vật hoang dã.
- Hình 8: Tích cực trồng và chăm sóc cây xanh.
- Hình 9: Bảo vệ rùa biển.
→ Các hoạt động đều nhằm duy trì trạng thái cân bằng các chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
Câu 2: Thảo luận các nội dung sau:
- Thế nào là giữ cân bằng chuỗi thức ăn?
- Đưa ra một số việc làm để giữ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
Trả lời:
- Trạng thái cân bằng của chuỗi thức ăn là trạng thái số lượng sinh vật của một mắt xích thức ăn trong chuỗi thức ăn luôn duy trì tương đối ổn định.
- Để duy trì trạng thái cân bằng các chuỗi thức ăn trong tự nhiên, chúng ta cần tích cực trồng và chăm sóc cây xanh, bảo vệ các động vật hoang dã và môi trường sống.
Câu 3: Hãy kể về những việc em hoặc người thân, người dân nơi em sống đã làm để giữ cân bằng chuỗi thức ăn.
Trả lời:
Một số việc làm để giữ cân bằng chuỗi thức ăn:
- Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên ở mức độ phù hợp, đặc biệt là tài nguyên rừng, biển.
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia ...
- Trồng và chăm sóc cây xanh.
- Tuyên truyền vận động bảo vệ các động vật hoang dã và môi trường sống của chúng.
- Nghiêm cấm hình thức đánh bắt hủy diệt.
Câu 4: Hãy chia sẻ và vận động gia đình cam kết không sử dụng một số sinh vật như rắn, gấu,... trong tự nhiên làm thức ăn và thuốc.
Trả lời:
Học sinh chia sẻ và vận động gia đình cam kết không sử dụng một số sinh vật như rắn, gấu,... trong tự nhiên làm thức ăn và thuốc.
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
![👨](https://download.vn/Themes/Default/images/icon-comment.png)
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Văn mẫu lớp 7: Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật Trần Hưng Đạo
-
Công thức môn Tiếng Việt lớp 4, 5 - Tổng hợp kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4, 5
-
Nghị luận xã hội về tệ nạn cờ bạc (2 Dàn ý + 15 Mẫu)
-
Nghị luận về câu Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực
-
Toán 6 Bài tập cuối chương 3 - Chân trời sáng tạo
-
Suy nghĩ của em về hiện tượng vứt rác bừa bãi nơi công cộng (Sơ đồ tư duy)
-
Dàn ý nghị luận xã hội về an toàn giao thông (6 Mẫu)
-
Bài văn mẫu Lớp 11: Bài viết số 2 (Đề 1 đến Đề 3)
-
Viết đoạn văn về ý nghĩa của những niềm vui bình dị trong cuộc sống
-
Đoạn văn nghị luận về ô nhiễm môi trường (Dàn ý + 26 mẫu)
Mới nhất trong tuần
-
Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Khoa học lớp 4 (Cả năm)
10.000+ -
Khoa học lớp 4 Bài 2: Sự chuyển thể của nước
10.000+ -
Khoa học lớp 4 Bài 30: Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn
1.000+ -
Khoa học lớp 4 Bài 16: Nấm men và nấm mốc
1.000+ 2 -
Khoa học lớp 4 Bài 15: Thực vật cần gì để sống?
1.000+ -
Khoa học lớp 4 Bài 12: Vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém
10.000+ -
Khoa học lớp 4 Bài 11: Sự truyền nhiệt
5.000+ -
Khoa học lớp 4 Bài 6: Vai trò của không khí và bảo vệ môi trường không khí
5.000+ -
Khoa học lớp 4 Bài 3: Bảo vệ nguồn nước và một số cách làm sạch nước
1.000+ -
Khoa học lớp 4 Bài 1: Tính chất của nước và nước với cuộc sống
100+