Khoa học lớp 4 Bài 2: Sự chuyển thể của nước Giải Khoa học lớp 4 sách Chân trời sáng tạo
Giải Khoa học lớp 4 Bài 2: Sự chuyển thể của nước giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Khoa học 4 Chân trời sáng tạo trang 10, 11, 12, 13.
Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 2 Chủ đề 1: Chất. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Giải Khoa học 4 Bài 2: Sự chuyển thể của nước
Giải Khoa học 4 Chân trời sáng tạo Bài 2 - Luyện tập
Luyện tập trang 10
Đề xuất và thực hiện thí nghiệm về sự chuyển thể trên của nước.
Vẽ lại sơ đồ các sự chuyển thể ở các hình 3a, 3b và 4a, 4b theo gợi ý.
Trả lời:
Cho nước từ thể lỏng bỏ vào ngăn đá để chuyển sang thể rắn.
Sơ đồ:
- Nước (thể lỏng) -> Đông đặc -> Nước đá (thể rắn)
- Nước (thể lỏng) <- Nóng chảy <- Nước đá (thể rắn)
Luyện tập trang 11
Trò chơi: "Ghép chữ vào hình"
Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước.
Trả lời:
Thể rắn -> Nóng chảy -> Thể lỏng -> Bay hơi -> Thể khí
Thể rắn <- Đông đặc <- Thể lỏng <- Ngưng tụ <- Thể khí
Luyện tập trang 12
Hãy vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên và chia sẻ với bạn.
Trả lời:
Nước ở mặt biển, sông, hồ, ... bay hơi lên cao -> Gặp hơi lạnh ngưng tụ lại thành những hạt nước nhỏ và tạo thành mây -> Gió thổi mây hợp thành các hạt nước lớn hơn, nặng hơn và rơi xuống thành mưa -> Nước mưa rơi xuống cung cấp nước cho mặt đất, biển, sông, hồ, ...
Giải Khoa học 4 Chân trời sáng tạo Bài 2 - Vận dụng
Vận dụng trang 11
Hãy kể một số ứng dụng về sự chuyển thể của nước trong đời sống hằng ngày ở gia đình em.
Trả lời:
- Phơi khô quần áo ướt.
- Làm đá lạnh.
- Xông hơi.
- Làm nước cất.
Vận dụng trang 13
Em tập làm khoa học: "Tìm hiểu về sự chuyển thể của nước"
Chuẩn bị: Một bát to; một cốc nhỏ, thấp, khô ráo; tấm kính trong nước nóng; một số viên nước đá.
Thực hiện:
- Rót nước nóng vào khoảng 2/3 bát (hình 8a). Đặt cốc vào giữa bát.
Đậy bát bằng tấm kính trong (hình 8b).
- Đặt nhẹ một số viên nước đá lên tấm kính (hình 8c). Sau khoảng 3 phút, quan sát tấm kính và cốc (hình 8d và hình 8e).
Thảo luận:
- Em thấy gì trên mặt kính và bên trong cốc?
- Vì sao có các giọt nước nhỏ phía dưới tấm kính và có một ít nước trong cốc?
- So sánh các hiện tượng trong thí nghiệm trên với vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
Trả lời:
- Em thấy nước bốc hơi và tạo thành các giọt nước li ti trên mặt kính và nước giọt xuống phía trong cốc.
- Do nước nóng nên bốc hơi bay lên nhưng gặp lạnh nên ngưng tụ lại đọc trên mặt kính và hợp lại nặng tạo thành giọt nước rơi xuống trong cốc.
- Hiện tượng trong thí nghiệm trên giống với vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

Chọn file cần tải:
-
Khoa học lớp 4 Bài 2: Sự chuyển thể của nước 955 KB Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Toán 6 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều
10.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
50.000+ -
Văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên
100.000+ -
Phân tích truyện Cô bé bán diêm (Dàn ý + 10 mẫu)
100.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 7 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
100.000+ 1 -
Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023 - 2024
100.000+ -
Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn nghị luận về thái độ sống tích cực (18 mẫu)
100.000+ -
Dàn ý tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy)
10.000+ -
Toán 6 Bài 21: Hình có trục đối xứng
10.000+ -
Văn mẫu lớp 8: Cảm nghĩ về tác phẩm Ca Huế trên sông Hương
10.000+
Mới nhất trong tuần
-
Khoa học 4 - Kết nối tri thức
-
Chủ đề 1: Chất
- Bài 1: Tính chất của nước và nước với cuộc sống
- Bài 2: Sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
- Bài 3: Sự ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước. Một số cách làm sạch nước
- Bài 4: Không khí có ở đâu? Tính chất và thành phần của không khí
- Bài 5: Vai trò của không khí và bảo vệ bầu không khí trong lành
- Bài 6: Gió, bão và phòng chống bão
- Bài 7: Ôn tập chủ đề Chất
- Chủ đề 2: Năng lượng
- Chủ đề 3: Thực vật và động vật
- Chủ đề 4: Nấm
- Chủ đề 5: Con người và sức khỏe
- Chủ đề 6: Sinh vật và môi trường
-
Chủ đề 1: Chất
-
Khoa học 4 - Chân trời sáng tạo
-
Khoa học 4 - Cánh Diều