Đọc: Khổ luyện thành tài - Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 20
Soạn bài Khổ luyện thành tài giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 102, 103. Qua đó, cũng hiểu rõ hơn ý nghĩa bài Tập đọc Khổ luyện thành tài - Tuần 11.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án bài đọc Khổ luyện thành tài của Bài 20 Chủ đề Trên con đường học tập theo chương trình mới cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com để chuẩn bị thật tốt cho tiết đọc này.
Soạn bài Khổ luyện thành tài Kết nối tri thức
Soạn Tiếng Việt 5 tập 1 Kết nối tri thức trang 102, 103
Khởi động
Nhan đề bài đọc Khổ luyện thành tài gợi cho em suy nghĩ?
Trả lời:
Nhan đề bài đọc Khổ luyện thành tài gợi cho em suy nghĩ để thành tài rất khó, cần phải khổ luyện, mất nhiều tâm lực, sức lực để rèn giũa tài năng, con người.
Bài đọc
Khổ luyện thành tài
Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi có niềm đam mê hội hoạ từ nhỏ. Năm 14 tuổi, ông được cha đưa đến gặp danh hoạ Vê-rô-ki-ô để học vẽ.
Buổi học đầu tiên, thầy giáo đưa một quả trứng gà và bảo Lê-ô-nác-đô vẽ. Cậu bé rất vui, vì vẽ trứng là việc quá dễ dàng. Cậu cầm bút và cẩn thận về từng nét, từng nét. Ngày hôm sau, thầy giáo lại đưa quả trứng gà và bảo Lê-ô-nác-đô vẽ tiếp. Rồi mấy ngày sau cũng vậy. Cậu bé có chút không vui, nghĩ: “Trứng gà có gì hay ho đâu mà thấy bắt vẽ mãi như thế?”. Dần dần, cậu cảm thấy chán nản với yêu cầu của thầy giáo, cho rằng thầy coi thường năng lực của mình.
Một hôm, cậu mạnh dạn hỏi thầy: “Tại sao thầy luôn bắt em vẽ trứng thế ạ?”. Thầy giáo nói: “Em đừng nghĩ vẽ trứng gà là đơn giản và dễ dàng. Trong một nghìn quả trứng, không thể tìm ra hai quả hoàn toàn giống nhau. Cho dù là cùng một quả trứng, nhưng nếu em nhìn nó từ những góc độ khác nhau thì cũng sẽ thấy những hình dạng khác nhau. Hơn nữa, ánh sáng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hình dạng của vật. Muốn thể hiện chính xác quả trứng trên giấy, không thể bỏ qua sự khổ luyện.”.
Ngừng một lát, thầy nói tiếp: “Trong quá trình vẽ, em chú ý đến những điều gì? Thầy muốn luyện tầm nhìn cho em, đây là bước đi đầu tiên dẫn đến thành công của hội hoạ. Chỉ có vẽ tốt quả trứng gà đơn giản này, mới có thể vẽ được những sự vật phức tạp.”.
Nghe những lời nói đó, Lê-ô-nác-đô bỗng hiểu ra mọi điều và cảm nhận được sự khổ công của thầy.
Từ đó về sau, Lê-ô-nác-đô luôn nhớ lời thấy, khổ luyện vẽ tranh. Một năm... hai năm..., trình độ vẽ tranh của Lê-ô-nác-đô ngày càng được nâng cao, cuối cùng đã xuất sắc hơn thầy của mình. Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi trở thành hoạ sĩ Ý nổi tiếng thế giới.
(Theo 101 câu chuyện học sinh cần đọc giúp các em trở thành nhà khoa học tương lai)
Trả lời câu hỏi
Câu 1: Những ngày đầu tiên đi học vẽ, vì sao Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi cảm thấy chán nản?
Trả lời:
Những ngày đầu tiên đi học vẽ, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi cảm thấy chán nản vì ngày nào tới học, thầy giáo cũng đưa quả trứng gà và bảo ông vẽ. Cậu nghĩ thầy coi thường năng lực của mình.
Câu 2: Vì sao thầy giáo cho rằng việc vẽ trứng là không dễ dàng?
Trả lời:
Thầy giáo cho rằng việc vẽ trứng là không dễ dàng vì trong một nghìn quả trứng, không thể tìm ra hai quả hoàn toàn giống nhau. Cho dù là cùng một quả trứng, nhưng nếu em nhìn nó từ những góc độ khác nhau thì cũng sẽ thấy những hình dạng khác nhau. Hơn nữa, ánh sáng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hình dạng của vật. Muốn thể hiện chính xác quả trứng trên giấy, không thể bỏ qua sự khổ luyện.
Câu 3: Lê-ô-nác-đô hiểu ra điều gì từ câu trả lời của thầy giáo?
Trả lời:
Nghe câu trả lời của thầy giáo, Lê-ô-nác-đô hiểu mọi điều, hiểu về lí do ngày nào thầy cũng yêu cầu mình vẽ quả trứng gà và cảm nhận được sự khổ công của thầy trước đó.
Câu 4: Em học hỏi được điều gì từ câu chuyện của Lê-ô-nác-đô?
Trả lời:
Từ câu chuyện của Lê-ô-nác-đô, em học hỏi được: để thành tài được cần phải khổ luyện, kiên trì và tỉ mỉ từ những công đoạn, những khâu nhỏ nhất, bé nhất – tưởng chừng dù không quan trọng, không đáng kể – cũng quyết định thành bại của vấn đề.
Câu 5: Câu tục ngữ nào sau đây nói lên ý nghĩa của câu chuyện? Chọn đáp án đúng.
A. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
B. Không thầy đố mày làm nên.
C. Là lành đùm lá rách.
D. Ăn quả nhớ người trồng cây.
Trả lời:
Câu tục ngữ nói lên ý nghĩa của câu chuyện là: A. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Luyện tập theo văn bản đọc
Câu 1: Tìm các từ ngữ trong và ngoài bài thể hiện nỗ lực của một người trên con đường đi đến thành công.
M : khổ công, kiên trì
Câu 2: Dùng 2 từ em tìm được ở bài tập 1 để hoàn thiện câu dưới đây:
Thành công của Lê-ô-nác-đô là sự kết hợp của hai yếu tố: sự dạy dỗ của thầy giáo và sự của chính bản thân mình.