Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ - Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 25
Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 125, 126. Qua đó, giúp các em viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc thật hay.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ của Bài 25 Chủ đề Nghệ thuật muôn màu theo chương trình mới cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.
Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ Kết nối tri thức
Soạn Tiếng Việt 5 tập 1 Kết nối tri thức trang 125, 126
Câu 1
Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện các yêu cầu.
Bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà của tác giả Quang Huy để lại trong tôi những ấn tượng đẹp. Bài thơ gợi lên bức tranh sống động về đêm trăng trên công trường thuỷ điện. Dưới trăng, những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ, những tháp khoan nhô lên trời như đang ngẫm nghĩ và tiếng đàn ba-la-lai-ca ngân nga, vang xa... Bài thơ tả tiếng đàn thật là hay! Tiếng đàn như ngọn gió bình yên thổi qua rừng bạch dương. Tiếng đàn như ngọn sóng vỗ trắng phau ghênh đả. Tiếng đàn ngân dài theo dòng trăng lấp loáng sông Đà. Tôi như nghe thấy những cung bậc âm thanh khi dìu dặt, khi náo nức, vang ngân của tiếng đàn ba-la-lai-ca. Tiếng đàn của cô gái Nga đến từ đất nước xa xôi giúp tôi cảm nhận về tình hữu nghị cao đẹp giữa các quốc gia. Những người bạn quốc tế đã giúp chúng ta xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Sông Đà, mang dòng ánh sáng toả đi muôn nơi, để cuộc sống tươi đẹp hơn. Xúc động biết mấy! Cảm ơn nhà thơ Quang Huy đã viết bài thơ thật hay, thật đẹp về tiếng đàn ba-la-lai-ca và tình hữu nghị thắm thiết, bền chặt.
(Thanh Thanh)
a. Tìm phần mở đầu, triển khai, kết thúc của đoạn văn và cho biết ý chính của mỗi phần.
b. Những điều gì ở bài thơ khiến người viết yêu thích hoặc xúc động?
c. Tình cảm, cảm xúc của người viết được thể hiện qua những từ ngữ, câu văn nào?
Trả lời:
a. Phần mở đầu của đoạn văn: từ “Bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà” đến “những ấn tượng đẹp”. Nội dung chính của phần này là: giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả và ấn tượng cho người viết.
Phần triển khai của đoạn văn: từ “Bài thơ gợi lên bức tranh” đến “xúc động biết mấy!”. Nội dung chính của phần này: nêu những vẻ đẹp trong bài thơ và thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết với bài thơ.
Phần kết thúc của đoạn văn: từ “Cảm ơn nhà thơ Quang Huy” đến hết. Nội dung chính của phần này: nhấn mạnh một lần nữa tình cảm, vẻ đẹp của bài thơ.
b. Những điều ở bài thơ khiến người viết yêu thích hoặc xúc động là:
- Bài thơ gợi lên bức tranh sống động.
- Bài thơ tả tiếng đàn thật hay.
- Bài thơ dùng những từ ngữ miêu tả gợi cảm, gợi hình.
c. Tình cảm, cảm xúc của người viết được thể hiện qua:
- Những từ ngữ: ấn tượng, hay, như nghe thấy, giúp chúng ta, toả đi muôn nơi, tươi đẹp hơn, xúc động, cảm ơn, hay, đẹp, tình hữu nghị, thắm thiết, bền chặt.
- Những câu văn:
+ Bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà của tác giả Quang Huy để lại trong tôi những ấn tượng đẹp.
+ Bài thơ tả tiếng đàn thật là hay!
+ Tôi như nghe thấy những cung bậc âm thanh khi dìu dặt, khi náo nức, vang ngân của tiếng đàn ba-la-lai-ca.
+ Những người bạn quốc tế đã giúp chúng ta xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Sông Đà, mang dòng ánh sáng toả đi muôn nơi, để cuộc sống tươi đẹp hơn. Xúc động biết mấy!
+ Cảm ơn nhà thơ Quang Huy đã viết bài thơ thật hay, thật đẹp về tiếng đàn ba-la-lai-ca và tình hữu nghị thắm thiết, bền chặt.
Câu 2
Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ.
G:
- Bố cục đoạn văn
- Những điều yêu thích ở bài thơ
- Những cách thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với bài thơ
+ Dùng từ ngữ chỉ tình cảm, cảm xúc
+ Sử dụng câu cảm
+
Trả lời:
Những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ em cần lưu ý như gợi ý.
Vận dụng
Câu 1: Đọc cho người thân một bài thơ viết cho thiếu nhi và chia sẻ cảm nghĩ của em về bài thơ đó.
Câu 2: Tìm đọc câu chuyện kể về một người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật (nhà văn, nhà thơ, diễn viên, đạo diễn,...).
>> Tham khảo: Câu chuyện kể về một người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật