Đọc: Những ngọn núi nóng rẫy - Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 14
Soạn bài Những ngọn núi nóng rẫy giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 68, 69. Qua đó, cũng hiểu rõ hơn ý nghĩa bài Tập đọc Những ngọn núi nóng rẫy.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án bài đọc Những ngọn núi nóng rẫy của Chủ đề Thiên nhiên kì thú theo chương trình mới cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com để chuẩn bị thật tốt cho tiết đọc này.
Soạn bài Những ngọn núi nóng rẫy Kết nối tri thức
Soạn Tiếng Việt 5 tập 1 Kết nối tri thức trang 68, 69
Khởi động
Theo em, những ngọn núi dưới đây có gì đặc biệt?
Trả lời:
Những ngọn núi dưới có điểm đặc biệt là rất cao, có mây, tuyết bao quanh và hình thù trông rất lạ, khác với các ngọn núi cao và nhọn em thường thấy thì chúng có ngọn núi bằng, như bị cắt gọt và có một vùng đất khá bằng phẳng bên trên đỉnh.
Bài đọc
Những ngọn núi nóng rẫy
Nói đến núi lửa, đa số mọi người nghĩ đến một quả núi hình nón đang bốc lửa nóng rẫy. Nhưng thực tế, núi lửa không phải bao giờ cũng y như vậy. Có quả núi lửa hình nón, có quả lại hình tròn thoai thoải. Một số phun lửa, một số khác chỉ phun khói, khí hoặc các đám mây tro. Một số quả núi lửa nổ với tiếng động kinh hoàng, một số khác chỉ rít lên khe khẽ. Ngoài núi lửa trên mặt đất còn có những quả núi lửa hoạt động ngầm trong nước biển nữa.
Để hiểu núi lửa hình thành ra sao, bạn cần biết Trái Đất được tạo bởi nhiều lớp khác nhau, y hệt một củ hành khổng lồ với nhiều lớp áo.
Lớp ngoài cùng của Trái Đất là lớp vỏ rất cứng, chính là nơi mà bạn đang đi đứng nhảy nhót phía trên. Dưới lớp vỏ, có những chỗ đã bị sức nóng nung chảy thành một thứ mác-ma đặc quánh. Thứ mác-ma này giống như cháo đặc lục bục sôi ở khoảng 700 đến 1 300 độ C. Do nhiều nguyên nhân, dòng mác-ma sôi sùng sục này có thể len lên trên, xuyên qua kẽ nứt ở lớp vỏ và phun trào, tạo thành núi lửa.
Vậy là nếu mặt đất tự nhiên nứt ra và từ kẽ nứt đó trào ra một thứ đá nóng chảy, thì chắc chắn là chúng ta đang thấy một quả núi lửa đấy.
(Theo A-ni-ta Ga-nê-ri, Dương Kiều Hoa dịch)
Trả lời câu hỏi
Câu 1: Những đặc điểm dưới đây của núi lửa được miêu tả như thế nào?
Trả lời:
- Hình dáng: hình nón, hình tròn thoai thoải.
- Hoạt động: một số núi phun lửa, một số khác chỉ phun khói, khí hoặc các đám mây tro.
- Tiếng động: một số quả núi lửa nổ với tiếng động kinh hoàng, một số khác chỉ rít lên khe khẽ.
- Vị trí: núi lửa trên mặt đất, núi lửa hoạt động ngầm trong nước biển.
Câu 2 : Vì sao Trái Đất được miêu tả “y hệt một củ hành khổng lồ”? Em nghĩ gì về hình ảnh đó?
Trả lời:
Trái Đất được miêu tả “y hệt một củ hành khổng lồ” vì Trái Đất được tạo bởi nhiều lớp khác nhau, giống với các lớp của củ hành.
Câu 3: Lớp vỏ Trái Đất và mác-ma bên dưới được miêu tả như thế nào?
Trả lời:
Lớp vỏ Trái Đất và mác-ma bên dưới được miêu tả: Lớp ngoài cùng của Trái Đất là lớp vỏ rất cứng, chính là nơi mà bạn đang đi đứng nhảy nhót phía trên. Dưới lớp vỏ, có những chỗ đã bị sức nóng nung chảy thành một thứ mác-ma đặc quánh. Thứ mác-ma này giống như cháo đặc lục bục sôi ở khoảng 700 đến 1 300 độ C.
Câu 4: Núi lửa được hình thành ra sao?
Trả lời:
Núi lửa được hình thành do nhiều nguyên nhân, làm dòng mác-ma sôi sùng sục có thể len lên trên, xuyên qua kẽ nứt ở lớp vỏ và phun trào, tạo thành núi lửa.
Câu 5: Trao đổi với bạn về các thông tin trong bài đọc theo gợi ý.
Trả lời:
Trả lời:
Em trao đổi với bạn về các thông tin trong bài đọc mà em đã biết; thông tin mới với em; thông tin em thấy thú vị nhất; thông tin em muốn biết thêm trong bài.
Luyện tập theo văn bản đọc
Câu 1: Tìm những từ ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên có thể gây thiệt hại nặng nề cho đời sống con người.
M: động đất,...
Câu 2: Trong các cặp từ ngữ dưới đây, từ quả và từ lửa nào được dùng với nghĩa gốc, từ quả và từ lửa nào được dùng với nghĩa chuyển?
a. quả núi - quả cam
b. núi lửa - ngọn lửa ước mơ