Luyện từ và câu: Sử dụng từ điển - Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 17
Luyện từ và câu: Sử dụng từ điển giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, biết cách sử dụng từ điển thật thành thạo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trang 90, 91 SGK Tiếng Việt 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống.
Đồng thời, cũng nắm được trình tự tra cứu nghĩa của từ đọc trong từ điển. Qua đó, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Luyện từ và câu: Sử dụng từ điển - Bài 17: Thư gửi các học sinh Chủ đề Trên con đường học tập cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Luyện từ và câu: Sử dụng từ điển Kết nối tri thức
Soạn Tiếng Việt 5 tập 1 Kết nối tri thức trang 90, 91
Câu 1
Sắp xếp các bước sau theo trình tự tra cứu nghĩa của từ đọc trong từ điển.
a. Tìm từ đọc.
b. Tìm mục từ bắt đầu bằng chữ Đ.
c. Chọn từ điển phù hợp.
d. Đọc ví dụ để hiểu thêm ý nghĩa và cách dùng từ đọc.
e. Đọc nghĩa của từ đọc.
Trả lời:
Các bước là trình tự tra cứu nghĩa của từ đọc trong từ điển:
1 – c. Chọn từ điển phù hợp.
2 – b. Tìm mục từ bắt đầu bằng chữ Đ.
3 – a. Tìm từ đọc.
4 – e. Đọc nghĩa của từ đọc.
5 – d. Đọc ví dụ để hiểu thêm ý nghĩa và cách dùng từ đọc.
Câu 2
Đọc các thông tin về từ đọc trong từ điển dưới đây và trả lời câu hỏi.
a. Từ đọc là danh từ, động từ hay tính từ?
b. Nghĩa gốc của từ đọc là gì?
c. Từ đọc có mấy nghĩa chuyển?
d. Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ được sắp xếp như thế nào?
Trả lời:
Theo từ điển phía dưới, từ đọc có các thông tin gồm:
a. Từ đọc là động từ.
b. Nghĩa gốc của từ đọc là: Phát thành lời những điều đã được viết ra theo đúng trình tự.
c. Từ đọc có 3 nghĩa chuyển.
d. Nghĩa gốc của từ được sắp ở đầu, ngay sát với từ, từ loại của từ; nghĩa chuyển của từ được xếp sau nghĩa gốc, lần lượt cho tới hết nghĩa chuyển.
Câu 3
Tra cứu nghĩa của các từ dưới đây:
- học tập
- tập trung
- trôi chảy
Trả lời:
– Học tập: động từ. 1. Học và luyện tập để hiểu biết, để có kĩ năng. Học tập văn hoá.
2. Làm theo gương tốt. Học tập tinh thần của các liệt sĩ.
– Tập trung: động từ. 1. Dồn vào một chỗ, một điểm. Nơi tập trung đông người. 2. Dồn sức hoạt động, hướng các hoạt động vào một việc gì. Tập trung sản xuất lương thực.
– Trôi chảy: tính từ. 1. Được tiến hành thuận lợi, không bị vấp váp, trở ngại gì. Mọi việc đều trôi chảy, êm đẹp. 2. Được tiến hành một cách dễ dàng, không có vấp váp. Trả lời trôi chạy.
Câu 4
Đặt câu với 1 nghĩa chuyển của mỗi từ ở bài tập 3.
Trả lời:
– Thầy cô dạy em học tập theo gương Bác Hồ, chăm chỉ, khiêm tốn.
– Bố em tập trung làm việc suốt đêm.
– Giọng đọc của diễn viên rất trôi chảy.