Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 8 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo 4 Đề kiểm tra cuối kì 1 Lịch sử - Địa lý 8 (Có đáp án + Ma trận)

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 8 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo bao gồm 4 đề kiểm tra có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận.

Đề thi cuối kì 1 Lịch sử - Địa lí 8 Chân trời sáng tạo được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng gồm cả tự luận kết hợp trắc nghiệm. Thông qua đề thi học kì 1 môn Lịch sử Địa lí lớp 8 Chân trời sáng tạo các em có thêm nhiều đề ôn luyện làm quen với kiến thức để không còn bỡ ngỡ trước khi bước vào kì thi chính thức. Đồng thời giúp giáo viên tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết TOP 4 đề thi học kì 1 Lịch sử - Địa lí 8 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

1. Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - Đề 1

1.1 Đề thi học kì 1 môn Lịch sử Địa lí 8

1.2 Đáp án đề thi cuối kì 1 Lịch sử Địa lí 8

1.3 Ma trận đề thi cuối kì 1 Lịch sử Địa lí 8

2. Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - Đề 2

2.1 Đề thi học kì 1 môn Lịch sử Địa lí 8

TRƯỜNG THCS.....

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN LỊCH SỬ ĐỊA LÍ LỚP 8

Thời gian làm bài: .... phút

A - PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Năm 1740, Nguyễn Danh Phương tập hợp nghĩa quân, nổi dậy khởi nghĩa ở

A. Việt Trì (Phú Thọ).
B. Tam Đảo (Vĩnh Phúc).
C. Tiên Du (Bắc Ninh).
D. Tân Trào (Tuyên Quang).

Câu 2. Phong trào nông dân Đàng Ngoài có tác động như thế nào đối với xã hội Đại Việt giữa thế kỉ XVIII?

A. Buộc vua Lê phải cải cách toàn diện đất nước.
B. Khiến chính quyền chúa Nguyễn khủng hoảng.
C. Buộc chúa Nguyễn thực hiện một số cải cách.
D. Làm lung lay chính quyền vua Lê - chúa Trịnh.

Câu 3. Năm 1786, khi tiến ra Đàng Ngoài, quân Tây Sơn đã nêu cao khẩu hiệu nào sau đây?

A. “Phù Lê diệt Trịnh”.
B. “Phù Lê diệt Nguyễn”.
C. “Phù Trịnh diệt Nguyễn”.
D. “Phù Nguyễn diệt Trịnh”.

Câu 4. Địa điểm nào được Nguyễn Huệ lựa chọn làm nơi quyết chiến với quân Xiêm?

A. Đoạn sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút.
B. Đoạn sông Cầu từ Tam Đảo đến Lục Đầu Giang.
C. Vùng cửa sông Bạch Đằng.
D. Vùng cửa sông Tô Lịch.

Câu 5. Thắng lợi nào của quân Tây Sơn đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược Đại Việt của chính quyền Mãn Thanh?

A. Ngọc Hồi - Đống Đa.
B. Tốt Động - Chúc Động.
C. Rạch Gầm - Xoài Mút.
D. Chi Lăng - Xương Giang.

Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn?

A. Sự giúp đỡ của chính quyền Mãn Thanh.
B. Tài thao lược của bộ chỉ huy nghĩa quân.
C. Sự đoàn kết, ủng hộ của nhân dân.
D. Tinh thần yêu nước.

Câu 7. Đến cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa?

A. Anh.
B. Pháp.
C. Đức.
D. Mỹ.

Câu 8. Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là

A. “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
B. “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.
C. “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.
D. “xứ xở của các ông vua công nghiệp”.

Câu 9. Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân khiến nền kinh tế Mĩ phát triển vượt bậc trong 30 năm cuối thế kỉ XIX?

A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
B. Hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới.
C. Ứng dụng khoa học - kĩ thuật và hợp lí hóa sản xuất.
D. Lợi dụng nguồn đầu tư của châu Âu để phát triển đất nước.

Câu 10. Về đối ngoại, từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ đều

A. đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân, nhân dân lao động.
B. tích cực chạy đua vũ trang và tăng cường xâm lược thuộc địa.
C. cải cách đất nước để tăng cường quyền lực cho giai cấp tư sản.
D. tập trung mọi nguồn lực của đất nước cho phát triển kinh tế.

Câu 11. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về Công xã Pa-ri?

A. Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.
B. Cổ vũ tinh thần cách mạng cho nhân dân lao động.
C. Do liên minh giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo.
D. Chính sách của công xã hướng tới quyền lợi của nhân dân.

Câu 12. Việc công bố văn kiện Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã đánh dấu sự ra đời của

A. chủ nghĩa xã hội không tưởng.
B. trào lưu Triết học Ánh sáng.
C. chủ nghĩa xã hội khoa học
D. chủ nghĩa duy vật biện chứng.

II. Tự luận (2,0 điểm)

a) Phân tích ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Tây Sơn?

b) Đánh giá vai trò của Quang Trung - Nguyễn Huệ trong phong tào Tây Sơn và lịch sử dân tộc

B - PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Lượng phù sa lớn nhất của sông ngòi tập trung chủ yếu vào hai hệ thống sông nào của nước ta?

A. Sông Hồng và Sông Mã.
B. Sông Mã và sông Đồng Nai.
C. Sông Tiền và sông Hậu.
D. Sông Hồng và sông Mê Công.

Câu 2. Hồ Dầu Tiếng nằm trên sông nào sau đây?

A. Sông La Ngà.
B. Sông Đà.
C. Sông Sài Gòn.
D. Sông Đồng Nai.

Câu 3. Những sông nào dưới đây không chảy theo hướng vòng cung?

A. Sông Hồng, sông Mã, sông Tiền.
B. Sông Lô, sông Gâm, sông Cầu.
C. Sông Kỳ Cùng, sông Lô, sông Gâm.
D. Sông Mã, sông Gâm, sông Cầu.

Câu 4. Khu vực đón gió biển hoặc vùng núi cao ở nước ta, lượng mưa trung bình năm thường là bao nhiêu?

A. 1500-2000mm.
B. 3000-4000m.
C. 2000-3000m.
D. 3500-4000m.

Câu 5. Nhiệt độ trung bình của đai nhiệt đới gió mùa là bao nhiêu ℃?

A. Trên 25℃.
B. Dưới 20℃.
C. Dưới 15℃.
D. Dưới 10℃.

Câu 6. Nhiệt độ trung bình của đai ôn đới gió mùa trên núi là bao nhiêu ℃?

A. Trên 25℃.
B. Dưới 20℃.
C. Dưới 15℃.
D. Dưới 10℃.

Câu 7. Hồ nào dưới đây được hình thành do tác động của con người?

A. Hồ Tây
B. Hồ Lắk
C. Hồ Ba Bể
D. Hồ Dầu Tiếng

Câu 8. Nước ngầm có vai trò như thế nào đối với sản xuất ở nước ta?

A. Nuôi trồng thủy, hải sản.
B. Phát triển thủy điện.
C. Phát triển du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh.
D. Phát triển giao thông vận tải.

Câu 9. Mùa lũ ở sông Thu Bồn diễn ra vào thời gian nào?

A. thu - đông.
B. hè - thu.
C. mùa đông.
D. mùa hạ.

Câu 10. Sông nào có giá trị thủy điện nhất ở nước ta?

A. Sông Mê Công.
B. Sông Thu Bồn.
C. Sông Đà.
D. Sông Hồng.

Câu 11. Hồ nhân tạo nào ở nước ta lớn nhất ở Đông Nam Á?

A. Hồ Tây.
B. Hồ Hòa Bình.
C. Hồ Ba Bể.
D. Hồ Dầu Tiếng.

Câu 12. Sông ngòi Trung Bộ không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Ngắn và dốc.
B. Lũ lên nhanh.
C. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
D. Lũ đột ngột.

II. Tự luận (2,0 điểm): Phân tích đặc điểm mạng lưới sông ngòi nước ta.

2.2 Đáp án đề thi cuối kì 1 Lịch sử Địa lí 8

A - PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

1-

2-

3-

4-

5-

6-

7-

8-

9-

10-

11-

12-

II. Tự luận (2,0 điểm)

♦ Yêu cầu a) Ý nghĩa lịch sử

+ Thể hiện và chứng minh sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân.

+ Với việc xoá bỏ ranh giới sông Gianh và lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn - Trịnh - Lê, phong trào Tây Sơn đã đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước.

+ Với việc đánh đuổi quân Xiêm và quân Thanh, phong trào Tây Sơn đã bảo vệ vững chắc nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước đồng thời để lại nhiều bài học quý báu về nghệ thuật quân sự.

♦ Yêu cầu b)

- Vai trò của Quang Trung - Nguyễn Huệ:

+ Tham gia lãnh đạo phong trào Tây Sơn, lật đổ các chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê; đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước.

+ Chỉ huy các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

+ Thiết lập vương triều mới (định đô ở Phú Xuân), ban hành nhiều chính sách tiến bộ nhằm ổn định và phát triển đất nước. Trong thời gian ngắn ngủi (4 năm) kể từ khi lên ngôi hoàng đế sáng lập vương triều cho đến khi từ trần, công cuộc canh tân dựng nước cùng với những hoài bão lớn lao của vua Quang Trung tuy chưa được thực hiện đầy đủ và chưa phát huy hết tác dụng nhưng đã cho thấy tầm vóc, tài năng và ý chí của ông.

B - PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

1- D

2- C

3- A

4- B

5- A

6- C

7- D

8- C

9- A

10- C

11- D

12- C

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

* Đặc điểm mạng lưới sông ngòi nước ta:

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc:

+ Nước ta có 2360 con sông trên 10km.

+ Mật độ trung bình của mạng lưới sông khoảng 0,66km/km 2 .

+ Dọc bờ biển cứ 20km lại có một cửa sông.

- Lưu lượng nước lớn, giàu phù sa: Tổng lượng nước lớn 839 tỉ m 3 /năm; phân bố không đều trên các hệ thống sông.

- Phần lớn sông ngòi chảy theo hai hướng chính: tây bắc-đông nam và hướng vòng cung.

- Chế độ dòng chảy theo hai mùa rõ rệt: Gồm 2 mùa rõ rệt. Mùa lũ tương ứng mùa mưa, mùa cạn tương ứng mùa khô.

+ Mùa lũ kéo dài 4-5 tháng, chiếm 70-80% tổng lượng nước cả năm.

+ Mùa cạn kéo dài 7-8 tháng, chiếm 20-30% tổng lượng nước cả năm.

2.3 Ma trận đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 8

STT

Nội dung

Mức độ đánh giá

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Phân môn Lịch sử

1

Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài

1

1

2

Phong trào nông dân Tây Sơn

2

2

1/2

1/2

3

Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

2

2

4

Công xã Pa-ri

1

5

Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

1

Tổng số câu hỏi

6

0

6

0

0

1/2

0

1/2

Tỉ lệ

15%

15%

10%

10%

Phân môn Địa lí

1

Đặc điểm khí hậu

3

2

Đặc điểm thủy văn

3

1/2

1/2

3

Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam

3

4

Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước

3

Tổng số câu hỏi

6

0

6

0

0

1/2

0

1/2

Tỉ lệ

15%

15%

10%

10%

Tỉ lệ chung

30%

30%

20%

20%

.............

Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi cuối kì 1 Lịch sử Địa lí 8 Chân trời sáng tạo

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm