Bộ đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 năm 2024 - 2025 (Sách mới) 8 Đề kiểm tra cuối kì 1 môn HĐTN, HN (Có đáp án, ma trận)

Bộ đề thi học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 năm 2024 - 2025 tổng hợp 8 đề khác nhau có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận. Qua tài liệu này giúp các bạn học sinh lớp 8 ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.

TOP 8 đề thi Hoạt động trải nghiệm lớp 8 học kì 1 năm 2024 được biên soạn gồm 3 sách Cánh diều, Kết nối tri thức và Chân trời sáng tạo. Đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm 8 học kì 1 với cấu trúc đề trắc nghiệm kết hợp tự luận. Qua đó giúp học sinh dễ dàng so sánh đối chiếu với kết quả mình đã làm. Đồng thời đây cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các em học sinh của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm bộ đề thi học kì 1 Ngữ văn 8.

1. Đề kiểm tra học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 Cánh diều

Đề kiểm tra học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8

TRƯỜNG THCS.

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

MÔN: HĐTN 8

Năm học 2024-2025

Thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian giao đề

Phần I: Trắc nghiệm (3,0 đ)

Khoanh tròn vào những phương án trả lời em lựa chọn (Chọn phương án trả lời đúng nhất).

Câu 1: Tự chủ trong xây dựng mối quan hệ trên mạng thể hiện ở việc?

A. Kết bạn với những người bạn phù hợp mà mình đã biết thông tin
B. Từ chối kết bạn với người lạ
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 2: Lan mới tham gia câu lạc bộ Tiếng anh của trường. Qua quan sát cách giao tiếp, ứng xử của Mai, Lan có thiện cảm và muỗn kết bạn với bạn ấy. Nếu em là Lan, em sẽ?

A. Lan nên thể hiện thái độ hách dịch để Mai chủ động kết bạn với mình
B. Lan nên chủ động kết bạn với bạn Mai và chia vai thực hành
C. Lan nên tỏ ra không thích Mai
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 3: Tự chủ trong giải quyết vấn đề trên mạng xã hội thể hiện ở?

A. Chia sẻ các thông tin khi đã tìm hiểu kĩ
B. Bình luận tích cực bài viết của người khác
C. Bảo mật tài khoản mạng xã hội của mình, tránh để người xấu lợi dụng
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 4: Em không nên làm gì để thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội?

A. Không kết bạn với những tài khoản có hành vi và lời nói thiếu chuẩn mực
B. Không làm theo những hành vi khiêu khích, gây tổn thương danh dự của người khác trên mạng
C. Bình luận theo cảm tính
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 5: Các bạn rủ em tham gia vào một nhóm kín trên mạng xã hội thì em sẽ?

A. Vào nhóm đó mà không cần biết gì
B. Chấp nhận lời mồi vì có các bạn của mình
C. Em sẽ hỏi kĩ thông tin về nhóm kín đó rồi mới quyết định có tham gia hay không
D. Đáp án khác

Câu 6: Một người bạn rất thân trong nhóm của em đăng thông tin nói xấu kèm hình ảnh bạn A trên mạng xã hội. Các bạn trong nhóm đã chia sẻ, bình luận rất sôi nổi và rủ em tham gia cùng. Em sẽ làm gì?

A. Từ chối tham gia chia sẻ và bình luận bài viết đó vì làm như vậy là vi phạm quyền riêng tư và gây tổn thương đến danh dự, hình ảnh của bạn A
B. Cùng các bạn chia sẻ hình ảnh đó
C. Chỉ bình luận hình ảnh đó mà không chia sẻ
D. Đáp án khác

Câu 7: Biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống là?

A. Chủ động tham gia các hoạt động tập thể ở trường, cộng đồng để xây dựng mối quan hệ với thầy cô và với các bạn mới
B. Kiểm soát được cảm xúc, hành vi của bản thân trong mối quan hệ
C. Tự đánh giá thái độ, hành vi sau mỗi việc làm và rút ra bài học cho bản thân
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 8: Một người bạn thân nói không đúng về em trên mạng xã hội. Em sẽ làm gì?

A. Nói không đúng lại bạn
B. Trực tiếp nhắn tin hoặc liên lạc với người bạn của mình để hỏi họ về nội dung bài đăng và yêu cầu gỡ bài đăng đó
C. Hẹn bạn ra ngoài gặp để đánh nhau
D. Cả ba đáp án trên đều sai

Câu 9: Việc tự chủ đối với mối quan hệ trên mạng xã hội giúp?

A. Em kiểm soát tốt hơn những thông tin và hình ảnh được chia sẻ về mình trên mạng
B. Em không bị ảnh hưởng quá mức bởi những bình luận hoặc đánh giá không tích cực từ người khác
C. Em cũng biết cách bảo vệ thông tin cá nhân và hạn chế sự xâm phạm vào quyền riêng tư của mình trên mạng
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 10: Biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ là?

A. Chủ động thiết lập và phát triển mối quan hệ bạn bè
B. Kiểm soát được cảm xúc của bản thân trong các mối quan hệ
C. Sẵn sàng chịu trách nhiệm cho mọi hành động và quyết định của mình trong các mối quan hệ
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 11: Đâu là cách thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội?

A. Chọn lọc thông tin trước khi đăng trên trang cá nhân
B. Kiểm tra kĩ tính xác thực của nguồn thông tin trước khi chia sẻ với mọi người
C. Sử dụng cách nói phù hợp để bình luận bài đăng của bạn
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 12: Biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội là?

A. Bình luận và trả lời bình luận theo hướng tích cực
B. Chủ động xác minh thông tin trước khi chia sẻ
C. Từ chối những lời mời kết bạn không đáng tin cậy
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Phần II. Tự luận (7,0 đ)

Câu 1. Trước những ảnh hưởng của tiếp thị, quàng cáo, bản thân là người tiêu dùng em có thể đưa chia sẻ với mọi người về vấn đề này ?

Câu 2. Nêu những biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội ?

Đáp án đề thi học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8

Phần I. Trắc nghiệm

Câu123456
Đáp ánCDDDCA
Câu789101112
Đáp ánDBDDDD

Phần II. Tư luân

Câu 1. Trước những ảnh hưởng của tiếp thị, quàng cáo, bản thân là người tiêu dùng em có thể đưa chia sẻ với mọi người về vấn đề này ? (3,5đ)

-Người tiêu dùng cần phải chủ động, bình tĩnh để tiếp nhận và phần tích thông tín tiếp thị, quảng cáo một cách thận trọng để mua sắm hiệu quả.

-Tránh trường hợp vội vàng tiếp nhận thông tin rổí quyết định mua sắm ngay.

-Điểu này có thể dẫn tới kết quả mua sắm khống được như ý hoặc hàng hoá mua vê không sử dụng được.

Câu 2. Nêu những biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội (3,5đ)

+ Bình luận và trả lời bình luận theo hướng tích cực.

+ Chủ động xác minh thông tin trước khi chia sẻ.

+ Từ chối những lời mời kết bạn không đáng tin cậy.

Yêu cầu cần đạt

Đánh giá

Đạt

Chưa đạt

Câu 1: 3,5 đ

- Nêu được ít nhất 2/3 ý (2,5 đ)

x

Câu 2: 3 đ

- Nêu được ít nhất 2/3 ý (2,5 đ)

x

ĐÁNH GIÁ

Kết qu

Phẩn 1

Phần 2

Tổng hợp

Đạt

Trả lời đúng từ 6 câu trở lên.

Đạt từ 5 điểm trở lên.

Kết quả phần 1, phần 2 đều ở mức Đạt.

Chưa đạt

Chỉ trả lời đúng tối đa 5 câu.

Chỉ đạt tối đa 4,0 điểm.

Chỉ đạt tối đa 1 phần.

. . . . . . . . . . . . .

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8

2. Đề thi học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo

Đề thi học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8

TRƯỜNG THCS ………

Họ và tên:…………………….

Lớp:……..

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

NĂM HỌC: 2024-2025

Môn: HĐTN 8

Thời gian: 60 phút

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Khoanh tròn vào phương án trả lời đúng nhất

Câu 1. Trường THCS nơi em đang học có tổng số lớp hiện nay là bao nhiêu?

A. 7
B. 8
C. 9
D. 10

Câu 2. Gần đến kì thi, một số bạn tỏ ra rất lo lắng và căng thẳng. Vậy em sẽ làm gì để giúp đỡ các bạn ấy?

A. Cho các bạn mượn sách để học.
B. Khuyên bạn nên đọc truyện cười để bớt căng thẳng.
C. Chia sẻ kinh nghiệm học tập của mình cho các bạn, khuyên các bạn phải có phương pháp học tập phù hợp để chủ động chiếm lĩnh kiến thức.
D. Rủ các bạn đi chơi đá bóng cho bớt căng thẳng.

Câu 3. Em nghe thấy có bạn trong lớp nói bạn A hay nói xấu về em. Khi nghe thấy các bạn trong lớp nói như vậy em sẽ giải quyết như thế nào?

A. Gặp bạn A, tâm sự với bạn để hai người hiểu nhau hơn.
B. Xa lánh và không chơi với A nữa
C. Tìm ra điểm xấu của A để nói xấu lại bạn.
D. Nhờ một anh lớp trên bắt nạt A cho bõ tức.

Câu 4. Đi học về trời nắng rất mệt, bố mẹ chưa đi làm về, khi đó em sẽ làm gì?

A. Bật quạt nằm xem ti vi, đợi bố mẹ về nấu cơm.
B. Cáu giận khi thấy bố mẹ về muộn.
C. Sang nhà ông bà ăn cơm trước rồi đi ngủ.
D. Nghỉ một lát rồi nấu cơm, đợi bố mẹ về ăn cùng.

Câu 5. Nếu em vô tình phát hiện một bạn nữ trong lớp bị một anh lớp trên quấy rối (điện thoại, nhắn tin gạ gẫm, đe dọa, đợi bạn nữ trên đường đi học về để chọc ghẹo…), em sẽ làm gì?

A. Kể cho các bạn cùng lớp nghe.
B. Né tránh, coi như chưa từng biết việc này để giữ an toàn cho bản thân.
C. Tìm cách xa lánh bạn nữ để tránh việc bị quấy rối cùng.
D. Động viên bạn nữ không nên sợ hãi dẫn đến giấu giếm việc bị quấy rối, nhanh chóng báo với ba mẹ, thầy cô về mức độ bị quấy rối để được giúp đỡ.

Câu 6. Em cần làm gì để góc học tập luôn gọn gàng, sạch sẽ?

A. Thường xuyên sắp xếp sách vở, đồ dùng cá nhân ngăn nắp, gọn gàng, đúng chỗ quy định.
B. Khi nào ba mẹ kiểm tra hoặc có khách đến nhà thì mới dọn dẹp cho ngăn nắp, sạch sẽ.
C. Để những vật dùng hay được dùng ở vị trí dễ nhìn thấy, dễ lấy. Còn những thứ ít được dùng có thể sắp xếp ở vị trí nào cũng được.
D. Góc học tập chỉ cần trang trí đẹp là được, không cần phải gọn gàng, sạch sẽ.

Câu 7. Khi cả nhóm em được giao một bài tập khó thì em sẽ làm gì để cùng giải quyết với các bạn khác trong nhóm?

A. Thảo luận với các bạn, lên kế hoạch và phân công nhiệm vụ rõ ràng để mỗi bạn đảm nhận mỗi việc, tránh việc đùn đẩy để hoàn thành tốt bài tập được giao.
B. Không quan tâm vì đây là bài tập nhóm, có những bạn khác sẽ làm.
C.Làm sơ sài, qua loa cho xong phần việc của mình.
D. Tự nghiên cứu ,tìm tòi nguồn tài liệu để hoàn thành phần việc của mình không cần trao đổi với cả nhóm.

Câu 8. Hằng có 300 000 đồng tiền mừng tuổi. Trong khi đó gia đình Hằng đang gặp khó khăn. Nếu em là Hằng, em sẽ sử dụng số tiền này như thế nào?

A. Sử dụng số tiền trên vào các hoạt động cần thiết (học tập, sinh hoạt)
B. Hằng mua chiếc áo mới mà không quan tâm đến khó khăn của gia đình
C. Cả A, B đều đúng
D. Dùng số tiền ấy đi chơi cùng bạn bè

Câu 9: Hằng tháng, Hoan được bố mẹ cho một khoản tiền mua những thứ cần thiết cho việc học tập, sinh hoạt hằng ngày và phòng khi xe bị hỏng dọc đường. Vậy mà, thỉnh thoảng xem quảng cáo bán hàng online trên mạng, thấy cái gì hay hay, vừa túi tiền, Hoan liền đặt mua ngay, mặc dù đã có những thứ đó. Em nhận xét gì về cách chi tiêu của Hoan?

A. Bạn Hoan không nên chi tiêu bừa bãi như vậy, bạn chỉ nên mua những thứ thực sự cần thiết.
B. Ban Hoan nên suy nghĩ, tính toán trước khi mua để xem đồ vật đó có thực sự cần thiết
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai

Câu 10. Em đã kiểm soát việc chi tiêu và tiết kiệm tiền như thế nào?

A. Em chưa biết cách kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền.
B. Lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu cá nhân.
C. Không cần tiết kiệm vì bố mẹ có thu nhập cao.
D. Gặp những thứ mình thích, nếu có tiền là em mua luôn, không cần cần nhắc.

Câu 11. Những biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống?

A. Chủ động tham gia các mối quan hệ.
B. Không dễ bị lôi kéo trong các mối quan hệ.
C. Chủ động giải quyết các vấn đề nảy sinh trong các mối quan hệ.
D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 12. Tình huống nào sau đây không nên từ chối?

A. Tình huống có thể gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác.
B. Tình huống liên quan đến lời mời, lời đề nghị hoặc những việc làm sai trái.
C. Tình huống bản thân có đủ điều kiện thực hiện.
D. Tình huống vượt quá khả năng thực hiện của bản thân.

PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1. (2 điểm): Em hãy nêu những nét nổi bật, đáng tự hào của trường THCS nơi em đang theo học.

Câu 2. (2 điểm): Em hãy chia sẻ cách em thường dùng để giải toả cảm xúc tiêu cực. Hãy kể lại cảm nhận của em khi đó.

Câu 3. (3 điểm): Hãy kể về một lần em tự kiểm soát chi tiêu, tiết kiệm tiền để mua một món đồ em yêu thích hoặc một món quà để tặng cho bạn bè, người thân. Cảm xúc của em khi thực hiện được mục tiêu mà mình đã đặt ra nhờ tiết kiệm chi tiêu là gì?

Đáp án đề thi học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8

Phần I. Trắc nghiệm

Mỗi ý đúng 0,25đ

Câu123456
Đáp ánCCADDA
Câu789101112
Đáp ánAACBDC

Phần II. Tự luận

Nội dung

Điểm

Câu 1

- Nêu được 2 nét nổi bật, tự hào của trường mình.

2,0đ

Câu 2

- Nêu được ít nhất 3 cách để giải toả cảm xúc tiêu cực của bản thân.

- Nêu được ít nhất 2 suy nghĩ, cảm nhận của em khi giải toả được cảm xúc tiêu cực ấy.

1,0đ

1,0đ

Câu 3

- Kể được câu chuyện về lần bản thân tiết kiệm được một khoản tiền để mua một món đồ yêu thích/món quà cho người thân như kế hoạch đã xác định trước đó.

- Học sinh nói lên được cảm xúc của mình khi hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đặt ra nhờ kiểm soát chi tiêu.

1,5đ

1,5đ

........

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8

3. Đề thi học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức

Đề kiểm tra học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8

TRƯỜNG THCS.

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

MÔN: HĐTN 8

Năm học 2024-2025

Thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian giao đề

I. TRẮC NGHIỆM: (4.0 ĐIỂM)

Chọn chữ cái câu trả lời đúng nhất điền vào bảng sau:

12345678910111213141516

Câu 1: Khi thấy một nhóm người đang dồn một bạn vào tường, em nên làm gì?

A. Xông vào bảo vệ bạn
B. Hét to lên và chạy
C. Báo với người lớn, thầy cô giáo ở gần nhất
D. Đánh nhau với các bạn

Câu 2: Có thể phòng tránh bắt nạt học đường bằng cách?

A. Chủ động phòng, tránh các hành vi bắt nạt học đường
B. Giúp người khác nhận ra các dấu hiệu của hành vi bắt nạt và chia sẻ kết quả thực hiện
C.Thiết kế hình ảnh, thông điệp "Lớp học không có bắt nạt"
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 3: Em nên tham gia vào việc nào dưới đây?

A. Thi đua dạy tốt, học tốt
B. Xây dựng " Trường học thân thiện, học sinh tích cực"
C. Tham gia các hoạt động thiện nguyện nhân đạo
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 4: Những việc em có thể làm nhằm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường là?

A. Tham gia xây dựng các quy định của nhà trường
B. Tích cực học tập và tham gia nghiên cứu khoa học
C. Giữ gìn, bảo vệ cảnh quan nhà trường
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 5: Đâu là việc em nên làm?

A. Tạo niềm vui cho mình và mọi người
B. Tranh cãi với đối tượng xung đột đến khi thắng thì thôi
C. Ở trong môi trường tiêu cực lâu
D. Đáp án khác

Câu 6: Tính cách hòa đồng thể hiện ở?

A. Sự vui vẻ với mọi người
B. Sự cởi mở với mọi người
C. Sự thân thiện với mọi người
D.Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 7: Nét tính cách nào dưới đây là nét tính cách tích cực?

A. Quyết đoán
B. Dễ cáu giận
C. Thiếu chính kiến
D. Lười biếng

Câu 8: Đâu là nét tính cách sẽ được mọi người yêu quý?

A. Lười biếng.
B. Chu đáo
C. Đố kị
D. Thiếu chính kiến

Câu 9: Trách nhiệm với bản thân em là việc?

A. Tự chăm sóc sức khỏe của bản thân
B.Hoàn thành nhiệm vụ học tập
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 10: Em có thể đưa ra lời từ chối nào khi trong tình huống không phù hợp với nhu cầu, sở thích cá nhân?

A. Không, mình không muốn/ thích
B. Hôm nay mình bận rồi. Hẹn hôm khác nhé
C. Theo mình, chúng ta nên làm theo phương án/ cách này sẽ hợp lý hơn
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 11: Đâu là việc làm thể hiện trách nhiệm với bản thân?

A. Giữ tinh thần luôn vui vẻ, suy nghĩ tích cực
B. Tập thể dục, vệ sinh cá nhân hàng ngày
C. Hoàn thành nhiệm vụ học tập
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 12: Cách từ chối tình huống vượt quá khả năng là?

A. Từ chối và đưa ra một lí do để trì hoãn việc thực hiện
B. Từ chối và đưa ra phương án khác phù hợp hơn để thay thế
C. Từ chối thẳng một cách thẳng thắn, dứt khoát
D. Cả ba đáp án trên đều sai

Câu 13: Tự chủ trong xây dựng mối quan hệ trên mạng thể hiện ở việc?

A. Kết bạn với những người bạn phù hợp mà mình đã biết thông tin
B. Từ chối kết bạn với người lạ
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 14: Lan mới tham gia câu lạc bộ Tiếng anh của trường. Qua quan sát cách giao tiếp, ứng xử của Mai, Lan có thiện cảm và muỗn kết bạn với bạn ấy. Nếu em là Lan, em sẽ?

A. Lan nên thể hiện thái độ hách dịch để Mai chủ động kết bạn với mình
B. Lan nên chủ động kết bạn với bạn Mai và chia vai thực hành
C. Lan nên tỏ ra không thích Mai
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 15: Tự chủ trong giải quyết vấn đề trên mạng xã hội thể hiện ở?

A. Chia sẻ các thông tin khi đã tìm hiểu kĩ
B. Bình luận tích cực bài viết của người khác
C. Bảo mật tài khoản mạng xã hội của mình, tránh để người xấu lợi dụng
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 16: Các bạn rủ em tham gia vào một nhóm kín trên mạng xã hội thì em sẽ?

A. Vào nhóm đó mà không cần biết gì
B. Chấp nhận lời mồi vì có các bạn của mình
C. Em sẽ hỏi kĩ thông tin về nhóm kín đó rồi mới quyết định có tham gia hay không
D. Đáp án khác

II. TỰ LUẬN (6 ĐIỂM)

Câu 1: Để thương thuyết đạt hiệu quả chúng ta cần phải làm gì? (2 điểm)

Câu 2: Em hãy nêu những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh bắt nạt học đường?
(2 điểm)

Câu 3: Cúc bị ốm phải nghỉ học 1 tuần. Khi quay lại lớp học, Cúc thấy sức học của mình yếu hẳn đi. Nếu là bạn Cúc thì em sẽ làm gì? (2 điểm)

Đáp án đề thi học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8

Phần I. Trắc nghiệm: (4 đ) : Mỗi câu đúng (0.25 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

B

D

D

D

A

D

A

B

C

C

D

A

C

B

D

C

Phần II: (6đ) Tự luận

Yêu cầu cần đạt

Câu 17: Gợi ý trả lời:

- Xác định rõ điều mình muốn đạt.

- Chọn thời điểm thương thuyết phù hợp.

- Tạo được sự tin cậy với đối phương.

- Mềm dẻo, linh hoạt, lắng nghe đối .

- Tìm giải pháp dung hòa được lợi cho 2 bên

Câu 18: Gợi ý trả lời:

- Nên làm:

+ Kể lại với người mà em tin tưởng về việc bị bắt nạt

+ Bỏ đi hoặc kêu to nhờ người trợ giúp khi đối diện với kẻ bắt nạt

+ Thể hiện rõ thái độ “ Không chấp nhận khi bị bắt nạt”

+ Không trả lời tin nhá có nội dung đe dọa, gây hấn của kẻ bắt nạt

- Không nên:

+ Thể hiện sự hiếu chiến, thái độ thách thức.

+ Giấu giếm thông tin mình bị bắt nạt

+ Không giúp đỡ khi chứng kiến bị bắt nạt.

Câu 19: Gợi ý xử lý:

- Nếu là bạn của Cúc thì em sẽ hỗ trợ chép bài cho bạn và xem những gì bạn chưa hiểu thì giảng lại giúp bạn

............

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm