Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo 11 Đề thi cuối kì 1 Văn 8 (Có đáp án + Ma trận)
Đề thi Ngữ văn lớp 8 cuối học kì 1 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 tổng hợp 11 đề khác nhau có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận. Qua tài liệu này giúp các bạn học sinh lớp 8 ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.
TOP 11 Đề thi cuối kì 1 Văn 8 Chân trời sáng tạo được biên soạn với phần ngữ liệu ngoài chương trình SGK. Qua đó giúp học sinh dễ dàng so sánh đối chiếu với kết quả mình đã làm. Đồng thời đây cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các em học sinh của mình. Nội dung đề kiểm tra cuối kì 1 Văn 8 Chân trời sáng tạo gồm:
- 4 Đề trắc nghiệm kết hợp tự luận với cấu trúc 60% đọc hiểu + 40% tập làm văn
- 7 Đề 100% tự luận với cấu trúc 60% đọc hiểu + 40% tập làm văn
Đề thi Ngữ văn lớp 8 cuối học kì 1 Chân trời sáng tạo năm 2024
1. Đề thi học kì 1 Ngữ văn 8 - Đề 1
1.1 Đề kiểm tra học kì 1 Văn 8
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN........
| ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I MÔN: NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2024-2025 Thời gian làm bài: 90 phút (Không tính thời gian giao đề) |
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
CHIẾM HẾT CHỖ
Một người ăn mày hom hem, rách rưới, đến cửa con nhà giàu xin ăn. Người nhà giàu không cho, lại còn mắng:
– Bước ngay! Rõ trông như người dưới địa ngục mới lên ấy!
Người ăn mày nghe nói, vội trả lời:
– Phải, tôi ở dưới địa ngục lên đây!
Người giàu nói:
– Đã xuống địa ngục, sao không ở hẳn dưới ấy còn lên đây làm gì cho bẩn mắt?
– Không ở được nên mới phải lên. Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết chỗ rồi.
(Theo Trương Chính – Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam)
Câu 1. Nhân vật chính của truyện mang nét tính cách gì? (0,5 điểm)
Câu 2. Người nhà giàu có thái độ gì với người ăn xin? (0,5 điểm)
Câu 3. Xác định câu văn có chứa nghĩa hàm ẩn có trong truyện trên. (0,5 điểm)
Câu 4. Nêu hàm ý của câu văn chứa nghĩa hàm ẩn đó. (0,5 điểm)
Câu 5. Hãy chỉ ra thái độ, cách đánh giá của tác giả dân gian với hiện tượng được nêu lên trong truyện. (1,0 điểm)
Câu 6. Nêu bài học rút ra từ truyện. (1,0 điểm)
Câu 7. Em có đồng tình với bài học rút ra từ câu chuyện trên hay không? Hãy viết đoạn văn ngắn (6-8 câu) trình bày ý kiến của em. (2,0 điểm)
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Môi trường sống là người mẹ của con người nên con người trách nhiệm bảo vệ môi trường. Hãy viết một văn bản nghị luận bày tỏ ý kiến đồng tình hay phản đối về một vấn đề trên.
1.2 Đáp án đề thi học kì 1 Ngữ văn 8
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | Nhân vật mang thói xấu trong xã hội | 0,5 | |
2 | Thái độ của người nhà giàu: khinh bỉ, coi thường, xua đuổi người ăn xin và cho rằng họ chỉ thuộc về nơi địa ngục. | 0,5 | |
3 | Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết chỗ rồi. | 0,5 | |
4 | Có thể hiểu hàm ý của nói này là: Địa ngục là chỗ của bọn nhà giàu đáng ghét như ông. | 0,5 | |
5 | Tác giả dân gian phê phán, lên án xã hội nghèo nàn tình thương, phân biệt giàu nghèo trong xã hội dưới góc nhìn hài hước. | 1,0 | |
6 | Bài học rút ra: không được coi thường người khác, sống có tấm lòng, biết chia sẻ giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. | 1,0 | |
7 | + HS viết đoạn văn đúng chủ đề trình bày ý kiến của bản thân về bài học rút ra từ câu chuyện. (1.0đ) + Đảm bảo đúng hình thức đoạn văn, không mắc lỗi chính tả (0.5đ) + Diễn đạt tốt, mạch lạc, có sáng tạo … (0.5đ) | 2,0 | |
II |
| VIẾT | 4,0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. | 0,25 | |
| b. Xác định đúng yêu cầu của đề: nghị luận về vấn đề bảo vệ môi trường | 0,25 | |
| c. Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống. Trình bày rõ vấn đề và thể hiện rõ ý kiến (đồng tình hay phản đối) về vấn đề đó; nêu được lí lẽ và bằng chứng thuyết phục theo gợi ý: | ||
| * Mở bài: - Giới thiệu về vấn đề bảo vệ môi trường Bày tỏ sự đồng tình về vấn đề: Môi trường sống là người mẹ của con người nên con người trách nhiệm bảo vệ môi trường. * Thân bài: - Giải thích môi trường là gì? - Bàn luận vấn đề (luận điểm): Môi trường sống là người mẹ của con người nên con người trách nhiệm bảo vệ môi trường. - Trình bày ý kiến đồng tình với ý kiến bàn luận. Đó là quan niệm hoàn toàn đúng - Đưa ra lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm. * Kết bài: Khẳng định lại vấn đề. Đề xuất giải pháp hoặc nêu bài học. | 0.25 2.0 0.25 | |
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,5 | |
| e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, ý kiến, lí lẽ, bằng chứng thuyết phục, sáng tạo. | 0,5 |
1.3 Ma trận đề thi học kì 1 Ngữ văn 8
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1
| Đọc hiểu
| - Truyện cười | 3 | 3 | 1 |
| 60% |
2 | Viết | Viết một văn bản nghị luận bày tỏ ý kiến đồng tình hay phản đối về một vấn đề bảo vệ môi trường | 1* | 1* | 1* | 1* | 40% |
Tổng | 25 | 35 | 30 | 10 | 100% | ||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
TT | Chương/ Chủ đề | Nội dung/ Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | Tỉ lệ % | |||
Nhận biết | Thông hiểu
| Vận dụng | Vận dụng cao | |||||
1 | Đọc hiểu | - Truyện cười | Nhận biết - Nhận biết nhân vật với nét tính cách đặc trưng. - Nhận biết thái độ của nhân vật - Nhận biết được nghĩa hàm ẩn. Thông hiểu: - Chi ra thái độ, cách đánh giá của tác giả dân gian với hiện tượng được nêu lên trong truyện. - Nêu được bài học rút ra - Nêu được ý nghĩa của nghĩa hàm ẩn. Vận dụng: - Em có đồng tình với bài học được rút ra từ câu chuyện không? Hãy viết đoạn văn ngắn trình bày ý kiến của em. | 3 | 3 | 1 | 60 | |
2 | Viết | Viết một văn bản nghị luận bày tỏ ý kiến đồng tình hay phản đối về một vấn đề bảo vệ môi trường | Nhận biết: - Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của văn bản nghị luận bày tỏ ý kiến đồng tình hay phản đối về một vấn đề. - Xác định được mục đích viết văn bản nghị luận bày tỏ ý kiến đồng tình hay phản đối về một vấn đề Thông hiểu: - Giới thiệu được vấn đề nghị luận - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Đưa ra được những lí lẽ và chứng minh bằng những bằng chứng - Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, hợp logic. Vận dụng cao: Viết một văn bản nghị luận bày tỏ ý kiến đồng tình hay phản đối về một vấn đề bảo vệ môi trường | 1* | 1* | 1* | 1TL | 40 |
Tổng số câu |
| 3+ 1* | 3+ 1* | 1+ 1* | 1* | 8 | ||
Tỉ lệ % |
| 25% | 35% | 30% | 10% | 100 | ||
Tỉ lệ chung |
| 60 | 40 |
* Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ thể hiện trong hướng dẫn chấm.
2. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 8 - Đề 2
2.1. Đề thi cuối kì 1 Văn 8
PHÒNG GD&ĐT..... TRƯỜNG THPT....... | ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút |
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG
Cuộc đua ma ra tông hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Anh tài xế và tôi ngồi trong xe, phía sau hàng trăm con người, chờ tiếng súng lệnh vang lên.
Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy.
Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở giùm cho chị, rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Tôi nửa muốn cho chị dừng lại nửa cầu mong chị tiếp tục. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng.
Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.
Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi.
(Theo John Ruskin)
1. Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 8:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 2. Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tác giả thường tổ chức vào mùa nào?
A. Mùa xuân
B. Mùa hè
C. Mùa thu
D. Mùa đông
Câu 3: Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là:
A. Đi thi chạy.
B. Đi diễu hành.
C. Đi cổ vũ.
D. Chăm sóc y tế cho vận động viên.
Câu 4: “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua có đặc điểm gì?
A. Là một em bé.
B. Là một cụ già.
C. Là một người phụ nữ có đôi chân tật nguyền.
D. Là một người đàn ông mập mạp.
Câu 5: Dấu ngoặc kép trong câu văn sau có công dụng gì: Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”.
A. Đánh dấu từ ngữ,câu, đoạn dẫn trực tiếp.
B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt
C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa hàm ý mỉa mai.
D. Đánh dấu tên các tác phẩm, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn.
Câu 6: Khoanh vào chữ cái trước từ đồng nghĩa với từ “kiên trì”?
A. nhẫn nại
B. chán nản
C. dũng cảm
D. hậu đậu
Câu 7: Đoạn văn sau có mấy câu ghép:
Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.
A. 1 câu
B. 2 câu
C. 3 câu
D. 4 câu
Câu 8: Nội dung chính của văn bản là:
A.Ca ngợi người phụ nữ đã vượt qua được khó khăn, vất vả giành chiến thắng trong cuộc thi.
B.Ca ngợi người phụ nữ có đôi chân tật nguyền có nghị lực và ý chí đã giành chiến thắng trong cuộc thi chạy.
C. Ca ngợi tinh thần chịu thương, chịu khó của người phụ nữ.
D.Ca ngợi sự khéo léo của người phụ nữ.
2. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau:
Câu 9: Mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tác giả lại nghĩ đến ai?
Câu 10: Em rút ra bài học gì khi đọc xong bài văn trên?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Kể lại chuyến đi thăm quan (di tích lịch sử) đáng nhớ ( VD : HỒ GƯƠM )
------------------- HẾT-------------------
Họ tên học sinh:……………………………………Số báo danh:…………………..
Chữ kí giám thị 1: …………………… Chữ kí giám thị 2:………………………….
2. 2. Đáp án đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 8
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I. Đọc hiểu | 1 | C | 0,5 |
2 | B | 0,5 | |
3 | A | 0,5 | |
4 | C | 0,5 | |
5 | B | 0,5 | |
6 | B | 0,5 | |
7 | A | 0,5 | |
8 | B | 0,5 | |
9 | - Tác giả nghĩ đến người phụ nữ có đôi chân tật nguyền đã chiến thắng cuộc thi . (Trả lời khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa) | 0,5 0,5 | |
10 | - Bài học rút ra là cần phải quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để chiến thắng bản thân, có như vậy mọi công việc sẽ đạt kết quả tốt đẹp. (Trả lời khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa) | 1,0 | |
II. Viết | a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề | 0,25 | |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể về một kỷ niệm khiến em nhớ mãi | 0,25 | ||
c. Triển khai vấn đề: Viết bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm theo gợi ý sau: | 2.5 | ||
Mở bài: - Giới thiệu khái quát về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa: + Đất nước Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, để lại những dấu ấn sâu sắc trong lòng người yêu thích khám phá, trải nghiệm. + Thủ đô Hà Nội có Hồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm) với cả nét đẹp về thiên nhiên và văn hóa, lịch sử. - Bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia chuyến đi: Em rất háo hức và mong chờ chuyến đi. Thân bài: 1. Chuyến đi thăm quan do ai tổ chức - Mục đích của chuyến tham quan - Nhân dịp nghỉ hè, nhóm bạn thân của chúng em đã được các bố mẹ tổ chức cho đi thăm Hồ Gươm. - Chuyến đi diễn ra nhằm mục đích trải nghiệm, du lịch, khám phá những nét đẹp về phong cảnh thiên nhiên cũng như nét đẹp lịch sử, văn hóa của Hồ Gươm. 2. Chuyến đi bắt đầu như thế nào - Trên đường đi - Chuyến đi bắt đầu từ tờ mờ sáng, vào một ngày tháng 6 hứa hẹn sẽ có nắng đẹp. - Sáng sớm chúng em đã thức dậy chuẩn bị, thời tiết thật đẹp, những chú chim đang hót líu lo đón chào tia nắng đầu tiên của ngày mới. - Hai bên đường, những hàng cây cao vút đang rì rào như đón chào chúng em. Nhiều người dân đang tập thể dục trên đường, những hàng quán đã nhộn nhịp chuẩn bị mở cửa. - Chúng em gồm 3 gia đình, xuất phát trên một xe ô tô 16 chỗ. Trên đường, chúng em hát hò vui vẻ, chơi trò chơi… - Chẳng mấy chốc, chúng em đã đặt chân đến Hồ Gươm. 3. Diễn biến chuyến tham quan a. Quang cảnh chung và cảm xúc khi mới đặt chân đến Hồ Gươm - Em rất háo hức khi đặt chân đến hồ Gươm, mọi mệt mỏi dường như tan biến hết. - Hồ Gươm rất rộng, em cảm giác như một chiếc gương khổng lồ. Chung quanh Hồ Gươm được soi bóng bởi các hàng cây to, xanh mát. - Quanh hồ Gươm là rất đông người, hàng quán. Đặc biệt, chúng em được gặp khá nhiều du khách nước ngoài. b. Đi thăm Tháp Rùa - Địa điểm đầu tiên mà gia đình em ghé thăm đó chính là Tháp Rùa. - Tháp Rùa cổ kính, uy nghi đứng trên gò đất xanh rì cỏ nổi giữa mặt hồ. Tháp Rùa cho chúng em cảm giác cổ kính, rêu phong, mang đậm dấu ấn lịch sử. - Tháp Rùa cũng chính là một nhân chứng lịch sử nước ta. Nó đã chứng kiến nước ta bị xâm lược, đã chứng kiến nước ta giải phóng và bây giờ đang trên đà phát triển. Nó cũng là nơi đầu tiên cắm chiếc cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. c. Đi thăm đền Ngọc Sơn - Rời Tháp Rùa, chúng em đến thăm đền Ngọc Sơn. - Nối hồ Gươm với đền Ngọc Sơn là chiếc cầu Thê Húc cong cong như con tôm và cũng là chiếc cầu duy nhất sơn màu đỏ chon chót, bóng bẩy nhìn rất đặc biệt. - Ngay trước cửa đền Ngọc Sơn là hàng chữ đẹp của Nguyễn Siêu - thần đồng nổi tiếng Việt Nam. Sát bên trái cửa đền là ngọn Tháp bút cao sừng sững mà theo nhiều người quan niệm là hàng ngày vẫn đưa những việc làm tốt của mọi người báo lên trời cao. - Đi sát vào đền ta còn có thể chiêm ngưỡng cụ Rùa to hơn cả bàn của cô giáo ở lớp em. d. Đi thăm tháp Hòa Phong - Tháp Hòa Phong nằm trên bờ hồ phía Đông của Hồ Gươm. - Tháp Hòa Phong là di tích còn sót lại duy nhất của chùa Báo Ân sau khi bị thực dân Pháp phá dỡ năm 1898. - Tháp được xây dựng kiên cố gồm 3 tầng với tầng 1 được mở cửa theo 4 hướng. - Chúng em vui vẻ chụp ảnh ở tháp Hòa Phong cùng các du khách khác. 4. Trải nghiệm những hoạt động văn hóa tại địa điểm văn hóa - Nhóm chúng em được giới thiệu và thưởng thức món bún chả nổi tiếng của Hà Nội. - Chúng em tận hưởng sự mát mẻ ở phố Tràng Tiền, trong hàng kem nổi tiếng để xua đi cái nóng nực mùa hè. - Chúng em đi bộ ngang qua phố Đinh Lễ ngay cạnh bờ Hồ. Đây là con phố chuyên bán sách. - Chúng em tìm thấy rất nhiều sách hay và thú vị. 5. Kết thúc chuyến đi và suy nghĩ, tình cảm của em - Trên đường về, em nhớ mãi những ấn tượng vui vẻ về chuyến đi vừa qua. - Những trải nghiệm tại đây đã giúp em hiểu thêm về văn hóa, lịch sử; thêm cảm phục công lao của ông cha đã gìn giữ bảo vệ đất nước. Kết bài: - Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến tham quan: Chuyến đi kết thúc để lại trong em biết bao ấn tượng sâu sắc bởi nó đã cho bản thân em những bài học đáng quý - Liên hệ bản thân (Mong muốn, lời hứa): Em tự nhủ phải chăm chỉ học tập, cố gắng rèn luyện, tiếp tục có những chuyến trải nghiệm thú vị để khám phá nhiều cảnh đẹp của Việt Nam chúng ta. | |||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,5 | ||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,5 |
2.3. Ma trận đề thi học kì 1 Văn 8
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||||
|
|
| Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao |
| ||||||
|
|
| TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL |
| ||
1 | Đọc hiểu | - Truyện | 5 | 0 | 3 | 1 | 0 | 1 | 0 | 60 | |||
2 | Viết | - Bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 | ||
Tổng số câu | 5 | 1* | 3 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 11 | ||||
Tổng điểm | 2,5 | 0.5 | 1.5 | 2.0 | 0 | 2.5 | 0 | 1.0 | 10 | ||||
Tỉ lệ % | 30% | 35% | 25% | 10% | 100 |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
TT | Kĩ năng | Đơn vị kiến thức / Kĩ năng | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận Dụng | Vận dụng cao | |||||||||
1 | ĐỌC HIỂU | Truyện | Nhận biết: - Nhận biết được phương thức biểu đạt trong truyện. - Nhận diện được nhân vật, tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian, nội dung - Xác định được câu ghép Thông hiểu: - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu. - Trình bày được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện. Vận dụng: - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về sự việc trong văn bản. | 5TN | 3TN 1TL | 1 TL | ||||||
2. | VIẾT | Viết bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm | Viết được bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm | |||||||||
Tổng | 5 TN | 3 TN 1 TL | 1 TL | 1 TL* | ||||||||
Tỉ lệ % | 30% | 35% | 25% | 10% | ||||||||
Tỉ lệ chung | 65% | 35% |
Link Download chính thức:
- Minh Quân NguyễnThích · Phản hồi · 2 · 23:06 16/12
- Trịnh Thị ThanhThích · Phản hồi · 0 · 08:27 17/12
-