Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều 7 Đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn 8 (Có đáp án + Ma trận)

Đề thi học kì 1 Ngữ văn 8 Cánh diều năm 2024 - 2025 tổng hợp 7 đề khác nhau có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận. Qua tài liệu này giúp các bạn học sinh lớp 8 ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.

TOP 7 Đề thi cuối kì 1 Văn 8 Cánh diều được biên soạn với phần ngữ liệu ngoài chương trình SGK. Qua đó giúp học sinh dễ dàng so sánh đối chiếu với kết quả mình đã làm. Đồng thời đây cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các em học sinh của mình. Nội dung đề kiểm tra cuối kì 1 Văn 8 Cánh diều gồm:

  • 5 Đề trắc nghiệm kết hợp tự luận với cấu trúc 60% đọc hiểu + 40% tập làm văn
  • 1 Đề 100% tự luận với cấu trúc 60% đọc hiểu + 40% tập làm văn
  • 1 Đề trắc nghiệm kết hợp tự luận cấu trúc 40% đọc hiểu + 60% tập làm văn

Đề thi học kì 1 Ngữ văn 8 Cánh diều năm 2024 - 2025

Đề thi học kì 1 Ngữ văn 8

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO…….

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

Năm học: 2024 - 2025

Môn: NGỮ VĂN – Lớp 8

Thời gian: 90 phút

I. Phần đọc – hiểu (4 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi

Ðó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ
Tươi như cánh nhạn lai hồng
Trưa một ngày sắp ngả sang đông
Thu, bỗng nắng vàng lên rực rỡ


Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ
Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa
Chồng của cô sắp sửa đi xa
Cùng đi với nhiều đồng chí nữa

Chiếc áo đỏ rực như than lửa
Cháy không nguôi trước cảnh chia ly
Vườn cây xanh và chiếc nón trắng kia
Không giấu nổi tình yêu cô rực cháy.
Không che được nước mắt cô đã chảy
Những giọt lonh lanh nóng bỏng sáng ngời
Chảy trên bình minh đang hé giữa làn môi
Và rạng đông đang bừng trên nét mặt
- Một rạng đông với màu hồng ngọc
Cây si xanh gọi họ đến ngồi
Trong bóng rợp của mình, nói tới ngày mai

Ngày mai sẽ là ngày sum họp
Ðã toả sáng những tâm hồn cao đẹp!
Nắng vẫn còn ngời trên những lá cây si
Và người chồng ấy đã ra đi...

Cả vườn hoa đã ngập tràn nắng xế
Những cánh hoa đỏ vẫn còn rung nhè nhẹ
Gió nói tôi nghe những tiếng thì thào
“Khi tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau...”

Tôi biết cái màu đỏ ấy
Cái màu đỏ như cái màu đỏ ấy
Sẽ là bông hoa chuối đỏ tươi
Trên đỉnh dốc cao vẫy gọi đoàn người
Sẽ là ánh lửa hồng trên bếp
Một làng xa giữa đêm gió rét...

Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi
Như không hề có cuộc chia ly...


(Cuộc chia li màu đỏ - Nguyễn Mỹ)

Câu 1. (1 điểm) Bài thơ Cuộc chia li màu đỏ - Nguyễn Mỹ được viết theo thể thơ nào? Cho biết nội dung của văn bản?

Câu 2. (0,5 điểm) Tìm một trường từ vựng có trong văn bản trên.

Câu 3. (1 điểm) Tìm một biện pháp tu từ có trong văn bản trên và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 4. (1,5 điểm) Em hiểu như thế nào về nội dung câu thơ sau?

“Khi tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau...”

II. Phần làm văn (6 điểm)

Jack Ma – một tỉ phú nổi tiếng người Trung Quốc đã từng nói rằng: “Chúng ta sinh ra để sống và để trải nghiệm cuộc sống”. Quả vậy, những trải nghiệm đem đến cho con người nhiều giá trị. Em hãy kể về trải nghiệm của mình, qua đó em thấy mình đã biết thêm được những điều thú vị. (Bài làm có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm)

.......HẾT.........

Đáp án đề thi học kì 1 Ngữ văn 8

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (4 điểm)

Câu 1. (1 điểm) Bài thơ Cuộc chia li màu đỏ - Nguyễn Mỹ được viết theo thể thơ nào? Cho biết nội dung của văn bản?

Mức độ

Nội dung

Thang điểm

Mức tối đa

- Thể thơ được viết bằng thể thơ: Tự do

- Nói về cuộc chia tay của người vợ trẻ với chồng mình khi anh đi lính lúc đất nước có chiến tranh. Hình ảnh người vợ với tâm trạng đầy tin tưởng và hy vọng vào ngày mai…

(Chấp nhận cách diễn đạt phù hợp của học sinh)

0.5

0.5

Mức chưa tối đa

- HS trả lời được nhưng chưa rõ ràng

0.5

Không đạt

Không trả lời hoặc trả lời không đúng

0

Câu 2. (0,5 điểm) Tìm một trường từ vựng có trong văn bản trên.

Mức độ

Nội dung

Thang điểm

Mức tối đa

HS chỉ ra được:

- Trường từ vựng màu sắc (đỏ, vàng, xanh, hồng)

(Chấp nhận trường từ vựng khác phù hợp của học sinh tìm được trong văn bản)

0.5

Không đạt

Không trả lời hoặc trả lời không đúng

0

Câu 3. (1 điểm) Tìm một biện pháp tu từ có trong văn bản trên và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Mức độ

Nội dung

Thang điểm

Mức tối đa

HS chỉ ra được :

- Biện pháp tu từ: Nói quá (tình yêu cô rực cháy.)

Tác dụng: Nhằm tạo ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho câu – thể hiện tình yêu mạnh liệt của người vợ trẻ dành cho chồng mình.

(Chấp nhận Biện pháp tu từ khác phù hợp của học sinh tìm được trong văn bản)

1,0

Mức chưa tối đa

-HS trả lời chưa rõ ý

0,5

Không đạt

Không trả lời hoặc trả lời không đúng

0

Câu 4. (1,5 điểm) Em hiểu như thế nào về nội dung câu thơ sau?

“Khi tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau...”

Mức độ

Nội dung

Thang điểm

Mức tối đa

- Thể hiện trách nhiệm của tuổi trẻ với đất nước, họ biết hi sinh những lợi ích của cá nhân để hướng tới lợi ích của quốc gia dân tộc.

- Thể hiện khát khao với lý tưởng sống vì cộng đồng, vì nhân dân, vì chính bản thân và gia đình mình.

(Chấp nhận diễn đạt khác phù hợp của học sinh)

1.5

Mức chưa tối đa

-HS trả lời được một trong 2 ý

- Trả lời lan man không rõ ý

1,0

0,5

Không đạt

Không trả lời hoặc trả lời không đúng

0

PHẦN II. LÀM VĂN (6 điểm )

Em hãy kể về một trải nghiệm của bản thân qua một chuyến tham quan, du lịch cùng bạn bè hoặc với người thân. (Bài làm có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm)

1. Yêu cầu chung:

* Hình thức:

- Bài văn có bố cục 3 phần, phần thân bài có chia đoạn, trình bày sạch đẹp, rõ ràng.

* Kĩ năng:

- Đúng kiểu bài tự sự kể sự việc.

- Có sự việc hợp lí.

- Kết hợp hài hòa các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi kể.

- Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi dùng từ, câu, chính tả.

* Nội dung:

Mở bài

Giới thiệu về trải nghiệm của bản thân

Thân bài

- Bối cảnh diễn ra trải nghiệm

+ Câu chuyện đó xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Không gian và thời gian lúc đó ra sao?

+ Nêu cảm xúc của bản thân mình lúc đó và thái độ của người thân.

- Kể diễn biến câu chuyện

+ Câu chuyện diễn ra như thế nào? Thái độ của mọi người lúc đó ra sao? Em đã có những suy nghĩ và hành động gì?

- Nêu cảm nghĩ của em về kỉ niệm đó

+ Bản thân em cảm thấy như thế nào qua câu chuyện, kỉ niệm đó? Nó để lại bài học sâu sắc hay những niềm vui không thể nào quên?

+ Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì? Tình cảm của em với người thân đó qua câu chuyện như thế nào?

+ Đưa ra lời khuyên của em dành cho những bạn đã và đang rơi vào câu chuyện, hoàn cảnh tương tự như của em.

Kết bài

- Khái quát lại câu chuyện đồng thời nêu cảm nghĩ của em về trải nghiệm .

2. Thang điểm

Mức độ

Yêu cầu

Thang điểm

Mức tối đa

- Đảm bảo các yêu cầu về nội dung, hình thức, kĩ năng

- Không sai quá 3 lỗi chính tả

- Có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm

5.75 - 6

Mức chưa tối đa 1

- Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu về hình thức, nội dung, kĩ năng

- Có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm

- Còn sai một số ít lỗi chính tả hoặc ít lỗi diễn đạt

5,0 – 5,5

Mức chưa tối đa 2

- Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu về hình thức, nội dung, kĩ năng

- Chưa sử dụng nhuần nhuyễn yếu tố miêu tả và biểu cảm

- Còn sai một số lỗi chính tả

4,0 - 4,75

Mức chưa tối đa 3

- Đáp ứng được cơ bản các yêu cầu về nội dung sự việc

- Chưa sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm

- Đôi chỗ chưa tách đoạn, tách ý hợp lí, mắc lỗi chính tả

3- 3,75

Mức chưa tối đa 4

- Nội dung kể còn sơ sài

- Chưa xây dựng đoạn hợp lí

- Còn sai nhiều lỗi chính tả, trình bày chưa sạch sẽ

2- 2,75

Mức chưa tối đa 5

- Nội dung bài làm đảm bảo về hình thức nhưng xa đề

1,5 -1,75

Mức chưa tối đa 6

- Viết được một đoạn

0,5 – 0,75

Mức không đạt

- Không viết gì

0

............

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 Ngữ văn 8 Cánh diều

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm