Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 8 năm 2024 - 2025 (Sách mới) Ôn tập cuối kì 1 GDCD 8 sách KNTT, CTST, CD

Đề cương ôn tập học kì 1 GDCD 8 năm 2024 - 2025 hệ thống kiến thức lý thuyết và bài tập trắc nghiệm, tự luận trọng tâm để các bạn ôn luyện.

Đề cương ôn tập học kì 1 GDCD 8 gồm 3 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức giúp học sinh tự ôn luyện các dạng bài một cách hợp lý, tránh cảm giác hoang mang trước khối lượng kiến thức khổng lồ. Đồng thời một đề cương ôn thi rõ ràng, dễ hiểu giúp các em tự tin hơn trong kì thi học kì 1 sắp tới. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 8.

Đề cương ôn tập học kì 1 GDCD 8 năm 2024 - 2025

1. Đề cương học kì 1 GDCD 8 Chân trời sáng tạo

I. Kiến thức trọng tâm

Bài 4: Bảo vệ lẽ phải

- Nhận biết được bảo vệ lẽ phải là gì, biểu hiện của người bảo vệ lẽ phải.

- Nêu được thế nào là bảo vệ lẽ phải và trách nhiệm của HS trong tôn trọng lẽ phải.

- Nhận biết được những việc làm không tôn trọng lẽ phải.

- Thực hiện việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động phù hợp với lứa tuổi.

- Biết được câu tục ngữ nói về tôn trọng lẽ phải.

Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Giải thích được lí do vì sao phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Trách nhiệm của học sinh trong bảo vệ môi trường.

- Thực hiện được những việc làm bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi.

Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân

- Tìm hiểu cách xác định mục tiêu dài hạn.

- Nắm được tiêu chí để phân loại mục tiêu cá nhân.

- Hiểu vì sao phải xác định mục tiêu cá nhân.

II. Hệ thống bài tập

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Mẹ của L cho rằng, việc học tập trong sách vở mới là quan trọng còn dành thời gian để tìm hiểu những sự kiện vốn không liên quan gì đến chương trình học làm cho L sao nhãng việc học hành tại lớp, mẹ đã không cho phép L tham gia các buổi ngoại khóa tìm hiểu về các lễ hội truyền thống được tổ chức tại truòng vào cuối tuần. Theo em, mẹ của L đã có những hành động thể hiện được sự tự hào và tự tôn dân tộc không?

A. Mẹ của L đã làm tốt chức trách của một người mẹ, hết lòng quan tâm, lo lắng cho việc học hành của con cái mình
B. Suy nghĩ của mẹ bạn L rất đúng đắn vì nếu bạn L tham gia các buổi sinh hoạt ngoại khóa thì sẽ không có đủ thời gian để làm các bài tập trên lớp
C. Suy nghĩ của mẹ bạn L tuy có lo lắng cho việc học của bạn nhưng chưa thể hiện được lòng tự hào tự hào truyền thống của dân tộc
D. Những gì bạn L được học cũng là cách thể hiện lòng tự hào truyền thống của dân tộc

Câu 2: “Những du học sinh Việt Nam tại nước ngoài, mỗi dịp tết đến xuân về lại cố gắng tìm các nguyên liệu như gạo nếp, lá dong, đỗ xanh,… để gói những chiếc bánh chưng hòa chung với không khí tết Nguyên Đán cùng nhân dân cả nước”. Hành động nào của các bạn thể hiện lòng tự hào truyền thống dân tộc?

A. Tìm mua các nguyên liệu như gạo nếp, đỗ xanh, lá dong
B. Gói bánh chưng đón Tết cổ truyền
C. Nhớ về quê hương đất nước
D. Thể hiện lòng yêu nước khi ở nước ngoài

Câu 3: “Cầu thủ Duy Mạnh cắm cờ Tổ quốc trên tuyết tại sân vận động Thường Châu và cúi chào cổ động viên Việt Nam sau trận đấu”. Biểu hiện của lòng tự hào về những truyền thống dân tộc được thể hiện qua hành động nào?

A. Tự hào dân tộc, tự hào về nguồn cội
B. Chăm chỉ, sáng tạo
C. Cần cù lao động
D. Học tập và nghiên cứu tốt

Câu 4: Vì sao trong thời đại ngày nay, chúng ta cần thiết phải tôn trọng sự đa dạng và văn hóa của các dân tộc?

A. Vì quá trình hội nhập sâu rộng giữa các quốc gia diễn ra rất nhanh chóng
B. Vì chúng ta cần phải học hỏi thêm từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển
C. Vì nếu muốn có được nền kinh tế phát triển chúng ta cần phải tìm hiểu văn hóa của các quốc gia phát triển
D. Vì có thể bổ sung thêm vào văn hóa của nước nhà những điều mới lạ

Câu 5: Tôn trọng và học tập từ các nền văn hóa khác nhau trên thế giới mang đến cho chúng ta lợi ích gì?

A. Biết thêm nhiều món ăn ngon trên thế giới
B. Hiểu biết về những thành tựu về các ngành khoa học kĩ thuật, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật
C. Có thêm bạn bè trong và ngoài nước
D. Nắm được những điều đặc trưng về các quốc gia

Câu 6: Em có đồng tình với hành động sau đây, “Với niềm đam mê du lịch, chụp ảnh và tìm hiểu về văn hóa các dân tộc, chị N (người Pháp) đã cùng một bạn dành gần 3 năm đi xuyên Việt, xây dựng bộ ảnh đặc trưng của 54 dân tộc Việt Nam”.

A. Không đồng tình, chị N chỉ nên tìm hiểu về văn hóa của nước Pháp
B. Không đồng tình, vì văn hóa của nước nào chỉ người dân nước đó tìm hiểu là đủ
C. Đồng tình, hành động của chị N thể hiện sự tôn trọng văn hóa của các quốc gia trên thế giới
D. Đồng tình, vì chị đã cống hiến hết mình cho nghệ thuật

Câu 7: Ý nào sau đây đúng?

A. Chỉ nên tôn trọng các quốc gia có các chiến công lừng lẫy
B. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng tính cánh, truyền thống, phong tục tập quán,… của các dân tộc
C. Tôn trọng sự đa dạng của các quốc gia giúp chúng ta có thêm nhiều nguồn lợi về kinh tế
D. Chỉ các nước có sự phát triển vượt bậc mới có nền văn hóa đa dạng

Câu 8: Vì sao các quốc gia lại muốn giới thiệu các nét đặc trưng về văn hóa của quốc gia mình đến các bạn bè thế giới?

A. Vì đó được coi như là một cách quảng bá hình ảnh của đất nước tới bạn bè quốc tế, giúp mọi người hiểu được về văn hóa của đất nước họ
B. Thu hút du khách nước ngoài đến tham quan du lịch tại quốc gia của mình
C. Nhằm thu hút các nguồn lợi đầu tư vào quốc gia một cách nhanh chóng hơn
D. Giúp mọi người có cái nhìn thiện cảm hơn về nền văn hóa của quốc gia

Câu 9: Sáng tạo bắt nguồn từ đâu, muốn sáng tạo phải làm gì, có những đức tính gì?

A. Sáng tạo bắt nguồn từ những đam mê, tìm tòi rèn luyện; muốn sáng tạo cần không ngừng học tập sáng tạo, có tính siêng năng năng rèn luyện không ngại khó khăn
B. Tính sáng tạo chỉ có đối với những người thông minh, không phải ai cũng sáng tạo được
C. Sáng tạo cần đầu tư rất nhiều thời gian và tiền của, không phải tự nhiên mà chúng ta có thể sáng tạo được
D. Sáng tạo cần tiềm lực vô cùng lớn, để sáng tạo chúng ta không thể làm một mình được

Câu 10: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự sáng tạo trong lao động?

A. Chăm chỉ cuốc ruộng bằng tay
B. Sáng tạo ra máy phay ruộng
C. Vung gieo hạt bằng tay
D. Gánh nước tưới cho cây trồng

Câu 11: Một bạn trong lớp cho rằng “những sai lầm khi chúng ta còn ngồi trên ghế nhà trường đều có thể bị xóa nhòa khi chúng ta lớn lên, ra ngoài xã hội không ai có thể nhận ra các lỗi sai trong quá khứ của mình nữa”. Nhận định của bạn là đúng hay sai? Em sẽ làm gì nếu chứng kiến tình huống đó?

A. Nhận định của bạn là đúng. Vì khi ra ngoài xã hội không có ai là người quen của chúng ta thời còn đi học
B. Nhận định của bạn là đúng. Vì chúng ta vẫn có thể trở thành người tốt khi không ai biết đến sai lầm trong quá khứ của chúng ta
C. Nhận định của bạn là sai. Vì nếu những sai lầm trong quá khứ không được nhận ra và sửa một cách kịp thời bạn có thể trở thành người xấu khi bước ra xã hội, với cái nhìn lệch lạc và phiếm diện
D. Nhận định của bạn là sai. Vì thời gian không có tác dụng chữa lành

Câu 12: Trong một lần tranh luận cùng các bạn trong lớp, em chắc chắn là mình đúng nhưng các bạn vẫn một mực cho rằng mình sai. Em sẽ làm gì trong tình huống này?

A. Vì tất cả các bạn đều khẳng định là mình sai nên không cần phản bác gì thêm
B. Chỉ cần mình biết mình đúng là đủ, không cần thiết phải đi thanh minh với người khác
C. Nổi giận với các bạn vì một mực khẳng định sai lệch cho mình
D. Nói ra lí lẽ của bản thân, đưa ra dẫn chứng chứng minh là mình đúng

Câu 13: Nếu người thân trong gia đình bạn em làm điều trái pháp luật em nên làm gì?

A. Mặc kệ vì không liên quan gì đến mình
B. Quở trách vì sao lại làm các điều sai trái
C. Tìm cách nói rõ sự thật và khuyên họ nên làm các điều đúng đắn
D. Cũng không phải người trong gia đình mình nên không cần quan tâm

Câu 14: Vì sao chúng ta cần phải tôn trọng lẽ phải?

A. Vì nếu không tôn trọng sẽ bị phạt bởi luật pháp
B. Vì những hành động tôn trọng lẽ phải, cư xử đúng đắn sẽ làm xã hội của chúng ta tốt đẹp
C. Vì chúng ta được giáo dục rằng phải tôn trọng lẽ phải
D. Vì học sinh cần được giáo dục tốt để trở thành người tốt

Câu 15: Để hướng tới những điều tốt đẹp thì mọi người cần?

A. Bao dung cho những điều sai trái
B. Chung tay bảo vệ lẽ phải
C. Làm những gì có lợi cho bản thân
D. Đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu

Câu 16: Trên đường đi học về Ngọc và Khánh nhìn thấy một cô đem rác ra bờ hồ vứt. Ngọc muốn nên nhắc nhở cô không được đổ rác xung quanh hồ nhưng Khánh bảo làm vậy là vô lễ với người lớn và hơn nữa đó không phải trách nhiệm mà hai bạn cần phải quan tâm. Em có nhận xét như thế nào về tình huống trên?

A. Bạn Ngọc có ý thức bảo vệ môi trường, còn bạn Khánh thì chưa có ý thức
B. Cả hai bạn đều không có ý thức bảo vệ môi trường
C. Hành động của bạn Ngọc chưa có ý thức bảo vệ môi trường
D. Ngọc chưa có ý thức bảo vệ môi trường, Khánh chưa phân biệt được đâu là việc nên làm để bảo vệ môi trường xung quanh

Câu 17: Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách nào?

A. Đẩy mạnh du canh, bảo vệ vốn rừng
B. Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí
C. Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất
D. Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác nông – lâm

Câu 18: Vì sao chúng ta cần phải khai thác một cách hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên?

A. Vì chúng ta sẽ không dùng được hết chúng
B. Có thể gây ra lãng phí tài nguyên
C. Vì tài nguyên thiên nhiên không phải vô hạn, nếu không có biện pháp khai thác hợp lí sẽ gây cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên
D. Vì tài nguyên thiên nhiên mang lại nguồn lợi cực lớn cho sản xuất

Câu 19: Các hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng bị phạt bao nhiêu tiền?

A. 1.000.000đ – 2.000.000đ
B. 2.000.000đ – 3.000.000đ
C. 3.000.000đ – 4000.000.đ
D. 3.000.000đ – 5.000.000đ

Câu 20: Các hành vi nào sau đây được cho phép thực hiện?

A. Che dấu hành vi khai thác rừng trái phép
B. Khai thác nguồn nước ngầm trái phép để kinh doanh
C. Xây dựng chuồng trại để chăn nuôi theo hộ gia đình đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm tiếng ồn
D. Săn bắt và bán các động vật hoang dã, quý hiếm

Câu 21. “Tôn trọng, giữ gìn, tuân thủ những điều đúng đắn, các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, nội quy, quy định của các cơ quan, tổ chức và dũng cảm đấu tranh chống lại cái sai, cái xấu, cái ác” – đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Bảo vệ lẽ phải.
B. Bảo vệ đạo đức.
C. Tôn trọng sự thật.
D. Tôn trọng pháp luật.

Câu 22. Hành vi nào sau đây là biểu hiện của việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?

A. Tôn trọng, ủng hộ và tuân theo ý kiến của đa số.
B. Tôn trọng, ủng hộ, tuân theo những điều đúng đắn.
C. Bảo vệ quan điểm cá nhân đến cùng bất chấp đúng sai.
D. Chỉ bảo vệ lẽ phải khi nhận được lợi ích cho bản thân.

Câu 23. Nhân vật nào dưới đây chưa biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?

A. Anh P gửi đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của ông X.
B. Bạn K dũng cảm nhận khuyết điểm khi phạm phải lỗi lầm.
C. Thấy anh M làm sai, anh H góp ý và khuyên anh M sửa đổi.
D. Bạn T ngó lơ khi thấy bạn C mở tài liệu trong giờ kiểm tra.

Câu 24. Những người có đức tính trung thực, biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải sẽ

A. nhận được nhiều lợi ích vật chất.
B. bị mọi người xung quanh lợi dụng.
C. được mọi người yêu mến, quý trọng.
D. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

Câu 25. Câu ca dao nào dưới đây phản ánh về việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?

A. Cờ bạc là bác thằng bần/ Cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm.
B. Dù cho đất đổi trời thay/ Trăm năm vẫn giữ lòng ngay với đời.
C. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
D. Đố ai chừa được rượu tăm/ Khôi chơi cờ bạc, không nằm ngủ trưa.

Câu 26. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc bảo vệ lẽ phải?

A. Giúp mỗi người có cách ứng xử phù hợp.
B. Góp phần làm lành mạnh mối quan hệ xã hội.
C. Hạn chế sự phát triển của cá nhân và cộng đồng.
D. Củng cố niềm tin của con người vào cộng đồng.

Câu 27. Bạn M là lớp trưởng lớp 8A. Khi thấy các bạn trong lớp mắc khuyết điểm, M đều nhẹ nhàng góp ý và khuyên các bạn nên sửa chữa lỗi sai. Nhiều lần được M góp ý, nhắc nhở, nhưng K không sửa đổi, ngược lại, K cho rằng: “M đang lợi dụng chức vụ để cố tình trù dập mình”.

A. Bạn K.
B. Bạn M.
C. Hai bạn K và Đ.
D. Không có bạn học sinh nào.

Câu 28. Sắp tới giờ kiểm tra môn Toán, bạn Đ rất lo lắng vì Đ hôm qua mải đi đá bóng nên không ôn lại bài. Đ thổ lộ với K (bạn cùng bàn) về việc sẽ quay cóp, mở tài liệu. Nếu là K, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Ngay lập tức hưởng ứng và làm theo hành động của Đ.
B. Không quan tâm vì việc đó không liên quan tới mình.
C. Đợi lúc bạn Đ mở tài liệu sẽ đứng lên tố cáo với giáo viên.
D. Khuyên Đ nên tự lực làm bài kiểm tra, không nên quay cóp.

Câu 29. Công dân Việt Nam được phép thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Săn bắt, buôn bán các loài động vật quý hiếm.
B. Hạn chế dùng các nguồn năng lượng hóa thạch.
C. Xả thải chất độc hại trực tiếp vào nguồn nước.
D. Khai thác trái phép các khoáng sản, cát, sỏi,…

Câu 30. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “…….. là các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người (không khí, nước, độ ẩm, sinh vật,…) ảnh hưởng trực tiếp và tác động đến các hoạt động sống của con người”.

A. Tài nguyên thiên nhiên.
B. Biến đổi khí hậu.
C. Môi trường.
D. Thời tiết.

B, Câu hỏi tự luận

Câu 1. Thế nào là lẽ phải? Thế nào là bảo vệ lẽ phải?

Câu 2. Bảo vệ lẽ phải được biểu hiện như thế nào? Ý nghĩa của việc bảo vệ lẽ phải trong cuộc sống như thế nào?

Câu 3. Em hãy nêu 2 hành vi bảo vệ lẽ phải và không bảo vệ lẽ phải trong cuộc sống.

Câu 4. Em sẽ lựa chọn cách giải quyết nào trong những trường hợp sau và giải thích vì sao?

Trong các cuộc tranh luận của các bạn cùng lớp, em sẽ:

a) Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình, không cần lắng nghe ý kiến của người khác.

b) Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình làm theo.

c) Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lý nhất thì theo.

d) Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình.

Câu 5. Giả sử em được người khác góp ý về những khuyết điểm của bản thân. Em sẽ có thái độ và cách cư xử như thế nào?

Câu 6. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?

- Ý kiến của bố mẹ luôn luôn đúng, mình phải tôn trọng.

- Ý kiến của bố mẹ luôn luôn đúng, mình phải nghe theo.

Câu 7 Theo em, học sinh cần phải làm gì để trở thành người biết bảo vệ lẽ phải?

Câu 8. Nếu người bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ lựa chọn phương án nào sau đây, vì sao?

a) Bỏ qua như không biết khuyết điểm đó và vẫn chơi thân với bạn như bình thường.

b) Xa lánh không chơi với bạn.

c) Chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa.

Câu 9. Vì không có tiền để chơi điện tử nên Đ đã lấy trộm tiền của một nhà hàng xóm và bị T bắt gặp. Đ đe dọa T nếu nói chuyện này với người khác sẽ bị ăn đòn. Nếu là T, em sẽ ứng xử như thế nào trong tình huống trên.

Câu 10. Sắp tới, trường em dự định tổ chức cuộc thi tìm hiểu về chủ đề “Tuổi trẻ học đường với bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên”. Với tư cách là người tham dự cuộc thi em hãy trình bày hiểu biết của mình về vấn đề trên?

Câu 11. Em hãy nêu một vài ví dụ thực tế những việc làm gây ô nhiễm môi trường, phá hoại tài nguyên thiên nhiên và hậu quả?

Câu 12 Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường? Em làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

Câu 13. Để mở rộng sản xuất Nhà máy A đứng trước sự lựa chọn giữa 3 phương án. Theo em, nên chọn phương án nào?

Phương án 1: Sử dụng công nghệ tiên tiến, bỏ qua các vấn đề về môi trường, tiết kiệm để sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm.

Phương án 2: Sử dụng công nghệ tiên tiến và đầu tư thêm kinh phí cho việc bảo vệ môi trường, chấp nhận giá thành cao hơn.

Phương án 3: Mở rộng quy mô sản xuất, giữ nguyên công nghệ cũ (chỉ tăng số lượng).

Câu 14. A và B cùng tranh luận với nhau, A cho rằng việc đốt rừng làm nương rẫy là hành động vì con người. B cho rằng: hành động đó gây tác hại rất lớn với môi trường và cuộc sống của con người. Em đồng ý với ý kiến nào? Tại sao?

Câu 15 Quê nội của Hùng ở một xã thuộc huyện T. Trước đây, mỗi lần về thăm quê, Hùng rất thích thú, cứ muốn ở lại lâu vì ở quê có những rặng tre xanh, có hàng cau, hàng xoan thẳng vút soi bóng xuống ao, lạch trong xanh. Những ngày hè, đi trên con đường làng rợp bóng cây mát lịm… thật thú vị !

Câu 16. Em hãy phân loại các mục tiêu dưới đây theo các lĩnh vực và thời gian.

Bạn T đặt mục tiêu năm 18 tuổi sẽ chinh phục đỉnh Phan-xi-păng, đỉnh núi cao nhất Việt Nam.
Anh K quyết tâm mỗi sáng sẽ dậy sớm chạy ba vòng quanh khu chung cư.
Bạn G đặt mục tiêu năm 24 tuổi sẽ trở thành nhà văn viết truyện cho thiếu nhi.

Câu 17: Để đạt được mục tiêu học tập tốt môn tiếng Anh trong học kì tới, em cần làm những gì?

Câu 18 N học môn Toán không được tốt, em thường mất rất nhiều thời gian để giải một bài toán trong khi các bạn khác chỉ mất nửa thời gian. N muốn cải thiện kết quả môn học này của mình, theo em N nên làm gì để vừa học tốt môn Toán vừa có thể đáp ứng được các điều kiện sau đây:

Không làm ảnh hưởng đến các môn học khác.

Có được thành tích khá về môn Toán trong học kì tới.

2. Đề cương cuối học kì 1 GDCD 8 Kết nối tri thức

A. Lý thuyết ôn tập học kì 1 GDCD 8

BÀI 4: BẢO VỆ LẼ PHẢI

1. Khái niệm

- Lẽ phải là những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.

- Bảo vệ lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo lẽ phải; không chấp nhận và không làm những việc sai trái.

2. Sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải

- Việc bảo vệ lẽ phải có ý nghĩa quan trọng:

  • Giúp mỗi người có cách ứng xử phù hợp;
  • Góp phần đẩy lùi cái sai, cái xấu, để làm lành mạnh mối quan hệ xã hội, thúc đẩy xã hội ổn định, phát triển;
  • Củng cố niềm tin của con người vào cộng đồng, pháp luật và lương tri.

3. Những việc cần làm để bảo vệ lẽ phải

- Học sinh cần thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi, như:

  • Tôn trọng, ủng hộ, tuân theo những điều đúng đắn.
  • Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực.
  • Khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải.
  • Phê phán thái độ, hành vi đi ngược lại lẽ phải.

BÀI 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

1. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

a. Khái niệm:

- Môi trường là các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người (không khí, nước, độ ẩm, sinh vật,…) ảnh hưởng trực tiếp và tác động đến các hoạt động sống của con người.

- Tài nguyên thiên nhiên là những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống (mỏ khoáng sản, dầu khí, động vật,…)

b) Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, là cơ sở để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.

- Bảo vệ môi trường sẽ giúp cho môi trường trong lành, sạch đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái; ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra.

- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên sẽ giúp cho nguồn tài nguyên thiên nhiên không bị cạn kiệt.

2. Quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên

a) Quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường

- Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.

- Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau:

  • Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kĩ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
  • Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lí đạt quy chuẩn kĩ thuật môi trường ra môi trường.
  • Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
  • Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường.
  • Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên.

b) Quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.

- Pháp luật Việt Nam quy định:

  • Nghiêm cấm các hoạt động chặt, phá, lấn chiếm, đốt rừng; đưa chất cháy nổ, săn bắn, nuôi nhốt, giết, tàng trữ, buôn bán động vật rừng trái quy định; khai thác tài nguyên thiên nhiên trái quy định của pháp luật.
  • Chỉ được tiến hành hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản khi được cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền cho phép.
  • Nghiêm cấm huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản, nơi cư trú của các loài thuỷ sản; khai thác, nuôi trồng thuỷ sản ảnh hưởng đến môi trường sống.
  • Nghiêm cấm đổ chất thải, chất độc hại làm ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; xả thải khí độc hại trực tiếp vào nguồn nước, vào lòng đất; khai thác trái phép khoáng sản, cát, sỏi trên sông, suối, kênh rạch, gây sạt lở, biến dạng dòng chảy.....

Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân

1. Khái niệm mục tiêu cá nhân và các loại mục tiêu cá nhân

a. Khái niệm

- Mục tiêu cá nhân là những kết quả cụ thể mà mỗi người mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định.

b. Các loại mục tiêu cá nhân

- Phân loại theo lĩnh vực:

  • Mục tiêu phát triển bản thân
  • Mục tiêu về gia đình, bạn bè
  • Mục tiêu về sức khỏe
  • Mục tiêu về học tập
  • Mục tiêu về tài chính
  • Mục tiêu về cống hiến xã hội,...

- Phân loại theo thời gian:

  • Mục tiêu ngắn hạn
  • Mục tiêu dài hạn.

2. Sự cần thiết phải xác định mục tiêu cá nhân

- Việc xác định mục tiêu cá nhân sẽ giúp mỗi người có động lực hơn trong cuộc sống, hoàn thiện bản thân, hướng đến những mục đích cao đẹp và thực hiện được những ước mơ của mình.

3. Cách xác định mục tiêu cá nhân và lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân

a. Cách xác định mục tiêu cá nhân

- Xác định mục tiêu cá nhân cần đảm bảo các tiêu chí sau:

  • Có tính cụ thể: mỗi mục tiêu cần có một kết quả cụ thể, rõ ràng.
  • Có thể đo lường được: mục tiêu có thể định lượng, cho phép bạn theo dõi tiến trình của mình.
  • Có thể đạt được: mục tiêu phải khả thi.
  • Thực tế: mỗi mục tiêu phải hướng tới mục đích chung của bạn.
  • Có thời hạn cụ thể: mục tiêu phải đi kèm với thời hạn đạt được.

B. Hệ thống câu hỏi ôn tập

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thế nào được hiểu là một người cần cù trong lao động?

A. Hay nghỉ phép vì các lí do không chính đáng
B. Làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc
C. Chỉ làm những việc mình được giao
D. Khi có khó khăn thì nhanh chóng đổi sang việc khác

Câu 2: Lợi ích của việc lao động cần cù là gì?

A. Tạo ra của cải vật chất, trang trải cho cuộc sống của mình
B. Đóng góp vào sự phát triển của xã hội
C. Đáp án A và B đều đúng
D. Đáp án A và B đều sai

Câu 3: Câu ca dao nào sau đây thể hiện sự cần cù trong lao động?

A. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu
B. Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao/ Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh
C. Một cây làm chẳng lên non/ Ba cây chụm lại lên hòn núi cao
D. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể/ Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày

Câu 4: Thế nào là lao động sáng tạo?

A. Sử dụng các cách thức vốn có để thực thi công việc
B. Không bỏ cuộc khi có khó khăn
C. Luôn suy nghĩ, sáng tạo để tìm ra cái mới, cách làm mới làm nâng cao chất lương và hiệu quả lao động
D. Thuê thêm nhiều nhân công về làm việc để tăng năng suất lao động

Câu 5: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự sáng tạo trong lao động?

A. Chăm chỉ cuốc ruộng bằng tay
B. Sáng tạo ra máy phay ruộng
C. Vung gieo hạt bằng tay
D. Gánh nước tưới cho cây trồng

Câu 6: Lương Định Của là một giáo sư thuộc lĩnh vực nào?

A. Vật lí học
B. Hóa học
C. Thiên văn học
D. Nông học

Câu 6: Các hành vi: Chơi ma túy, dùng thuốc lắc, buôn bán các chất gây nghiện là những hành vi như thế nào?

A. Không tôn trọng lẽ phải.
B. Tôn trọng lẽ phải.
C. Sống thực dụng.
D. Sống vô cảm.

Câu 7: Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?

A. Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp.
B. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
C. Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.
D. Cả A, B, C.

Câu 8: Biểu hiện của không tôn trọng lẽ phải là?

A. Chặt rừng lấy gỗ làm nhà.
B. Dung túng cho kẻ giết người.
C. Đánh chửi cha mẹ.
D. Cả A, B, C.

Câu 9: Người tôn trọng lẽ phải là người:

A. Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực
B. Không chấp nhận và không làm những việc sai trái.
C. Có cách cư xử phù hợp
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 10: Câu nói : “ Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận” ( Descartes ) thể hiện đức tính gì ?

A. Liêm khiết
B. Tôn trọng lẽ phải
C. Tôn trọng pháp luật
D. Giữ chữ tín

Câu 11: Công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái được gọi là?

A. Tôn trọng lẽ phải.
B. Tiết kiệm.
C. Lẽ phải.
D. Khiêm tốn

Câu 12: Lẽ phải là gì?

A. Là những điều được coi là đúng đắn
B. Là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích của xã hội
C. Là những điều được coi là phù hợp
D. Là những lợi ích chung của xã hội

Câu 13: Đâu là biểu hiện tích cực

A. Luôn tham gia đúng giờ
B. Bị bạn bè lôi kéo
C. Lo lắng đến công việc được phân công
D. Tham gia vì thấy có lợi ích cho bản thân mình

Câu 14: Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải là?

A. Ủng hộ người nghèo.
B. Trồng cây để bao vệ môi trường.
C. Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
D. Cả A, B, C.

Câu 15: Phát hiện có một tên trộm nhảy sang nhà hàng xóm bằng cách leo từ cây đu vào lan can để vào nhà ăn trộm tiền em sẽ làm gì?

A. Báo với chủ nhà để chủ nhà đề phòng và báo với công an kịp thời.
B. Mặc kệ vì không phải nhà mình.
C. Theo dõi xem tên trộm đó lấy những gì.
D. Hô thật to là có trộm

Câu 16: Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đó là?

A. Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa.
B. Tạo cho con người phương tiện sinh sống.
C. Tạo cho con người phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.
D. Cả A,B,C.

Câu 17: Những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người được gọi là?

A. Tài nguyên thiên nhiên.
B. Thiên nhiên.
C. Tự nhiên.
D. Môi trường.

Câu 18 : Toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên được gọi là?

A. Tài nguyên thiên nhiên.
B. Thiên nhiên.
C. Tự nhiên.
D. Môi trường.

Câu 19 : Môi trường bao gồm các yếu tố nào dưới dây ?

A. Ngôi nhà.
B. Rừng.
C. Rác thải.
D. Cả A,B,C.

Câu 20: Yếu tố nào sau đây không phải là tài nguyên thiên nhiên?

A. Dung dịch HCl được điều chế trong phòng thí nghiệm.
B. Rừng.
C. San hô.
D. Cá voi.

Câu 22: Luật bảo vệ môi trường được Nhà nước ta ban hành lần đầu tiên vào

A. Tháng 8 - 1991.
B. Tháng 1 - 1994.
C. Tháng 12 - 2003.
D. Tháng 4 - 2007.

Câu 23: Nhận định đúng nhất về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là

A. Tài nguyên rừng đang tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng.
B. Dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi nhưng chất lượng vẫn tiếp tục suy giảm.
C. Tài nguyên rừng của nước ta đang được phục hồi cả về số lượng lẫn chất lượng.
D. Chất lượng rừng đã được phục hồi nhưng diện tích rừng đang giảm sút nhanh

Câu 24: Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách :

A. Đẩy mạnh du canh, bảo vệ vốn rừng.
B. Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí.
C. Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất.
D. Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác nông - lâm.

Câu 25: Đây chưa phải là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học

A. Đưa vào “Sách đỏ Việt Nam” những động, thực vật quý hiếm cần bảo vệ.
B. Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
C. Tăng cường bảo vệ rừng và đẩy mạnh việc trồng rừng.
D. Nghiêm cấm việc khai thác rừng, săn bắn động vật.

Câu 26: Môi trường bao gồm các yếu tố nào dưới dây?

A. Ngôi nhà.
B. Rừng.
C. Rác thải
D. Cả A, B, C.

Câu 27: Nhà máy B xả nước thải ra ngoài khu dân cư gây ô nhiễm môi trường. Trước việc làm đó em cần báo với ai?

A. Chính quyền địa phương.
B. Trưởng thôn.
C. Trưởng công an xã.
D. Gia đình.

Câu 28: Toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên được gọi là?

A. Tài nguyên thiên nhiên.
B. Thiên nhiên.
C. Tự nhiên.
D. Môi trường.

Câu 29: Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đó là?

A. Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa.
B. Tạo cho con người phương tiện sinh sống.
C. Tạo cho con người phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.
D. Cả A, B, C.

Câu 30: Hành động nào là phá hủy môi trường?

A. Đốt túi nilong.
B. Chặt rừng bán gỗ.
C. Buôn bán động vật quý hiếm.
D. Cả A, B, C.

Câu 31: Những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người được gọi là?

A. Tài nguyên thiên nhiên.
B. Thiên nhiên.
C. Tự nhiên.
D. Môi trường.

Câu 32 Hành động nào là bảo vệ môi trường?

A. Phân loại rác, vứt rác đúng nơi quy định.
B. Trồng cây xanh.
C. Không sử dụng túi nilong.
D. Cả A, B, C.

Câu 33: Các ngày lễ bảo vệ môi trường là :

A. Ngày 14/3: Ngày Quốc tế hành động vì các Dòng sông
B. 21 tháng 3: Ngày rừng Thế giới
C. 22 tháng 3: Ngày nước Thế giới
D. Tất cả đáp án đúng

Câu 34: Người nào thải vào nguồn nước dầu mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại và gây dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ

A. mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng
B. cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm
C. Phạt cảnh cáo
D. A, B đúng

Câu 35: Di sản thiên nhiên Việt Nam nào sau đây được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới

A. Vịnh Hạ Long
B. Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng
C. Cao nguyên đá Đồng Văn
D. Tất cả đều đúng

Câu 36: Để phòng chống lũ lụt và hạn chế thiệt hại do lũ lụt gây ra chúng ta cần làm gì?

A. Đốt rừng để làm nương rẫy
B. Chặt bỏ lấy diện tích để làm nhà sinh sống
C. Phủ xanh đồi trọc bằng cách trồng thêm cây
D. Chặt những cây gỗ quý bán lấy tiền

Câu 37: Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện kinh nghiệm quan sát thiên nhiên của con người

A. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
B. Làm ruộng ăn cơm nằm, chăm tằm ăn cơm đứng.
C. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
D. Không đáp án nào đúng

Câu 38: Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách :

A. Đẩy mạnh du canh, bảo vệ vốn rừng.
B. Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí.
C. Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất.
D. Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác nông - lâm

II. TỰ LUẬN

Câu 1 : Em sẽ xử lí như thế nào nếu ở trong các tình huống dưới đây?

Tình huống a) Khi tranh luận với các bạn, em biết chắc chắn rằng ý kiến của mình là đúng nhưng đa số các bạn khác lại khẳng định là sai.

Tình huống b) Em nghe thấy một bạn nói xấu bạn khác, trong khi em biết sự thật không phải như vậy.

Câu 2 : Có ý kiến cho rằng, nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta rất phong phú nên cần phải khai thác và sử dụng tối đa thì mới đáp ứng được các nhu cầu của sản xuất và sinh hoạt.

Câu hỏi: Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao?

Câu 3

Trên đường phố, một chị đi xe máy phía trước làm rơi một chiếc ví. Có một người định cúi xuống nhặt thì một thanh niên đi xe máy nhanh chân gạt chiếc ví lại gần chỗ anh ta, nhặt chiếc ví bỏ “tọt”vào túi mình và đi ngay.

a, Em có nhận xét gì về hành vi của anh thanh niên đó?

b, Em có suy nghĩ như thế nào về quan niệm” nhặt được của rơi tạm thời đút túi” của thanh niên thời nay?

Câu 4

Để biến điện năng thành ánh sáng, Edison đã làm hàng nghìn thí nghiệm nhằm tìm ra vật liệu thích hợp làm dây tóc bóng đèn. Khi liên tục gặp thất bại, bị công kích là "người hoang tưởng", "quân lừa bịp", Edison vẫn không nản chí. Ông vẫn trung thành với khát vọng của bản thân.Thomas Edison đã thất bại hơn 10.000 lần trước khi phát minh ra bóng đèn, nhưng ông không bao giờ gọi đó là thất bại, mà xem đó như những cơ hội để học hỏi.

a, Em học hỏi được gì từ tấm gương của nhà bác học Edison?

b. Hiện nay một số bạn học sinh thấy bài khó là nản, đi chép sách giải. Suy nghĩ của em về về những hành động này.Em sẽ khuyên các bạn như thế nào?

Câu 5

Để đất nước được phát triển tốt, chúng ta cần tập trung khai thác mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách tối đa nhất có thể. Sau khi đất nước phát triển, chúng ta thực hiện các biện pháp tái sinh vẫn được.

Câu hỏi:

a. Em có đồng tình với quan điểm đó không? Vì sao?

b. Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

3. Đề cương học kì 1 Giáo dục công dân 8 Cánh diều

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.

1. Bảo vệ lẽ phải

- Giải thích một cách đơn giản về sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải.

- Thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói, hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.

- Khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải, phê phán những thái độ, hành vi không bảo vệ lẽ phải.

2. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Giải thích được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Một số biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Thực hiện được việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi.

- Phê phán, đấu tranh với những hành vi gây ô nhiễm môi trường và phá hoại tài nguyên thiên nhiên

3. Phòng chống bạo lực gia đình

- Kể được các hình thức bạo lực gia đình phổ biến

- Phân tích được tác hại của hành vi bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

- Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình

- Biết cách phòng chống bạo lực gia đình.

- Phê phán các hành vi bạo lực gia đình trong gia đình và cộng đồng.

II. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP.

Câu 1. Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?

A. Điều chỉnh suy nghĩ, hành vi theo hướng tích cực.
B. Chỉ bảo vệ lẽ phải khi nhận được lợi ích cho bản thân.
C. Phê phán những thái độ, hành vi đi ngược lại lẽ phải.
D. Tôn trọng, ủng hộ, tuân theo những điều đúng đắn.

Câu 2. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của

A. các cơ sở giáo dục.
B. các cơ quan nhà nước.
C. cán bộ quản lí môi trường.
D. mọi công dân, cơ quan, tổ chức.

Câu 3. Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?

A. Sử dụng tiết kiệm điện, nước, khoáng sản.
B. Phá rừng nguyên sinh để trồng cà phê.
C. Săn bắn, buôn bán động vật quý hiếm.
D. Dùng mìn, kích điện để đánh bắt cá.

Câu 4. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của bạo lực gia đình?

A. Chị M luôn kính trọng, yêu thương và quan tâm tới bố mẹ.
B. Bố mẹ A rất yêu thương, quan tâm đến việc học hành của A.
C. Bạn X luôn yêu thương, chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ em gái.
D. Anh T ép chị H sinh bằng được con trai để “nối dõi tông đường”.

Câu 5. Hành vi ngược đãi, đánh đập làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của thành viên gia đình - đó là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây?

A. Bạo lực về kinh tế.
B. Bạo lực về tinh thần.
C. Bạo lực về thể chất.
D. Bạo lực về tình dục.

Câu 6. Những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lí của thành viên gia đình là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây?

A. Bạo lực về kinh tế.
B. Bạo lực về thể chất.
C. Bạo lực về tình dục.
D. Bạo lực về tinh thần.

Câu 7. Hành vi nào sau đây bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

A. Sử dụng nhiều phân bón hóa học
B. Trồng cây phủ xanh đồi trọc
C. Phá rừng để trồng cây lương thực
D. Khai thác thủy sản bằng chất nổ

Câu 8. Hành vi nào sau đây không được coi là tôn trọng lẽ phải?

A. Chăm chỉ ôn bài cho bài kiếm tra
B. Chép phao trong kì thi
C. Góp ý để các bạn xung quanh mình biết lỗi sai và sửa
D. Không tùy tiện đổ oan cho người khác

Câu 9. Toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên được gọi là?

A. Tài nguyên thiên nhiên.
B. Thiên nhiên.
C. Tự nhiên.
D. Môi trường.

Câu 10. Hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế gia đình và thành viên trong gia đình đó là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây?

A. Bạo lực về kinh tế.
B. Bạo lực về tinh thần.
C. Bạo lực về thể chất.
D. Bạo lực về tình dục.

Câu 11. Hành vi cưỡng ép quan hệ tình dục, cưỡng ép mang thai, nạo phá thai…là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây?

A. Bạo lực về kinh tế.
B. Bạo lực về thể chất.
C. Bạo lực về tình dục.
D. Bạo lực về tinh thần.

Câu 12. Chúng ra không nên thực hiện hành vi nào sau đây khi xử lí hậu quả của bạo lực gia đình?

A. Thông báo sự việc với người thân
B. Giải quyết bằng biện pháp tích cực.
C. Giấu giếm, bao che cho đối phương.
D. Nhờ sự trợ giúp từ cơ sở tư vấn tâm lí.

Câu 13. Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây khi bàn về vấn đề bảo vệ lẽ phải?

A. Chỉ nên tố cáo sai trái, nói đúng sự thật khi nhận thấy có lợi cho bản thân.
B. Trước việc làm sai trái, nếu mình không liên quan thì không cần lên tiếng.
C. Người bảo vệ lẽ phải sẽ bị lợi dụng và phải chịu thiệt thòi trong cuộc sống.
D. Bảo vệ lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo, bảo vệ những điều đúng đắn.

Câu 14. Em đồng tình với quan điểm nào sau đây khi bàn về vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

A. Để bảo vệ cây trồng thì phải phun nhiều thuốc trừ sâu hóa học.
B. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm riêng của nhà nước.
C. Muốn phát triển kinh tế thì phải chấp nhận môi trường bị ô nhiễm.
D. Bảo vệ môi trường, tài nguyên là vấn đề cấp bách của mỗi quốc gia.

Câu 15. Học sinh có thể thực hiện hành động nào sau đây để góp phần bảo vệ môi trường?

A. Xả thật nhiều nước để tắm, giặt cho thỏa thích.
B. Không tắt đèn và các thiết bị điện khi ra khỏi nhà.
C. Phun thuốc trừ sâu để tiêu diệt hết các loại côn trùng.
D. Sử dụng các loại túi vải, giấy,… thay cho túi ni-lông.

Câu 16. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của bạo lực gia đình?

A. Gây tổn thương đến cuộc sống của người bị bạo lực.
B. Là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tệ nạn xã hội.
C. Là nguyên nhân chính dẫn đến tan vỡ gia đình.
D. Làm rối loạn trật tự, an toàn xã hội

Câu 17. Em đồng tình với quan điểm nào sau đây khi bàn về vấn đề bạo lực gia đình?

A. Chống bạo lực gia đình là trách nhiệm riêng của lực lượng công an.
B. Bạo lực gia đình đã và đang gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng.
C. Người có hành vi bạo lực gia đình không vi phạm về pháp luật.
D. Bạo lực gia đình chỉ gây nên đau đớn về thể xác cho nạn nhân.

Câu 18. Vì sao chúng ta cần bảo vệ lẽ phải? Em sẽ ứng xử như thế nào khi bạn của em viết lên mạng xã hội một điều không đúng sự thật?

Câu 19. Em hãy đọc bài viết sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:

“Việt Nam tổng số có hơn 183 khu công nghiệp trong cả nước. Thì có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Ở các đô thị, chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom. Cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết nước thải đều bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm... chưa được xử lý và đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên. Các loại khí chưa qua xử lý thải trực tiếp ra môi trường. Việt Nam được đánh giá là nước có lượng phương tiện di chuyển là xe máy đứng đầu toàn cầu. Vì vậy, hàng ngày chúng ta đã thải ra một lượng khí thải vô cùng lớn. Một số thống kê mà chúng tôi tổng hợp để bạn có thể thấy thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay…”

(https://greenwater.com.vn/thuc-trang-o-nhiem-moi-truong-o-viet-nam-hien-nay.html)

a. Em có suy nghĩ gì sau khi đọc thông tin trên? Từ thông tin trên và những kiến thức đã học em hãy cho biết vì sao chúng ta cần phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

b. Em đã có những việc làm nào để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

Gợi ý:

a. Thông tin

* Học sinh trình bày suy nghĩ cá nhân

* Chúng ta cần phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Môi trường trong lành nâng cao chất lượng cuộc sống con người.

- Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực cần thiết cho sự phát triển kinh tế-xã hội.

- Nhằm giữ cho môi trường trong lành, đảm bảo cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên cho sự phát triển của đất nước trong hiện tại và tương lai

b. Liên hệ bản thân: (Học sinh tự liên hệ ít nhất 4 việc)

Câu 20. Tình huống

“Bạn S (13 tuổi) sống với mẹ và dượng. Do sợ tốn kém nên mẹ và dượng không muốn S đến trường, đã buộc S phải làm thuê tại đồn điền gần nhà. Hằng tháng, số tiền thu được S phải giao nộp cho dượng. Những tháng sức khoẻ không tốt kiếm được ít tiền hơn, S bị dượng bỏ đói…”

a. Hành vi của mẹ và dượng của S vi phạm quy định nào của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình?

b. S có thể làm gì để phòng, chống bạo lực gia đình?

Gợi ý:

a. Hành vi của mẹ và dượng của S vi phạm Điều 5: Các hành vi nghiêm cấm trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 (Sửa đổi, bổ sung năm 2022)

b. S có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ họ hàng, những người lớn gần gũi, đáng tin cậy, gọi tổng dài Quốc gia bảo vệ trẻ em (111) hoặc của công an (113)

Câu 21. Sắp tới, trường em dự định tổ chức cuộc thi tìm hiểu về chủ đề “Tuổi trẻ học đường với bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên”. Với tư cách là người tham dự cuộc thi em hãy trình bày hiểu biết của mình về vấn đề trên?

Câu 22. Em hãy nêu một vài ví dụ thực tế những việc làm gây ô nhiễm môi trường, phá hoại tài nguyên thiên nhiên và hậu quả?

Câu 23. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường? Em làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

Câu 24: Bà H và bà M là bạn chơi lâu năm, hai bà thường cùng nhau đi chợ, mua sắm đồ dùng cho gia đình. Bà H nay đi chợ với một chiếc giỏ mây cho tiện đựng đồ và giúp đỡ cần sử dụng nhiều túi nilong. Bà M thấy vậy liền có ý bảo hiện nay túi nilong có rất nhiều và tiện lợi, không cần thiết phải mang theo giỏ xách cho cồng kềnh bất tiện. Nếu em là bà H trong tình huống đó em sẽ nói với bà M như thế nào?

Câu 25. Theo em, một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình có mầm mống của bạo lực gia đình, phải chứng kiến các hành động bạo lực từ nhỏ. Khi lớn lên đứa trẻ ấy sẽ như thế nào?

Câu 26: Em sẽ làm gì nếu chứng kiến các các hành vi bạo lực gia đình trong khu dân cư mình đang sinh sống.

Câu 27. Theo em, người có mặt ở nơi xảy ra bạc lực gia đình có trách nhiệm như thế nào?

Câu 28: Theo em, nền tảng gia đình như thế nào có là mầm mống xảy ra bạo lực gia đình?

Câu 29: Theo em nếu là nạn nhân của các vụ bạo lực gia đình nên làm gì?

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

1 Bình luận
Sắp xếp theo
👨
  • Jakak Hdjshs
    Jakak Hdjshs

    đáp án giáo dục công dân kiết nối tri thức 

    trắc nghiệm 

    ## Đáp án:


    **Câu 1:** B


    **Câu 2:** C


    **Câu 3:** A


    **Câu 4:** C


    **Câu 5:** B


    **Câu 6:** D


    **Câu 7:** D


    **Câu 8:** D


    **Câu 9:** D


    **Câu 10:** B


    **Câu 11:** A


    **Câu 12:** B


    **Câu 13:** A


    **Câu 14:** D


    **Câu 15:** A


    **Câu 16:** D


    **Câu 17:** A


    **Câu 18:** D


    **Câu 19:** D


    **Câu 20:** A


    **Câu 21:** A


    **Câu 22:** B


    **Câu 23:** D


    **Câu 24:** D


    **Câu 25:** D


    **Câu 26:** D


    **Câu 27:** A


    **Câu 28:** D


    **Câu 29:** D


    **Câu 30:** D


    **Câu 31:** A


    **Câu 32:** D


    **Câu 33:** D


    **Câu

     34:** D


    **Câu 35:** D


    **Câu 36:** C


    **Câu 37:** C


    **Câu 38:** D


    Thích Phản hồi 14:11 23/12
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm