Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 8 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 9 Đề kiểm tra cuối kì 1 Lịch sử Địa lí 8 (Có đáp án + Ma trận)

Đề thi Lịch sử - Địa lí 8 học kì 1 Kết nối tri thức năm 2024 - 2025 tổng hợp 9 đề khác nhau có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận. Qua tài liệu này giúp các bạn học sinh lớp 8 ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.

TOP 9 Đề thi cuối kì 1 Lịch sử - Địa lí 8 Kết nối tri thức được biên soạn bám sát chương trình học trong SGK. Qua đó giúp học sinh dễ dàng so sánh đối chiếu với kết quả mình đã làm. Đồng thời đây cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các em học sinh của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm bộ đề thi học kì 1 Toán 8 Kết nối tri thức, bộ đề thi học kì 1 Tiếng Anh 8 Kết nối tri thức.

Lưu ý: Trong 9 đề thi thì có 2 đề biên soạn riêng phân môn Địa lí và 3 đề riêng theo phân môn Lịch sử.

Đề thi Lịch sử - Địa lí 8 học kì 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

..............

(Đề có 02 trang)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1

NĂM HỌC 2024 - 2025

Môn: LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ 8

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) HS làm trực tiếp trên đề kiểm tra

Khoanh vào chữ cái đầu câu trả lời đúng

* Phân môn Lịch sử (2,0 điểm)

Câu 1. Cuộc khởi nghĩa nào mở đầu cho phong trào nông dân ở Đàng Ngoài?

A. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất
B. Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng
C. Khởi nghĩa Lê Duy Mật
D. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương

Câu 2. "Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo" là khẩu hiệu của cuộc khởi nghĩa nào ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII?

A. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương
B. Khởi nghĩa Lê Duy Mật
C. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất
D. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu

Câu 3. Một trong những tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của người Việt được phát huy ở các thế kỉ XVI đến XVIII là

A. thờ cúng tổ tiên
B. trò chơi dân gian
C. tổ chức lễ hội
D. ăn trầu

Câu 4. Cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Mật nổ ra ở đâu?

A. Thăng Long
B. Thanh Hóa và Nghệ An
C. Hải Dương và Bắc Ninh
D. Tuyên Quang

Câu 5. Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm nhập của nước nào?

A. Nước Anh, Pháp, Mĩ
B. Nước Anh, Pháp, Tây Ban Nha
C. Nước Mĩ, Hà Lan, Pháp
D. Nước Anh và Pháp

Câu 6. Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược các nước ở Đông Nam Á là

A. Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia
B. Việt Nam, Xin-ga-po, Cam-pu-chia
C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia
D. Việt Nam, Lào, Mi-an-ma

Câu 7. Cuối thế kỉ XIX, công nghiệp sản xuất của Anh đứng thứ mấy trên thế giới?

A. Thứ ba
B. Thứ tư
C. Thứ hai
D. Thứ nhất

Câu 8. Chủ nghĩa đế quốc Pháp được mệnh danh là gì?

A. Chủ nghĩa đế quốc ngân hàng
B. Chủ nghĩa đế quốc thực dân
C. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi
D. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến

* Phân môn Địa lí (2,0 điểm)

Câu 1. Ý nào dưới đây đúng về vị trí địa lí nước ta?

A. Nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á
B. Tiếp giáp Trung Quốc và Ấn Độ
C. Nằm ở vùng nội chí tuyến nửa cầu Bắc
D. Không tiếp giáp với biển

Câu 2. Trên đất liền, Việt Nam có chung đường biên giới với những quốc gia nào?

A. Trung Quốc, Thái Lan, Cam-pu-chia
B. Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia
C. Trung Quốc, Thái Lan, Lào
D. Trung Quốc, Thái Lan, Mi-an-ma

Câu 3. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được thể hiện qua đâu?

A. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C
B. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt
C. Một năm có hai mùa gió có tính chất trái ngược nhau
D. Lượng mưa trung bình năm lớn từ 1500 - 2000 mm/năm

Câu 4. Dãy núi nào là ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam?

A. Hoàng Liên Sơn
B. Trường Sơn Bắc
C. Bạch Mã
D. Trường Sơn Nam

Câu 5. Nhân tố nào là nhân tố quyết định đến sự phân hóa Đông -Tây của khí hậu nước ta?

A. Địa hình
B. Vĩ độ
C. Kinh độ
D. Gió mùa

Câu 6. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực nào của nước ta?

A. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ
B. Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ
C. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
D. Nam Bộ

Câu 7. Hồ Hòa Bình nằm trên con sông nào?

A. Sông Mã
B. Sông Hồng
C. Sông Chảy
D. Sông Đà

Câu 8. Nước ta có nhiều sông suối phần lớn là

A. sông lớn, dài, dày đặ
B. sông ngắn, lớn, dốc
C. sông dài, nhiều phù sa
D. sông nhỏ, ngắn, dốc

II. TỰ LUẬN: (6. 0 điểm)

* Phân môn Lịch sử (3. 0 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm) Trình bày ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Công xã Pa-ri (1871).

Câu 2. (1,5 điểm) Bằng kiến thức lịch sử đã học về phong trào Tây Sơn trong Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII em hãy:

a. Hãy đánh giá vai trò của anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ trong phong trào Tây Sơn.

b. Rút ra bài học kinh nghiệm từ phong trào Tây Sơn đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

* Phân môn Địa lí (3. 0 điểm)

Câu 3. (1,5 điểm) Nêu các đặc điểm chung của sông ngòi ở nước ta. Vì sao nước ta có nhiều sông song phần lớn các sông nhỏ, ngắn, dốc?

Câu 4 (1,5 điểm)

Cho bảng số liệu:

LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH CÁC THÁNG CỦA TRẠM KHÍ TƯỢNG HÀ ĐÔNG (TP HÀ NỘI)

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Lượng mưa

(mm)

28,4

21,5

48,4

79,3

187,0

220,8

275,6

318,6

226,7

181,4

84,9

51,6

a. Em hãy vẽ biểu đồ thể hiện lượng mưa trung bình tháng của trạm khí tượng Hà Đông (TP Hà Nội)

b. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ em hãy rút ra nhận xét về đặc điểm lượng mưa của TP Hà Nội.

Đáp án đề thi học kì 1 Lịch sử - Địa lí 8

I. TRẮC NGHIỆM:(4,0 điểm)Mỗi câu đúng được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Lịch sử

B

D

A

B

D

C

A

C

Địa lí

C

B

A

C

A

B

D

D

II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

PHÂN MÔN LỊCH SỬ

Câu 1

(1,5đ)

Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Công xã Pa-ri (1871):

- Có ý nghĩa và ảnh hưởng to lớn đối với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản toàn thế giới.

- Thể hiện sự sáng tạo hình thức nhà nước kiểu mới dựa trên cơ sở dân chủ vô sản và hoạt động lợi ích của đa số nhân dân lao động.

- Là hình ảnh của chế độ xã hội mới tiến bộ, cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn.

0,5

0,5

0,5

Câu 2

(1,5đ)

a. Đánh giá được vai trò của anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ:

- Nguyễn Huệ - Quang Trung đã lãnh đạo phong trào Tây Sơn lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ.

- Đánh đuổi giặc ngoại xâm Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ Quốc.

- Nguyễn Huệ - Quang Trung đã đóng góp công lao vô cùng to lớn vào sự nghiệp thống nhất đất nước.

b. Bài học kinh nghiệm từ khởi nghĩa Lam Sơn đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay:

(Lưu ý: Học sinh có thể trình bày khác nhưng đảm bảo nội dung giáo viên có thể chấm điểm tối đa )

+ Phát huy tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước của toàn dân.

+ Trọng dụng nhân tài.

+ Đề ra đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tiễn.

+ Đề cao lòng nhân đạo, thiện chí hòa bình.

0,5

0,25

0,25

0,5

PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

Câu 3

(1,5đ)

* Đặc điểm chung:

- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước

- Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung

- Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt
- Sông ngòi nước ta có nhiều nước và lượng phù sa khá lớn.

* Giải thích: Nước ta có rất nhiều sông suối, song phần lớn lại là sông nhỏ, ngắn và dốc do:

- Mưa lớn mưa tập trung theo mùa trên địa hình 3/4 là đồi núi nên quá trình cắt xẻ diễn ra mạnh hình thành các sông suối nhỏ, ngắn và dốc.

- Lãnh thổ nước ta hẹp ngang và nằm sát biển, đồi núi ăn lan ra sát biển nên sông nhỏ, ngăn và dốc.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 4

(1,5đ)

a. Vẽ biểu đồ lượng mưa:

Biểu đồ thể hiện lượng mưa trung bình tháng của trạm khí tượng

Hà Đông (TP Hà Nội)

Lưu ý: Biểu đồ cột vẽ đẹp khoa học có đầy đủ tên biểu đồ, chú thích số liệu, đơn vị,… (Thiếu mỗi yếu tố trừ 0,25 điểm)

1,0

b. Nhận xét về đặc điểm mưa của Hà Đông- Hà Nội

- Tổng lượng mưa cả năm lớn: 1724,2mm

- Mưa tập trung theo mùa:

+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 trùng với mùa hạ, mưa nhiều nhất vào tháng 8 (332,6mm).

+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau trùng với mùa đông, lượng mưa thấp nhất vào tháng 2 (21,5mm).

=> Khí hậu mang tính chất ẩm gió mùa.

0,5

Ma trận đề thi học kì 1 Lịch sử - Địa lí 8

TT

Chương/chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết (TNKQ)

Thông hiểu

(TL)

Vận dụng

(TL)

Vận dụng cao

(TL)

PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

1

Chương 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ, địa hình và khoáng sản Việt Nam.

- Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam

- Đặc điểm địa hình và khoáng sản Việt Nam

2TN*

5%

2

Chương 2. Khí hậu và thủy văn Việt Nam

- Khí hậu Việt Nam.

- Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu

- Thuỷ văn Việt Nam

4TN

2TN

1TL

1TLa

1TLb

45%

Tỉ lệ

20%

15%

10%

5%

50%

PHÂN MÔN LỊCH SỬ

1

Chương 2. Đông Nam Á từ nửa sau TK XVI đến TK XIX

- Quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây

- Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của các nước Đông Nam Á

- Cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á

2TN*

5%

2

Chương 3. Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

- Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

- Phong trào Tây Sơn

- Kinh tế, văn hoá, tôn giáo trong các thế kỉ XVI – XVIII

4TN*

1TLa

1TLb

25%

3

Chương 4. Châu Âu và nước Mỹ từ cuối TK XVIII đến đầu TK XX

- Sự hình thành của chủ nghĩa đế quốc.

- Các nước Âu - Mỹ từ cuối TK XIX đến đầu TK XX

- Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Marx.

2TN*

1TL

20%

Tỉ lệ

20%

15%

10%

5%

50%

Tổng hợp chung

40%

30%

20%

10%

100%

BẢNG ĐẶC TẢ

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận

dụng

Vận dụng cao

PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

1

Chương 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ, địa hình và khoáng sản Việt Nam.

- - Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam

-

- Đặc điểm địa hình và khoáng sản Việt Nam

Nhận biết: Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí.

Nhận biết

- Trình bày được một trong những đặc điểm chủ yếu của địa hình Việt Nam: Đất nước đồi núi, đa phần đồi núi thấp; Hướng địa hình; Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa; Chịu tác động của con người.

- Trình bày được đặc điểm của các khu vực địa hình: địa hình đồi núi; địa hình đồng bằng; địa hình bờ biển và thềm lục địa.

- Nhớ được kí hiệu của các loại khoáng sản chủ yếu ở nước ta.

2TN*

2

Chương 2. Khí hậu và thủy văn Việt Nam.

- Khí hậu Việt Nam.

-Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu

- Thuỷ văn Việt Nam

Nhận biết: Trình bày được đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam.

Thông hiểu: Chứng minh được sự phân hoá đa dạng của khí hậu Việt Nam: phân hóa bắc nam, phân hóa theo đai cao.

Vận dụng: Vẽ và phân tích được biểu đồ khí hậu của một số trạm thuộc các vùng khí hậu khác nhau

Vận dụng cao: Rút ra nhận xét về đặc điểm lượng mưa.

Nhận biết: Xác định được trên bản đồ lưu vực của các hệ thống sông lớn.

Thông hiểu: Phân tích được đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông của một số hệ thống sông lớn.

4TN

2TN

1TL

1TLa

1TLb

Số câu/ loại câu

8 câu TN

1 câu

TL

1/2 câu TL

1/2 câu TL

Tỉ lệ

20%

15%

10%

5%

PHÂN MÔN LỊCH SỬ

1

Chương 2. Đông Nam Á từ nửa sau TK XVI đến TK XIX

- Quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây.

- Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của các nước Đông Nam Á

- Cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á.

Nhận biết: Trình bày được những nét chính trong quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào các nước Đông Nam Á.

Nhận biết: Nêu được những nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.

Thông hiểu: Mô tả được những nét chính về cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á chống lại ách đô hộ của thực dân phương Tây.

2TN*

2

Chương 3. Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

- Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

- Phong trào Tây Sơn

- Kinh tế, văn hoá, tôn giáo trong các thế kỉ XVI – XVIII

Nhận biết

- Nêu được một số nét chính (bối cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa) của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

Thông hiểu

- Nêu được ý nghĩa của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

Vận dụng

- Nhận xét được tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII.

Nhận biết

- Trình bày được một số nét chính về nguyên nhân bùng nổ của phong trào Tây Sơn.

Thông hiểu

- Mô tả được một số thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn.

- Nêu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.

Vận dụng

- Đánh giá được vai trò của Nguyễn Huệ – Quang Trung trong phong trào Tây Sơn.

Vận dụng cao

- Liên hệ, rút ra được bài học từ phong trào Tây Sơn với những vấn đề của thực tiễn hiện nay

Nhận biết

- Nêu được những nét chính về tình hình kinh tế trong các thế kỉ XVI – XVIII.

Thông hiểu

- Mô tả được những nét chính về sự chuyển biến văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.

3TN*

1TN*

1TLa

1TLb

3

Chương 4. Châu Âu và nước Mỹ từ cuối TK XVIII đến đầu TK XX

- Sự hình thành của chủ nghĩa đế quốc

- Các nước Âu - Mỹ từ cuối TK XIX đến đầu TK XX

- Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Marx

Thông hiểu

- Mô tả được những nét chính về quá trình hình thành của chủ nghĩa đế quốc.

Nhận biết

- Trình bày được những nét chính về Công xã Paris (1871).

- Nêu được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

Thông hiểu

- Trình bày được ý nghĩa lịch sử của việc thành lập nhà nước kiểu mới – nhà nước của giai cấp vô sản đầu tiên trên thế giới.

Nhận biết

- Nêu được sự ra đời của giai cấp công nhân.

- Trình bày được một số hoạt động chính của Karl Marx, Friedrich Engels và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

Thông hiểu

- Mô tả được một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

2TN*

1TL

Số câu/loại câu

8 câu TN

1 câu TL

1/2 câu TL

1/2 câu TL

Tỉ lệ

20%

15%

10%

5%

Tổng môn Lịch sử và Địa lí

40%

30%

20%

10%

. . . . . . . .

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 môn Lịch sử Địa lí 8

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm