Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 4 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều 7 Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 (Có ma trận + Đáp án)

Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 4 Cánh diều năm 2024 - 2025 gồm 7 đề thi, có đáp án, bảng ma trận và đặc tả đề thi giữa kì 1 cho các em ôn tập, nắm chắc cấu trúc đề thi để ôn thi hiệu quả hơn.

Với 7 đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt 4 Cánh diều, còn giúp thầy cô có thêm nhiều kinh nghiệm để xây dựng đề thi giữa học kì 1 năm 2024 - 2025 cho học sinh của mình. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt 4 sách KNTT, CTST. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:

1. Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 4 Cánh diều Download biên soạn

2. Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 4 Cánh diều - Đề 1

2.1. Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 4

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (2 điểm) Kiểm tra riêng

Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc 1 đoạn (khoảng 85-90 tiếng/phút) và trả lời câu hỏi có nội dung liên quan trong bài đọc.

B. Đọc hiểu:

II. Đọc thầm và làm bài tập (8 điểm)

Đọc bài văn sau:

Trung thu độc lập

Đêm nay anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh man mác nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em. Trăng đêm nay soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý của các em.Trăng sáng mùa thu vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng, nơi quê hương thân thiết của các em…

Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai…

Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi.

Trăng đêm nay sáng quá ! Trăng mai còn sáng hơn. Anh mừng cho các em vui Tết Trung thu độc lập đầu tiên và anh mong ước ngày mai đây, những tết trung thu tươi đẹp hơn nữa sẽ đến với các em.

Thép mới

CÂU HỎI:

Khoanh vào chữ cái trước những câu trả lời đúng (câu 1, 2, 3, 4,5, 7.).

1. Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào? (0,5 điểm)

A. Vào thời điểm anh đứng gác trên biển
B. Vào thời điểm anh đang ngủ.
C. Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên.
D. Vào thời điểm anh đang chiến đấu trên mặt trận với quân giặc.

2. Những câu nào cho thấy vẻ đẹp của đêm trăng trung thu độc lập? (0,5 điểm)

A. Trăng trung thu có anh chiến sĩ đứng gác.
B. Đêm trăng trung thu, trẻ em trên khắp đất nước cùng rước đèn, phá cỗ.
C. Trăng ngàn và gió núi bao la; trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý; trăng vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng.
D. Trăng mùa thu sáng vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng.

3. Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao? (0,5 điểm)

A. Dưới ánh trăng trung thu, trẻ em trên khắp đất nước cùng rước đèn, phá cỗ.
B. Dưới ánh trăng, đất nước không có sự thay đổi.
C. Dưới ánh trăng, đất nước có gió núi bao la.
D. Dưới ánh trăng, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn; ống khói nhà máy chi chít.

4. Đất nước trong mơ ước của anh chiến sĩ năm xưa với đất nước ta hiện nay giống nhau như thế nào? (0,5 điểm)

A. Giống hệt nhau, không hơn, không kém.
B. Giống nhau một phần, phần không giống là nước ta ngày nay còn có nhiều thay đổi hiện đại
ơn, to lớn hơn.
C. Gần giống, một số cảnh chưa to lớn, hiện đại như ước mơ.
D. Không giống nhau tý nào.

5. Từ “nước” trong câu “Trăng đêm nay soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý của các em.” là: (0,5 điểm)

A. Danh từ chung
B. Danh từ riêng
C. Không phải là danh từ
D. Vừa danh từ chung vừa danh từ riêng.

6. Hãy tìm và viết danh từ riêng có trong bài “Trung thu độc lập”.

Đặt câu với danh từ đó. (1 điểm)

Danh từ riêng là:………………………………………………………………………

Đặt câu: ……………………………………………………………………………….

7. Dấu gạch ngang trong đoạn sau được dùng để làm gì? Khoanh vào chữ cái trước ý đúng (1 điểm)

Mươi mười lăm năm nữa thôi cũng dưới ánh trăng này, các em sẽ thấy:

- Dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện.

- Ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn.

- Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi.

A. Đánh dấu lời nói của nhân vật trong đối thoại
B. Đánh dấu phần chú thích trong câu.
C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
D. Đánh dấu các danh từ trong đoạn văn.

8. Em cảm nhận được điều gì qua bài Trung thu độc lập? (1 điểm)

9. Dấu ngoặc kép trong câu sau có tác dụng gì? Khoanh vào ý trước câu trả lời đúng: (0,5 điểm)

Bác nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không. Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc dược hay không? Chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.”

A. Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu các sự vật được nhân hóa.
B. Dấu ngoặc kép trong câu trên được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật
C. Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
D. Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

10. a, Gạch chân những từ ngữ được nhân hóa trong câu sau:

Cô sách, chị vở, anh bút nói chuyện cùng nhau:

- Bạn Trọng dạo này ít quan tâm đến bọn mình thế nhỉ?

b. Đặt một câu có hình ảnh nhân hóa tả về một loại cây hoặc một con vật em yêu thích.

C. Tập làm văn: (10 điểm):

Đề bài: Nêu cảm nghĩ của em nhân vật đó.

2.2. Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 4

I. Đọc thành tiếng. (2 điểm)

Học sinh bốc thăm đọc:

- 1 học sinh đọc 1 đoạn trong các văn bản quy định. Đảm bảo đọc to, rõ ràng, lưu loát và đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS. (1điểm)

- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời 1 câu hỏi. (1điểm)

* GV đánh giá và cho điểm dựa vào các yêu cầu sau:

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, từ tốc độ đọc đạt yêu cầu 85 -90 tiếng/phút, giọng đọc có diễn cảm.

(1 điểm) - Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời 1 câu hỏi. (1điểm)

- Nếu HS đọc chưa đạt các yêu cầu trên, tùy theo mức độ GV trừ điểm.

II. Đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức. (8 điểm)

GV cho HS đọc thầm bài “Trung thu độc lập”

Chọn đúng mỗi câu đạt:

Câu 1 (0,5 điểm)

Câu 2 (0,5 điểm)

Câu 3 (0,5 điểm)

Câu 4 (0,5 điểm)

C

C

D

B

Câu 5. A

Câu 6. 1 điểm. (0,5 điểm).

* Danh từ riêng: Việt Nam. (0,25 điểm)

* Phụ nữ Việt Nam rất đảm đang. (0,25 điểm)

Câu 7 (0,5 điểm)

Câu 9 (0,5 điểm)

C

B

Câu 8: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.

Câu 10 (1 điểm):

a. Cô sách, chị vở, anh bút, nói chuyện, bọn mình.

b. VD: - Cô Hồng xòe những cánh hoa xinh vươn mình trong gió.

- Bé Gạo luôn yêu thương em, quấn quýt vẫy đuôi mỗi khi em đi học về.

TẬP LÀM VĂN - PHẦN VIẾT (10 điểm)

GV đánh giá và cho điểm dựa vào các yêu cầu sau:

1- Hình thức:

+ Viết được đoạn văn có bố cục rõ ràng, trình bày khoa học (3 điểm)

2- Nội dung:

+ Viết được đoạn văn có nội dung rõ ràng, phù hợp với yêu cầu của đề bài; Nêu suy nghĩ, tình cảm của mình về nhân vật đó. (4 điểm)

3- Kĩ thuật: (3 điểm)

+ Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc… (1 điểm)

+ Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. (1 điểm)

+ Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. (1 điểm)

- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, về chữ viết mà GV phê điểm cho phù hợp.

2.3. Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 4

MA TRẬN CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

MÔN TIẾNG VIỆT (ĐỌC HIỂU) - LỚP 4 - NĂM HỌC: 2024 – 2025

TT

Mạch kiến thức kĩ năng

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu văn bản:

- Nhận biết các chi tiết, hình ảnh, nhân vật trong văn bản đọc.

- Nêu được nhận xét về chi tiết, hình ảnh, nhân vật trong văn bản.

- Nêu được bài học rút ra từ văn bản.

Số câu

Câu số

Số điểm

2

Kiến thức Tiếng Việt:

- Nhận biết danh từ

- Xếp các danh từ vào hai nhóm: danh từ chung và danh từ riêng.

- Xác định tác dụng của dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép.

- Nhận biết biện pháp nhân hóa trong câu văn, câu thơ.

- Biết sử dụng từ ngữ nhân hóa để đặt câu tả con vật, cây cối.

Số câu

Câu số

Số điểm

Tổng số

Số câu

Số điểm

MA TRẬN CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I

MÔN TIẾNG VIỆT (VIẾT) - LỚP 4 - NĂM HỌC: 2024 - 2025

TT

Mạch kiến thức kỹ năng

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Bài viết: Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong câu chuyện đã học (hoặc đã nghe, đã đọc).

Số câu

1

1

Số điểm

10

10

Tổng số điểm

10

3. Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 4 Cánh diều - Đề 2

3.1. Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 4

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Môn Tiếng Việt - Lớp 4. Năm học 2024 - 2025
Thời gian: 70 phút

I. Đọc và trả lời câu hỏi (5 điểm - 35 phút)

NGƯỜI ĂN XIN

Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!

Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. Tôi lục tìm hết túi nọ đến túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.

Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy.

Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:

- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. – Ông lão nói bằng giọng khản đặc.

Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của lão.

(Theo Tuốc-ghê- nhép)

Câu 1: (M1-0,5đ) Dáng vẻ của ông lão ăn xin được miêu tả như thế nào?

A. Đôi môi tái nhợt.
B. Đôi mắt đỏ đọc và giàn giụa nước mắt.
C. Người ăn xin già lọm khọm.
D. Áo quần tả tơi thảm hại.

Câu 2: (M1-0,5đ) Khi gặp cậu bé, ông lão có hành động gì?

A. Chìa bàn tay sưng húp bẩn thỉu, rên rỉ cầu xin cứu giúp.
B. Nhìn cậu bé chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm, nở nụ cười.
C. Cháu ơi, cháu có gì cho ông ăn với! Ông đói quá!
D. Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy cháu đã cho lão rồi.

Câu 3: (M2-1đ) Ông lão nói: "Như vậy là cháu đã cho lão rồi.", câu nói cho thấy điều gì?

Câu 4: (M3-1đ) Cậu bé đã nhận được gì từ ông lão ăn xin?

Câu 5: (M1-0,5đ) Đâu là danh từ?

A. bàn tay
B. nhìn
C. rên rỉ
D. tả tơi

Câu 6: (M1-1đ) Xếp các danh từ chiếc khăn, con người, quần áo, đồng hồ vào hai nhóm thích hợp

a) Danh từ chỉ người.

b) Danh từ chỉ vật.

Câu 7: (M2-0,5đ) Dấu gạch ngang trong trường hợp dưới đây có tác dụng gì?

Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:

- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

A. Đánh dấu lời nói của nhiều nhân vật.
B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật trong đối thoại.
C. Đánh dấu các đoạn trong một bài văn.
D. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

II. Viết (5 điểm - 35 phút)

Viết đoạn văn (10 - 12 câu) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thi Ca trong câu chuyện “Vệt phấn trên mặt bàn” đã học ở Bài 1.

3.2. Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 4

I. Đọc và trả lời câu hỏi (5 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm) C

Câu 2: (0,5 điểm) A

Câu 3: (1 điểm) Câu nói "Như vậy là cháu đã cho lão rồi." cho thấy ông lão đã thấu hiểu tấm lòng chân thành của cậu bé.

Câu 4: (1 điểm) Cậu bé đã nhận được từ ông lão lòng biết ơn và sự đồng cảm.

Câu 5: (0,5 điểm) A

Câu 6: (1 điểm) Xếp đúng mỗi từ được 0,25 điểm

a) Danh từ chỉ người: con người

b) Danh từ chỉ vật: chiếc khăn, quần áo, đồng hồ

Câu 7: (0,5 điểm) B

II. Viết (5 điểm)

Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm:

- HS viết được đoạn văn (10 - 12 câu) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thi Ca trong câu chuyện “Vệt phấn trên mặt bàn” đã học ở Bài 1.

- GV cho điểm thành phần như sau:

  • Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về đặc điểm (ngoại hình, tính cách,…) của nhân vật Thi Ca: 3đ
  • Chữ viết, chính tả: 0,75đ
  • Dùng từ, đặt câu: 0,75đ
  • Sáng tạo, nhiều hơn 12 câu: 0,5đ

3.3. Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 4

TT

Nội dung

Số câu và số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

- Nhận biết các chi tiết, hình ảnh, nhân vật trong văn bản đọc.

- Nêu được nhận xét về chi tiết, hình ảnh, nhân vật trong văn bản.

- Nêu được bài học rút ra từ văn bản.

S ố câu

2

1

1

2

2

Câu số

1, 2

3

4

Số điểm

1

1

1

1

2

- Nhận biết danh từ

- Xếp các danh từ vào hai nhóm: danh từ chỉ người và danh từ chỉ vật.

- Xác định tác dụng của dấu gạch ngang.

Số câu

1

1

1

2

1

Câu số

5

6

7

Số điểm

0,5

1

0,5

1

1

Số câu

3

1

1

1

1

4

3

Số điểm

1,5

1

0,5

1

1

2

3

2

Viết

Viết bài văn tả cây cối

5

TỔNG

10

......

>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 4 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Hoặc không cần đăng nhập và tải nhanh tài liệu Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 4 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều