Cấu trúc đề kiểm tra định kì lớp 4 năm 2024 - 2025 theo Thông tư 27 Hướng dẫn ra đề thi môn Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử - Địa lí, Công nghệ lớp 4
Cấu trúc đề kiểm tra định kì lớp 4 năm 2024 - 2025 theo Thông tư 27 là tài liệu hữu ích, hướng dẫn rất chi tiết cấu trúc bài kiểm tra, ma trận kiểm tra, cách ra đề thi giữa kì 1, học kì 1, giữa kì 2 và học kì 2 môn Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử - Địa lí, Công nghệ.
Qua đó, giúp thầy cô có thêm kinh nghiệm, nắm rõ quy định ra đề thi theo Thông tư 27 mới nhất, để nhanh chóng xây dựng đề thi cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Cấu trúc đề kiểm tra định kì lớp 4 năm 2024 - 2025 theo Thông tư 27
Hướng dẫn kiểm tra định kì môn Tiếng Việt lớp 4
Ma trận đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt 4
Ma trận đề kiểm tra định kì môn tiếng Việt - nội dung kiểm tra đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt tham khảo
Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu, số điểm | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng |
TN/TL | TN/TL | TN/TL | |||
Kiến thức tiếng Việt | Số câu | 2 TN | 1 TL | 1 TL | 4 câu |
Số điểm | 1 | 1 | 1 | 3 điểm | |
Đọc hiểu văn bản | Số câu | 4 TN | 2 TL | 1 TL | 7 câu |
Số điểm | 2 | 2 | 1 | 5 điểm | |
Tổng | Số câu | 6 TN | 3 TL | 2 TL | 11 câu |
Số điểm | 3 | 3 | 2 | 8 điểm |
Căn cứ vào yêu cầu cần đạt Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn đối với lớp 4 để xây dựng ma trận chi tiết:
Nội dung đánh giá | Yêu cầu cần đạt | Số câu | Hình thức | Mức | Điểm | ||||
TN | TL | 1 | 2 | 3 | |||||
Đọc hiểu | Văn bản văn học | Đọc hiểu nội dung (Căn cứ vào CTGDPT môn Ngữ văn) | |||||||
Đọc hiểu hình thức (Căn cứ vào CTGDPT môn Ngữ văn) | |||||||||
Liên hệ, so sánh, kết nối (Căn cứ vào CTGDPT môn Ngữ văn) | |||||||||
Văn bản thông tin | Đọc hiểu nội dung (Căn cứ vào CTGDPT môn Ngữ văn) | ||||||||
Đọc hiểu hình thức (Căn cứ vào CTGDPT môn Ngữ văn) | |||||||||
Liên hệ, so sánh, kết nối (Căn cứ vào CTGDPT môn Ngữ văn) | |||||||||
Kiến thức tiếng Việt | Từ vựng (Căn cứ vào CTGDPT môn Ngữ văn) | ||||||||
Ngữ pháp (Căn cứ vào CTGDPT môn Ngữ văn) | |||||||||
Hoạt động giao tiếp (Căn cứ vào CTGDPT môn Ngữ văn) | |||||||||
TỔNG |
|
|
|
|
|
|
|
Lưu ý:
- Thiết kế ma trận trước khi thiết kế đề kiểm tra, đánh giá định kì. Không làm ngược quy trình.
- Do yêu cầu cần đạt về đọc hiểu nội dung; đọc hiểu hình thức; liên hệ, so sánh, kết nối đối với mỗi thể loại văn bản khác nhau nên tuỳ thuộc vào thể loại văn bản được chọn để sử dụng nội dung chi tiết trong ma trận đề kiểm tra định kì đã thiết kế.
- Nếu có điều kiện, có thể làm ma trận riêng cho văn bản truyện, văn bản thơ, văn bản miêu tả và văn bản thông tin.
Cấu trúc bài kiểm tra định kì môn Tiếng Việt lớp 4
A. Bài kiểm tra đọc (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng (khoảng 2 điểm)
- Đọc thành tiếng 01 đoạn/ văn bản (chọn văn bản theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn), tránh sử dụng văn bản đã học. Gợi ý: Có thể chọn các đoạn văn bản có độ dài khoảng 70 - 80 tiếng (giữa và cuối học kì I), 80 - 90 tiếng (giữa và cuối học kì II) để kiểm tra đọc trong thời gian 01 phút.
- Trả lời 01 câu hỏi đọc hiểu văn bản đã đọc.
2. Đọc hiểu (khoảng 8 điểm)
- Chọn văn bản để thiết kế câu hỏi, bài tập đọc hiểu theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn về độ dài, thể loại, nội dung,... Tránh sử dụng văn bản đã học.
- Câu hỏi đọc hiểu văn bản (khoảng 5 điểm), gồm:
+ 4 câu hỏi trắc nghiệm
+ 3 câu hỏi tự luận
- Câu hỏi kiến thức tiếng Việt (khoảng 3 điểm), gồm:
+ 2 câu hỏi trắc nghiệm
+ 2 câu hỏi tự luận
B. Bài kiểm tra viết (10 điểm)
- Viết đoạn văn, văn bản theo một trong các yêu cầu cần đạt về kĩ năng viết đoạn văn, văn bản theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn đối với lớp 4.
- Tránh sử dụng các đề bài đã học.
Việc đánh giá kết quả bài kiểm tra định kì của học sinh phải căn cứ vào biểu điểm và hướng dẫn chấm đã được thống nhất trong tổ, khối chuyên môn, Ban Giám hiệu phê duyệt. Kết quả bài kiểm tra định kì có tính chất củng cố kết quả đánh giá quá trình.
Hướng dẫn kiểm tra định kì môn Toán lớp 4
- Căn cứ vào mạch kiến thức theo từng giai đoạn để xác định tỉ lệ phần trăm của các mạch kiến thức. Ví dụ: Giai đoạn cuối năm, mạch số và phép tính chiếm 75%, hình học đo lường chiếm 16%, một số yếu tố thống kê và xác suất chiếm 4%, hoạt động trải nghiệm chiếm 5%. Có thể linh hoạt lồng ghép các mạch kiến thức, đồng thời linh hoạt tăng giảm các tỉ lệ trong khoảng từ 5% - 10%. Đề kiểm tra cần đảm bảo yêu cầu cần đạt theo quy định tại CT GDPT môn Toán lớp 4.
- Hình thức kiểm tra kết hợp hai hình thức: trắc nghiệm khách quan và tự luận theo tỉ lệ 30% trắc nghiệm, 70% tự luận.
- Tỉ lệ giữa các mức độ: mức 1 khoảng 50%, mức 2 khoảng 30%, mức 3 khoảng 20%.
Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân; Trong biểu điểm chấm, có thể cho điểm lẻ đến 0.5.
- Khuyến khích thiết kế ma trận ngay từ đầu năm học cho các chặng theo các bước cơ bản như sau:
+ Liệt kê các chủ đề, nội dung cần kiểm tra;
+ Viết các yêu cầu cần đạt đối với mỗi cấp độ nhận thức tại thời điểm kiểm tra;
Tên nội dung, chủ đề, mạch kiến thức | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 |
Số và phép tính | |||
Hình học và đo lường | |||
Một số yếu tố thống kê và xác suất | |||
Hoạt động thực hành và trải nghiệm |
+ Quyết định phân phối tỉ lệ % điểm cho mỗi chủ đề, nội dung, mạch kiến thức; tỉ lệ phần trăm số câu và số điểm cho mỗi mức độ nhận thức. Chẳng hạn như ví dụ minh họa dưới đây:
Tên nội dung, chủ đề, mạch kiến thức | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | TỔNG CỘNG |
Số và phép tính | 4 câu 4đ | 2 câu 2đ | 1 câu 2đ | 8đ 80% |
Hình học và đo lường | 1 câu 0,5đ | 1 câu 1đ | 1,5đ 15% | |
Một số yếu tố thống kê và xác suất | 1 câu 0,5đ | 0,5đ 5% | ||
Hoạt động thực hành và trải nghiệm | Lồng ghép Số và phép tính | |||
Tổng số câu Tổng số điểm | 6 câu 5đ | 3 câu 3đ | 1 câu 2đ |
+ Tính tổng số điểm, tổng số câu hỏi cho mỗi cột và kiểm tra tỉ lệ phần trăm tổng số điểm phân phối cho mỗi cột. Chẳng hạn như ví dụ minh họa dưới đây:
Tên nội dung, chủ đề, mạch kiến thức | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | TỔNG CỘNG | ||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |
Số và phép tính | 2 câu 2đ | 2 câu 2đ | 2 câu 2đ | 1 câu 2đ | 2 câu 2đ | 5 câu 6đ | ||
Hình học và đo lường | 1 câu 0,5đ | 1 câu 1đ | 1 câu 0,5đ | 1 câu 1đ | ||||
Một số yếu tố thống kê và xác suất | 1 câu 0,5đ | 1 câu 0,5đ | ||||||
Tổng số câu Tổng số điểm | 6 câu 5đ | 3 câu 3đ | 1 câu 2đ | 4 câu 3đ | 6 câu 7đ |
+ Đánh giá, rà soát lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.
Hướng dẫn kiểm tra định kì môn Khoa học, Lịch sử - Địa lí
1. Hình thức đề kiểm tra
- Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức: câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan và câu hỏi dạng tự luận.
- Thực hiện soạn đề theo ma trận có 3 mức độ.
+ Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập; (50%)
+ Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự; (30%)
+ Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống. (20%)
- Số lượng câu hỏi không quá 10 câu cho mỗi bài kiểm tra.
2. Cấu trúc đề kiểm tra môn Khoa học và Lịch sử - Địa lí:
* Câu hỏi trắc nghiệm (6 điểm) khoảng 60% số lượng câu hỏi, có đủ các dạng bài tập (nhiều lựa chọn, chọn Đúng - Sai, điền khuyết - viết tiếp, đối chiếu cặp đôi,....)
- Câu hỏi tự luận (4 điểm) khoảng 40% số lượng câu hỏi.
* Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn:
- Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình;
- Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;
- Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể;
- Không nên trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa;
- Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh;
- Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với học sinh chưa nắm vững kiến thức;
- Mỗi phương án sai xây dựng dựa trên các lỗi nhận thức sai lệch của học sinh;
- Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra;
- Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn;
- Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất;
- Hạn chế đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng”.
* Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận
- Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình;
- Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;
- Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới;
- Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo;
- Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu cầu đó;
- Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh;
- Yêu cầu học sinh phải hiểu và vận dụng nhiều, nâng cao hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin.
* Gợi ý ma trận tham khảo:
Nội dung kiến thức | Số câu | Mức 1 (50%) | Mức 2 (30%) | Mức 3 (20%) | Tổng điểm 10 điểm | ||||
TN | TL/TH | TN | TL/TH | TN | TL/TH | TN | TL | ||
Số câu | 1 (Câu 1) | ||||||||
Số điểm | 1 | 1 | |||||||
Số câu | 1 (Câu 2) | ||||||||
Số điểm | 1 | 1 | |||||||
Số câu | 1 (Câu 3) | ||||||||
Số điểm | 1 | 1 | |||||||
Số câu | 1 (Câu 4) | ||||||||
Số điểm | 1 | 1 | |||||||
Số câu | 1 (Câu 5) | ||||||||
Số điểm | 1 | 1 | |||||||
Số câu | 1 (Câu 6) | 1 (Câu 9) | |||||||
Số điểm | 1 | 1 | 1 | 1 | |||||
Số câu | 1 (Câu 7) | ||||||||
Số điểm | 1 | 1 | |||||||
Số câu | 1 (Câu 8) | ||||||||
Số điểm | 1 | 1 | |||||||
Số câu | 1 (Câu 10) | ||||||||
Số điểm | 1 | 1 | |||||||
Tổng | Số câu | 4 | 1 | 2 | 1 |
| 2 | 6 | 4 |
Số điểm | 4 | 1 | 2 | 1 |
| 2 | 6 | 4 | |
| Tỉ lệ % | 40% | 10% | 20% | 10% |
| 20% | 60% | 40% |
|
| 50% | 30% | 20% | 10 điểm |
Ghi chú: Tỉ lệ mức độ nhận thức Mức 1 - Mức 2 - Mức 3: 50% - 30% - 20%
Tỉ lệ Trắc nghiệm - Tự luận: 60% - 40%
Hướng dẫn kiểm tra định kì môn Công nghệ
- Đối với lớp 3, 4: Cuối mỗi học kì, học sinh thực hiện bài kiểm tra định kì với ba mức độ theo hướng dẫn tại Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT (Mức 1: 50%, mức 2: 30%, mức 3: 20%). Bài kiểm tra định kì cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân. Bài kiểm tra bao gồm:
+ Các câu hỏi trắc nghiệm (tỉ lệ 50% số điểm);
+ Các câu hỏi tự luận hoặc sản phẩm dự án (tỉ lệ 50% số điểm).
Hướng dẫn chuyên môn nội dung giáo dục địa phương
1. Lồng ghép nội dung giáo dục địa phương đối với lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4
1.1. Những vấn đề chung
Riêng đối với lớp 4 cần chú trọng mạch nội dung giáo dục “Địa phương em”. Nội dung, thời lượng mạch nội dung “Địa phương em” được quy định tại Chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học. Mạch nội dung “Địa phương em” bao gồm hai chủ đề “Thiên nhiên và con người địa phương” và “Lịch sử và văn hóa truyền thống địa phương” với yêu cầu cần đạt như sau:
Nội dung | Yêu cầu cần đạt |
ĐỊA PHƯƠNG EM | |
Thiên nhiên và con người địa phương | - Xác định được vị trí địa lí của địa phương trên bản đồ Việt Nam. - Mô tả được một số nét chính về tự nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu,...) của địa phương có sử dụng lược đồ hoặc bản đồ. - Trình bày được một số hoạt động kinh tế ở địa phương. - Thể hiện được tình cảm với địa phương và sẵn sàng hành động bảo vệ môi trường xung quanh. |
Lịch sử và văn hóa truyền thống địa phương | - Mô tả được một số nét về văn hóa (ví dụ: nhà ở, phong tục, tập quán, lễ hội, trang phục, ẩm thực,...) của địa phương. - Lựa chọn và giới thiệu được ở mức độ đơn giản một món ăn, một loại trang phục hoặc một lễ hội tiêu biểu,... ở địa phương. - Kể lại câu chuyện về một trong số các danh nhân ở địa phương. |
- Thời lượng: 6% trong tổng thời lượng 70 tiết của Chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp 4.
- Việc tổ chức dạy học nội dung giáo dục “Địa phương em” là một yêu cầu bắt buộc để thực hiện Chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp 4, có vị trí tương đương các mạch nội dung khác của Chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 trong Chương trình GDPT 2018. Thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mạch nội dung “Địa phương em” thực hiện như các mạch nội dung khác trong Chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp 4.
1.2. Khung chương trình giảng dạy nội dung giáo dục địa phương lớp 1, 2, 3, lớp 4:
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - CẤP TIỂU HỌC
LỚP 4
TT | Chủ đề | Nội dung
| Yêu cầu cần đạt | Chương trình môn học |
1
| Địa lí | - Tìm hiểu về vị trí địa lí của Thành phố Hồ Chí Minh. - Khám phá những đặc điểm cơ bản về tự nhiên của Thành phố Hồ Chí Minh. - Khám phá một số hoạt động kinh tế tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh. | - Xác định được vị trí địa lí của Thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ hành chính. - Mô tả được một số nét chính về tự nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu, sông ngòi, biển, đất, sinh vật, khoáng sản) của Thành phố Hồ Chí Minh. - Trình bày được một số hoạt động kinh tế tiêu biểu ở Thành phố Hồ Chí Minh. - Thể hiện được tình cảm với địa phương và sẵn sàng hành động bảo vệ môi trường xung quanh. | Lịch sử và Địa lí 4: mạch nội dung Địa phương em, mục Thiên nhiên và con người địa phương. |
2
| Di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn Thành phố | - Tìm hiểu khái niệm, xếp hạng và phân loại di tích lịch sử - văn hoá ở Thành phố Hồ Chí Minh. - Khám phá một số di tích lịch sử - văn hoá ở Thành phố Hồ Chí Minh vào thời kì tiền sử, sơ sử, văn hoá Óc Eo và thời kì khai phá vùng đất phương Nam. - Khám phá một số di tích lịch sử - văn hoá ở Thành phố Hồ Chí Minh thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. | - Khái niệm, xếp hạng, phân loại di tích lịch sử - văn hoá. - Hệ thống di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (tính đến năm 2022). - Phân loại và giới thiệu các di tích lịch sử - văn hoá theo từng thời kì lịch sử trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | Lịch sử và Địa lí 4: mạch nội dung Địa phương em, mục Lịch sử và văn hoá truyền thống địa phương. |
3 | Lễ hội trên địa bàn Thành phố | - Tìm hiểu khái niệm, ý nghĩa của lễ hội. - Tìm hiểu một số lễ hội tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh. | - Nắm được khái niệm; hiểu được ý nghĩa của lễ hội trong cuộc sống. - Mô tả được những nét chính về một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của địa phương. | Lịch sử và Địa lí 4: mạch nội dung Địa phương em, mục Lịch sử và văn hoá truyền thống địa phương. |
4
| Đồng dao, dân ca, bài hát thiếu nhi và trò chơi dân gian địa phương | - Tìm hiểu về đồng dao. - Tìm hiểu về dân ca, bài hát thiếu nhi và trò chơi dân gian. | - Nắm được khái niệm về đồng dao, dân ca. - Biết được một số nội dung chính, thể, nhịp của đồng dao. - Kể được tên một số bài dân ca, bài hát thiếu nhi ở Thành phố Hồ Chí Minh. - Biết chơi một số trò chơi thiếu nhi gắn với bài đồng dao. | Tiếng Việt 4, Âm nhạc 4
|
5
| Sản phẩm thủ công mĩ nghệ địa phương | - Tìm hiểu làng nghề đúc lư đồng An Hội. - Tìm hiểu làng nghề đan lát Thái Mỹ. | - Bước đầu nhận biết và nêu được đặc điểm sản phâm thủ công mĩ nghệ địa phương. - Bước đầu cảm nhận được nét đẹp sản phẩm thủ công mĩ nghệ địa phương. - Nhớ địa danh, tên sản phẩm thủ công mĩ nghệ địa phương - Bước đầu biết làm sản phẩm thủ công đơn giản. | Mĩ thuật 4 |
6 | Một số nhân vật tiêu biểu ở Thành phố | - Tìm hiểu về anh hùng Nguyễn Văn Cừ. - Tìm hiểu về anh hùng Lê Thị Riêng. | - Kể được tên và đóng góp của những danh nhân đối với địa phương và đất nước. - Biết được những việc mà nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện để ghi nhớ công ơn của các danh nhân. - Thể hiện được lòng biết ơn bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi. | Lịch sử và Địa lí 4: mạch nội dung Địa phương em, mục Lịch sử và văn hoá truyền thống địa phương. |
7 | Ẩm thực ở Thành phố | - Tìm hiểu về món chè mâm. - Tìm hiểu về bánh mì chảo. | - Gọi tên, nhận biết được một số món ăn phổ biến ở Thành phố Hồ Chí Minh. - Mô tả được những đặc điểm cơ bản của một số món ăn đặc sản. - Biết giới thiệu với người thân và bạn bè về các món ăn phổ biến ở Thành phố Hồ Chí Minh. | Lịch sử và Địa lí 4: mạch nội dung Địa phương em, mục Lịch sử và văn hoá truyền thống địa phương. |
...
>> Tải file để tham khảo toàn bộ hướng dẫn!