Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 4 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo 16 Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 4 Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, LS - ĐL (Có đáp án, ma trận)
Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 4 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 gồm 16 đề thi môn Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh, Lịch sử - Địa lí, có đáp án kèm theo cho các em ôn tập, nắm chắc cấu trúc đề thi để ôn thi hiệu quả hơn.
Với 16 đề thi giữa kì 1 lớp 4 Chân trời sáng tạo, còn giúp thầy cô có thêm nhiều kinh nghiệm để xây dựng đề thi giữa học kì 1 năm 2024 - 2025 cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 4 sách Chân trời sáng tạo
1. Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 4 sách Chân trời sáng tạo
1.1. Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4
Trường Tiểu học................... | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 |
A. TIẾNG VIỆT (4 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản
Đọc đoạn văn sau:
MỘT VIỆC NHỎ THÔI
Một gia đình gồm hai vợ chồng và bốn đứa con nhỏ đi nghỉ mát ở một bãi biển vào dịp hè. Bọn trẻ rất thích tắm biển và xây những toà lâu đài trên cát. Bố mẹ chúng thuê một cái lều ngồi uống nước trên bờ, dõi nhìn các con vui đùa. Thế rồi, họ trông thấy một bà cụ nhỏ nhắn ăn mặc xuềnh xoàng, trên tay cầm một chiếc túi cũ đang tiến lại. Tóc bà đã bạc trắng, bị gió biển thổi tốc lên càng làm cho khuôn mặt nhăn nheo của bà thêm khó coi. Bà cụ lẩm bẩm, dáo dác nhìn rồi thỉnh thoảng lại cúi xuống nhặt những thứ gì đó trên bãi biển, bỏ vào cái túi.
Hai vợ chồng không hẹn mà cùng vội chạy ra gọi các con lại, căn dặn chúng phải tránh xa người đàn bà khả nghi kia. Dường như họ cố ý nói to cho bà nghe thấy để bà đi chỗ khác kiếm ăn.
Cụ già không biết có nghe thấy gì không giữa tiếng sóng biển ì ầm, chỉ thấy bà cứ từ từ tiến về phía họ. Thế rồi bà cụ dừng lại nhìn mấy đứa trẻ dễ thương đang ngơ ngác nhìn mình. Bà mỉm cười với họ nhưng không ai đáp lại mà giả vờ ngó lơ đi chỗ khác. Bà cụ lại lẳng lặng làm tiếp công việc khó hiểu của mình. Còn cả gia đình kia thì chẳng hứng thú tắm biển nữa, họ kéo nhau lên quán nước phía trên bãi biển.
Trò chuyện với những người trong quán. Hai vợ chồng hỏi bà cụ khả nghi kia là ai và họ… sững sờ: Bà cụ ấy là người dân ở đây, từng có một đứa cháu ngoại vì bán hàng rong trên bãi biển, vô tình giẫm phải một mảnh chai rồi bị nhiễm trùng sốt cao, đưa đi bệnh viện cấp cứu không kịp và đã chết không lâu vì bệnh uốn ván. Thương cháu đến ngẩn ngơ, từ dạo ấy, bà cứ lặng lẽ đi dọc bãi biển, tìm nhặt những mảnh chai, mảnh sắt hoặc hòn đá có cạnh sắc. Mọi người hỏi lí do thì bà cụ đáp mà đôi mắt ướt nhòe : “Ô, tôi chỉ làm một việc nhỏ thôi ấy mà, để các cháu bé có thể vui chơi trên bãi biển mà không bao giờ bị chết như đứa cháu đáng thương của tôi”.
Nghe xong câu chuyện, người chồng vội chạy ngay xuống bãi biển mong có thể nói một lời xin lỗi và một lời biết ơn chân thành, nhưng bà cụ đã đi xa rồi. Bóng bà chỉ còn là một chấm nhỏ trên bãi biển vắng người khi chiều đang xuống…
(Theo Internet Những câu chuyện cảm động – Diễn đàn làm cha mẹ)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Khi ngồi trên bãi biển, gia đình nọ đã nhìn thấy điều gì lạ?
a. Một cụ già đang lẩm bẩm, dáo dác nhìn rồi thỉnh thoảng lại cúi xuống nhặt những thứ gì đó trên bãi biển bỏ vào cái túi.
b. Bọn trẻ tắm biển và xây những toà lâu đài trên cát.
c. Một cụ già tóc bạc trắng như cước, khuôn mặt nhăn nheo dắt đứa cháu đi dạo trên bãi biển.
Câu 2. Những chi tiết nào mô tả thái độ coi thường, e ngại của gia đình đó đối với bà cụ ?
a. Quát bọn trẻ tránh xa cụ già và đuổi cụ già ra chỗ khác kiếm ăn.
b. Vội chạy ra gọi các con lại, căn dặn chúng phải tránh xa; cố ý nói to để bà cụ nghe thấy mà đi chỗ khác kiếm ăn.
c. Bà cụ mỉm cười với họ nhưng không ai đáp lại, chỉ giả vờ ngó lơ đi chỗ khác.
d. Chẳng hứng thú tắm biển nữa, kéo nhau lên quán nước phía trên bãi biển.
Câu 3. Điều gì về bà cụ khiến gia đình nọ ngạc nhiên, sững sờ?
a. Bà cụ từng có đứa cháu ngoại bị chết do đạp phải một mảnh chai khi bán hàng rong trên bãi biển.
b. Bà cụ là người dân ở đây. Việc nhặt những mảnh chai, mảnh sắt hoặc hòn đá có cạnh sắc là một thú vui của bà.
c. Từ khi đứa cháu chết vì giẫm phải mảnh chai trên bãi biển, bà cụ cứ lặng lẽ đi dọc bãi biển tìm nhặt những mảnh chai, mảnh sắt hoặc những hòn đá có cạnh sắc để các cháu bé có thể vui chơi mà không bao giờ bị chết như đứa cháu đáng thương của bà.
Câu 4. Em có suy nghĩ gì về việc làm của bà cụ?
a. Nó đem lại sự bình yên cho cuộc sống.
b. Bà cụ là tấm gương sống vì người khác. Việc làm của bà cụ tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa rất lớn.
c. Việc làm của bà cụ rất đáng được trả công.
d. Đó là một việc làm khó khăn, không phải ai cũng có thể làm được.
2. Luyện từ và câu
Câu 5. Em hãy gạch chân dưới các danh từ có trong đoạn thơ sau:
Những lời cô giáo giảng
Ấm trang vở thơm tho
Yêu thương em ngắm mãi
Những điểm mười cô cho.
(Trích Cô giáo lớp em)
Câu 6. a. (1,0 điểm) Em tìm và điền động từ vào ô trống dưới đây:
Khi mẹ vắng nhà, em .............. khoai
Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị .............. gạo
Khi mẹ vắng nhà, em .............. cơm
Khi mẹ vắng nhà, em .............. cỏ vườn.
b. (2,0 điểm) Em hãy viết tiếp vào chỗ trống để hoàn thành câu (yêu cầu có sử dụng ít nhất 1 động từ):
a. Vì trời mưa to nên...........................................................................................................
b. Nếu hôm qua không thức khuya đọc truyện thì..............................................................
B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Đề bài: Em hãy viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu
1.2. Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt 4
A. TIẾNG VIỆT: (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
a | b | c | b |
Câu 5: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm:
Những lời cô giáo giảng
Ấm trang vở thơm tho
Yêu thương em ngắm mãi
Những điểm mười cô cho.
Câu 6: a) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm:
Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai
Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo
Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm
Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ vườn.
b. Mỗi ý đúng được 1,0 điểm
(1) Vì trời mưa to nên chúng em được nghỉ học.
(2) Nếu hôm qua không thức khuya đọc truyện thì hôm nay em đã không dậy muộn.
B. LÀM VĂN: (4,0 điểm)
1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng
A. Mở bài (1 điểm)
Dẫn dắt được tới câu chuyện kể về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu mà em định kể trong bài.
B. Thân bài (2 điểm)
- Kể chi tiết câu chuyện, diễn biến, tình tiết câu chuyện ra sao. Có phần nào quan trọng nhất, phần nào em tâm đắc nhất.
- Bày tỏ cảm nghĩ của em về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu có ý nghĩ như thế nào và là tấm gương để mọi người noi theo.
C. Kết bài (1 điểm)
Nêu suy nghĩ, tình cảm của mình về câu chuyện, về những bài học, đức tính mà em học được qua câu chuyện đó.
2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết.
3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài.
4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…
* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.
1.3. Ma trận đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt 4
TRƯỜNG TH .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2024)
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 2 | 2 | 4 | 0 | 2,0 | ||||
Luyện từ và câu | 1 | 0,5 | 0,5 | 2 | 0 | 4,0 | |||
Luyện viết chính tả | 1 | 0 | 1 | 1,5 | |||||
Luyện viết bài văn | 1 | 0 | 1 | 2,5 | |||||
Tổng số câu TN/TL | 2 | 1 | 2 | 1,5 |
| 1,5 | 6 | 2 | 8 câu/10đ |
Điểm số | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 2,5 |
| 4,5 | 7,0 | 3,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 2,0 20% | 3,5 35% | 4,5 45% | 10,0 100% | 10,0 |
1.4. Bản đặc tả đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt 4
TRƯỜNG TH .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. TIẾNG VIỆT | ||||||
TỪ CÂU 1 – CÂU 4 |
| 4 |
|
| ||
1. Đọc hiểu văn bản
| Nhận biết
| - Xác định được hình ảnh, nhân vật có ý nghĩa trong bài. - Xác định được các chi tiết trong bài. | 2 |
| C1, 3 | |
Kết nối
| - Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài học. - Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc. | 1 |
| C2, 4 | ||
CÂU 5 – CÂU 6 | 2 |
|
|
| ||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Tìm được các danh từ trong câu. |
| 1 | C5 |
|
Kết nối | - Hiểu nghĩa và sử dụng được các động từ đã học. |
| 0,5 | C6.a |
| |
Vận dụng | - Đặt được câu đúng ngữ pháp, có sử dụng động từ. |
| 0,5 | C6.b |
| |
B. TẬP LÀM VĂN | ||||||
Luyện viết bài văn | Vận dụng | - Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài). - Kể lại được câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu. - Vận dụng được các kiến thức đã học về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu để nhận xét về câu chuyện đã kể - Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn. |
| 1 |
2. Đề thi giữa học kì 1 môn Toán 4 sách Chân trời sáng tạo
2.1. Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4
Trường Tiểu học:............ | ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ 1 Năm học: 2024 - 2025 Môn: Toán Thời gian: 40 phút |
Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Số lẻ nhỏ nhất có 4 chữ số là: (0,5 điểm)
A. 101
B. 999
C. 1001
D. 1000
Câu 2: Chọn đáp án đúng vào chỗ chấm: 763 + 154 = 154 + … (0,5 điểm)
A. 154
B. 763
C. 917
D. 609
Câu 3: Dãy số liệu nào dưới đây được viết theo thứ tự từ bé đến lớn: (1 điểm)
A. 16 642; 16 624; 16 743; 16 742
B. 16 624; 16 642; 16 742; 16 743
C. 16 742; 16 624; 16 642; 16 743
D. 16 642; 16 624; 16 742; 16 743
Câu 4: Kết quả của phép tính 25 x 4 + 75 x 4 là: (1 điểm)
A. 50
B. 75
C. 4000
D. 400
Câu 5: Giá trị của biểu thức a x b x c nếu a = 12; b = 4; c = 2 là: (1 điểm)
A. 96
B. 50
C. 72
D. 32
Câu 6: Quan sát biểu đồ cột sau: Hãy viết vào chỗ chấm: (1 điểm)
a): Trong tháng 8 năm 2021 khu vực này đã được hỗ trợ gạo……lần
Lần 1:………kg; Lần 2…….…kg
Lần 3:………kg; Lần 4…….…kg
b) Khối lượng gạo hỗ trợ nhiều nhất là lần:…………….. ; Khối lượng gạo hỗ trợ ít nhất là: ………
Câu 7: Đặt tính rồi tính: (2 điểm)
a) 54 124 + 14 526
………………………..
………………………..
………………………..
c) 5 982 × 5
………………………..
………………………..
………………………..
b) 74 624 – 17 632
………………………..
………………………..
………………………..
d) 35 854 : 7
………………………..
………………………..
………………………..
Câu 8: Có 20 cái bánh đựng trong 5 giỏ. Hỏi 7 giỏ như thế đựng được bao nhiêu quả trứng ? (biết số quả trong mỗi giỏ bằng nhau). (1 điểm)
A. 40 quả
B. 56 quả
C. 25 quả
D. 28 quả
Câu 9: Mẹ mua 4 hộp sữa và 2 kg đường. Mỗi hộp sữa có giá 8000 đồng, 1kg đường có giá 22 000 đồng. Hỏi mẹ đã mua cả sữa và đường hết hết bao nhiêu tiền. (2 điểm)
2.2. Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Toán 4
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 8 |
C 0,5 điểm | B 0,5 điểm | B 1 điểm | D 1 điểm | A 1 điểm | D 1 điểm |
Câu 6: Quan sát biểu đồ cột sau: Hãy viết vào chỗ chấm: (1 điểm)
a): Trong tháng 8 năm 2021 khu vực này đã được hỗ trợ gạo 4 lần Lần 1: 10 000 kg; Lần 2: 12 000kg Lần 3: 9 000 kg; Lần 4: 11 000kg b) Khối lượng gạo hỗ trợ nhiều nhất là: 12 000 kg ;Khối lượng gạo hỗ trợ ít nhất là: 9 000 kg |
Câu 7: Đặt tính rồi tính: (2 điểm) Mỗi ý a, b, c, d đúng 0,5 điểm
a) 68 650;
b) 56 992;
c) 29 910;
d) 5122
Câu 9: (2 điểm)
Bài giải
Mẹ mua 4 hộp sữa hết số tiền là: (0,25đ)
8 000 × 4 = 32 000 (đồng) (0,25đ)
Mẹ mua 2 kg đường hết số tiền là: (0,25đ)
22 000 × 2 = 44 000 (đồng) (0,25đ)
Mẹ đã mua cả sữa và đường hết số tiền là: (0,25đ)
32 000 + 44 000 = 76 000 (đồng) (0,5đ)
Đáp số: 76 000 đồng (0,25đ)
2.3. Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Toán 4
Mạch kiến thức, kĩ năng | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||||
- Số chẵn, số lẻ - Tích chất kết hợp và giao hoán của phép cộng - Dãy số liệu. - Biểu thức có chưa chữ | Số câu | 5 | 5 |
| ||||||||
Câu số
| 1,2,3,4,5 |
|
| |||||||||
Số điểm | 4đ | 4đ |
| |||||||||
- Biểu đồ. - Thực hiện 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia | Số câu | 1 | 1 | 1 | 1 | |||||||
Câu số
| 6 | 7 |
|
| ||||||||
Số điểm | 1đ | 2đ | 1đ | 2đ | ||||||||
- Bài toán liên quan đến rút về đơn vị. - Bài toán giải bằng ba bước tính. | Số câu | 1 | 1 | 1 | 1 | |||||||
Câu số
| 8 | 9 |
|
| ||||||||
Số điểm | 1đ | 2đ | 1đ |
2đ | ||||||||
Tổng số
| Số câu | 6 |
| 1 | 1 |
| 1 | 7 | 2 | |||
Số điểm | 5đ |
| 1đ | 2đ |
| 2đ | 6đ | 4đ |
3. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 4 Chân trời sáng tạo - Đề 1
3.1. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 4
TRƯỜNG TIỂU HỌC…………... PHÒNG GD & ĐT ………………. | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO NĂM HỌC: 2024 - 2025 Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề) |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,5 điểm). Hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định được gọi là:
A. Sơ đồ.
B. Bản đồ.
C. Lược đồ.
D. Ảnh thu nhỏ.
Câu 2 (0,5 điểm). Lễ hội nào được người Mông vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tổ chức vào đầu năm là:
A. Lễ hội Gầu Tào.
B. Lễ hội Lồng Tồng.
C. Lễ hội Khao lề thế lính.
D. Lễ hội hoa tam giác mạch.
Câu 3 (0,5 điểm). Đặc điểm địa hình không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A. Địa hình chủ yếu là đồi núi.
B. Địa hình có nhiều dãy núi lớn.
C. Địa hình chủ yếu là các cao nguyên và vùng đồi núi thấp.
D. Có đỉnh Phan-xi-păng cao 3143m, dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ nhất cả nước.
Câu 4 (0,5 điểm). Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có các nguồn khoáng sản là:
A. Nguồn tài nguyên khoáng sản ít ỏi, không đa dạng.
B. Trữ lượng vừa và nhỏ bao gồm than đá, kẽm, đồng, các chất phi kim...
C. Rất đa dạng bao gồm than, sắt, a-pa-tít, đá vôi...
D. Nguồn khoáng sản lớn nhất cả nước bao gồm than đá, dầu khí, khi tự nhiên...
Câu 5 (0,5 điểm). Khi tìm hiểu về vị trí địa lí của địa phương em, em có thể tự đặt ra những câu hỏi nào?
A. Xác định vị trí của tỉnh, thành phố em đang sinh sống trên bản đồ. Tiếp giáp với những tỉnh, thành phố, vùng biển, quốc gia nào (nếu có)?
B. Tên núi, dãy núi, cao nguyên (nếu có) là gì? Nằm ở đâu?
C. Có những mùa nào? Đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa như thế nào?
D. Có những sông, hồ nào? Các sông, hồ nằm ở đâu?
Câu 6 (0,5 điểm). Chọn ý không đúng khi nói về các dân tộc sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
A. Có nhiều dân tộc cùng sinh sống như: Kinh, Mông, Dao, Tày, Thái, Mường, Nùng,…
B. Các dân tộc đều có nét tập tục và trang phục khác nhau tạo nên sự đa dạng văn hóa.
C. Có dân tộc sống sống cả ở vùng miền núi và khu vực trung du.
D. Các dân tộc sử dụng chung một ngôn ngữ để thuận lợi trong giao tiếp hàng ngày.
Câu 7 (0,5 điểm). Hình ảnh dưới đây nói về dân tộc nào ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Thái.
B. Tày.
C. Mông.
D. Nùng.
Câu 8 (0,5 điểm). Đâu không phải là một trong những đặc điểm của chợ phiên vùng cao?
A. Họp vào những ngày nhất định.
B. Các mặt hàng thường là các sản phẩm địa phương.
C. Các món ăn đặc trưng được bày bán rộng rãi như thắng cố, cơm lam...
D. Các sản phẩm bày bán đều phải là các mặt hàng đặc trưng của dân tộc đó.
Câu 9 (0,5 điểm). Khi giới thiệu về trang phục tiêu biểu của địa phương em, em nên tập trung viết về điều gì?
A. Tên trang phục, một số nét nổi bật của trang phục, cảm nghĩ về trang phục.
B. Nhận xét, đánh giá về những mặt hạn chế của trang phục.
C. Cách để tạo ra bộ trang phục của địa phương.
D. Cách bảo quản và sử dụng của bộ trang phục.
Câu 10 (0,5 điểm). Đặc điểm sông ngòi ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tạo điều kiện cho hoạt động:
A. Nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
B. Phát triển du lịch thám hiểm.
C. Xây dựng nhà máy thủy điện.
D. Khai thác cát.
Câu 11 (0,5 điểm). Khu di tích Đền Hùng thuộc địa phận tỉnh:
A. Phú Thọ.
B. Vĩnh Phúc.
C. Yên Bái.
D. Lào Cai.
Câu 12 (0,5 điểm). Hình ảnh dưới đây mô tả nội dung gì?
A. Múa xòe cộng đồng của người Thái.
B. Thi hát đối đáp giao duyên của người Tày.
C. Múa khăn kết hợp thi hát đối đáp giao duyên của người Mường.
D. Biểu diễn nhảy sạp trong lễ hội Gầu Tào của người Nùng.
Câu 13 (0,5 điểm). Đâu không phải là nghi lễ truyền thống của lễ giỗ tổ Hùng Vương?
A. Lễ múa rồng.
B. Lễ rước kiệu.
C. Lễ dâng hương.
D. Lễ dâng lễ vật.
Câu 14 (0,5 điểm). Loại hình múa truyền thống ở vùng núi phía Bắc là:
A. Múa lân.
B. Múa rối nước.
C. Múa Khmer.
D. Múa xòe Thái.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Quan sát hình lược đồ và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Cho biết những tỉnh có mật độ dân số trên 200 người/km2.
b. Nhận xét về sự phân bố dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 2 (1,0 điểm). Theo em, truyền thuyết dưới thời kì Hùng Vương thể hiện nội dung gì?
3.2. Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 4
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
Đáp án | B | A | C | C | A | D | C |
Câu hỏi | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 |
Đáp án | D | A | C | A | A | A | D |
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2,0 điểm) | - Những tỉnh có mật độ dân số trên 200 người/km2 là Phú Thọ , Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh. - Nhận xét về sự phân bố dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. + Là nơi sinh sống của một số dân tộc như: Kinh, Mường, Thái, Dao, Mông, Tày, Nùng,... + Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích rộng nhưng ít dân nên đây là vùng dân cư thưa thớt. + Dân cư trong vùng phân bố không đồng đều giữa các tỉnh, giữa khu vực miền núi và khu vực trung du. | 1,0 điểm
1,0 điểm
|
Câu 2 (1,0 điểm) | Truyền thuyết con Rồng cháu Tiên có ý nghĩa: - Là sự lí giải cho nguồn gốc của người Việt Nam, các hiện tượng tự nhiên,... - Thể hiện niềm tự hào dân tộc, sự đoàn kết, thống nhất, tinh thần “uống nước nhớ nguồn” từ xa xưa của cộng đồng người Việt đồng thời còn thể hiện lòng biết ơn dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng. | 0,5 điểm
0,5 điểm |
3.3. Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 4
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu
| Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
MỞ ĐẦU | |||||||||
Bài 1. Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí | 1 | 1 | 0 | 0,5 | |||||
CHỦ ĐỀ 1: ĐỊA PHƯƠNG EM (TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG) | |||||||||
Bài 2. Thiên nhiên và con ở địa phương em | 1 | 1 | 0 | 0,5 | |||||
Bài 3. Lịch sử và văn hóa truyền thống địa phương em | 1 | 1 | 0 | 0,5 | |||||
CHỦ ĐỀ 2: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ | |||||||||
Bài 4. Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ | 1 | 1 | 2 | 0 | 1,0 | ||||
Bài 5. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ | 1 | 1 | 1 | 1 | 3 | 1 | 3,5 | ||
Bài 6. Một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ | 2 | 1 | 1 | 4 | 0 | 2,0 | |||
Bài 7. Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương | 1 | 1 | 1 | 2 | 1 | 2,0 | |||
Tổng số câu TN/TL | 8 | 1 | 4 | 1 | 2 | 0 | 14 | 2 | 10,0 |
Điểm số | 4,0 | 2,0 | 2,0 | 1,0 | 1,0 | 0 | 7,0 | 3,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 6,0 60% | 3,0 30% | 1,0 10% | 10,0 100% | 10,0 100% |
3.4. Bản đặc tả đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 4
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN
| TL | |||
MỞ ĐẦU | 1 | 0 | ||||
1. Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí | Nhận biết | Nhận biết được hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định được gọi là bản đồ | 1 | C1 | ||
Kết nối | ||||||
Vận dụng | ||||||
ĐỊA PHƯƠNG EM (TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG) | 2 | 0 | ||||
2. Thiên nhiên và con người ở địa phương em | Nhận biết | Nhận biết được câu hỏi có thể đặt ra khi tìm hiểu về vị trí địa lí ở địa phương em. | 1 | C5 | ||
Kết nối | ||||||
Vận dụng | ||||||
3. Lịch sử và văn hóa truyền thống địa phương em | Nhận biết | Nhận biết được nội dung có thể giới thiệu khi nói về trang phục tiêu biểu của địa phương em. | 1 | C9 | ||
Kết nối | ||||||
Vận dụng | ||||||
TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ | 11 | 2 | ||||
4. Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ | Nhận biết | Nhận biết được các loại khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. | 1 | C4 | ||
Kết nối | Nêu được đặc điểm địa hình không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. | 1 | C3 | |||
Vận dụng | ||||||
5. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ | Nhận biết | - Nhận biết được cách thức khai thác tự nhiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Nêu các tỉnh có mật độ dân số trên 200 người/km2 đồng thời nhận xét về sự phân bố dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. | 1 | 1 | C10 | C1 |
Kết nối | Chọn được ý không đúng khi nói về dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. | 1 | C6 | |||
Vận dụng | Kể được tên dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có trong hình ảnh minh họa. | 1 | C7 | |||
6. Một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ | Nhận biết | - Nhận biết được Gầu Tào là lễ hội truyền thống của người Mông, được tổ chức vào đầu năm, tại nơi bằng phẳng, rộng rãi. - Nhận biết được loại hình múa truyền thống ở vùng núi phía Bắc. | 2 | C2, C14 | ||
Kết nối | Nêu được câu không phải đặc điểm của chợ phiên vùng cao. | 1 | C8 | |||
Vận dụng | Mô tả được nội dung hình ảnh minh họa. | 1 | C12 | |||
7. Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương | Nhận biết | Nhận biết được vị trí địa lí của khu di tích đền Hùng | 1 | C11 | ||
Kết nối | - Nêu được nghi lễ không có trong lễ giỗ Tổ Hùng Vương. - Nêu được ý nghĩa của các truyền thuyết dưới thời Vua Hùng. | 1 | 1 | C13 | C2 | |
Vận dụng |
4. Đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh lớp 4 - Family and Friends
1. Read and match.
2. Make the sentences into questions.
1. You would like chicken.
Would you like chicken?
2. He would like pizza.
___________________________________________?
3. She would like noodles.
___________________________________________?
4. They would like milk.
___________________________________________?
5. I would like a bubble tea.
___________________________________________?
6. He would like fries.
___________________________________________?
3. Write.
1. pizza/ noodles
She likes pizza. She doesn’t like noodles.
2. chicken/ sandwiches
____________________________________________________.
3. fries/ pizza
____________________________________________________.
4. bubble tea/ water
____________________________________________________.
5. noodles/ sticky rice
____________________________________________________.
6. banana/ orange juice
___________________________________________________.
4. True (T) or False (F).
I'm Antonia. I'm eight.
Look! It’s my family. This is my grandma. Her name is Maria. This is my grandpa, too. His name is Pavlos. My brother is Alex. He's ten. He has short blonde hair. My mum's name is Athina. My dad's name is Steven.
Simon is my uncle. He's my dad's brother. Clare is my aunt. John is my cousin. He has blue eyes. He's eight, too! His favorite color is green.
I have a great family!
ĐÁP ÁN
1.
1. d | 2. e | 3. a | 4. f | 5. b | 6. c |
2.
1. Would you like chicken?
2. Would he like pizza?
3. Would she like noodles?
4. Would they like milk?
5. Would you like a bubble tea?
6. Would he like fries?
3.
1. She likes pizza. She doesn’t like noodles.
2. He likes chicken. He doesn’t like sandwiches.
3. She likes fries. She doesn’t like pizza.
4. She likes a bubble tea. She doesn’t like water.
5. He likes noodles. He doesn’t like sticky rice.
6. He likes a banana. He doesn’t like orange juice.
4.
1. T | 2. T | 3. F | 4. F | 5. T | 6. T | 7. F |