Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 7 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập giữa kì 1 Toán 7 năm 2024 - 2025
Đề cương ôn tập giữa kì 1 môn Toán 7 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 bao gồm tóm tắt kiến thức lý thuyết kèm theo một số dạng bài tập trọng tâm và ma trận đề thi. Nội dung ôn tập giữa kì 1 Toán 7 được biên tập một cách logic và khoa học. Qua đó giúp các em học sinh lớp 7 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình giữa kì 1, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả.
Đề cương giữa kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo còn giúp giáo viên khái quát được nội dung ôn tập và nâng cao được hiệu quả ôn tập cho học sinh, tránh được tình trạng ôn tập cục bộ hoặc tràn lan. Vậy dưới đây là toàn bộ Đề cương ôn tập Toán 7 giữa kì 1 Chân trời sáng tạo mời các bạn cùng theo dõi nhé. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập giữa kì 1 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo.
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo
A. Lý thuyết giữa kì 1 Toán 7
I - ĐẠI SỐ:
1. Số hữu tỉ: Là số viết được dưới dạng \(\frac{a}{b}\) với \(a, b \in Z, b \neq 0\). Tập hợp các số hữu ti được kí hiệu là Q
2. Số vô tỉ:
* Căn bậc hai số học của số a không âm là số x không âm sao cho \(x^2=a\). Ta dùng kí hiệu \(\sqrt{a}\) để chi căn bậc hai số học của số a
Ví dụ: \(\sqrt{4}=2 ; \sqrt{100}=10 ; \sqrt{0}=0\)
* Một số không âm a có đúng một căn bậc hai số học.
Chú ý:
* Số âm không có căn bậc hai số học.
* Ta có \(\sqrt{a} \geq 0\) với mọi số không âm.
* Với mọi số không âm a, ta luôn có (\(\sqrt{a})^2=a\).
Ví dụ:\((\sqrt{3})^2=3\)
3. Lũy thừa bậc n của một số hữu tỉ x, kí hiệu x^n, là tích của n thừa số x.
\(x^n=\underset{\substack{n \\ n \text { ithus ino }}}{x . x .} x(x \in Q, n \in N, n>1)\)
Quy ước: \(x^1=x ; x^0=1(x \neq 0)\)
* Khi viết số hữu tỉ x dưới dạng \(\frac{a}{b}\) với \(a, b \in Z, b \neq 0\), ta có: \(\left(\frac{a}{b}\right)^n=\frac{a^n}{b^n}\)
4. Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng hai số mũ.
\(x^{\mathrm{m}} \cdot x^n=x^{\mathrm{m}+\mathrm{n}}\)
5. Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số khác 0 , ta giữ nguyên cơ số và lấy số mũ của lũy thừa bị trù đi số mũ của lũy thừa chia.
\(x^m: x^n=x^{m-n}(x \neq 0 ; \mathrm{m} \geq \mathrm{n})\)
6. Khi tính lũy thừa của một lũy thừa, ta giữ nguyên cơ số và nhân hai số mũ.
\(\left(x^m\right)^n=x^{m \cdot n}\)
7. Khi bỏ dấu ngoặc, nếu đằng trước dấu ngoặc:
* Có dấu "+ "thì vẫn giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc.
x+(y+z-t)=x+y+z-t
* Có dấu "-" thì phải đổi dấu tất cả của các số hạng trong ngoặc.
x-(y+z-t)=x-y-z+t
8. Khi chuyển một số hạng tử vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu số hạng đó. Với mọi \(x, y, z \in Q: x+y=z \Rightarrow x=z-y\)
II- HÌNH HỌC
1. Công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật.
.............
ĐỀ THAM KHẢO
Bài 1 (0,5 điểm). Trong các số sau, số nào là số hữu ti??
\(\frac{23}{4} ; \sqrt{3} ;-\frac{27}{7} ; 0\)
Bài 2 (2,25 điểm). Thực hiện từng bước các phép tính:
\(a) \frac{-3}{5}+\frac{-2}{5}\)
\(b) \frac{12}{5} \cdot \frac{3}{4}\)
\(c) \sqrt{25}\)
\(d) \frac{11}{15}:\left(\frac{1}{10}-\frac{1}{5}\right)^2\)
Bài 3 (1,75 điểm). Tính nhanh:
\(a) \frac{1}{7} \cdot \frac{-3}{8}+\frac{-13}{8} \cdot \frac{1}{7}\)
\(b) \left(\frac{1}{117}-\frac{4}{123}\right)-\left(\frac{118}{117}-\frac{1}{2}+\frac{119}{123}\right)\)
Bài 4 (1 điểm). Tìm x, biết: \(\frac{1}{3}: x-\frac{1}{2}=-\frac{3}{8}\)
Bài 5 (2,5 điểm). Một tiệm cơ khí cần mua khối kim loại bằng đồng có hình lăng trụ đứng tam giác như hình vẽ sau:
a) Hãy tính diện tích xung quanh và thể tích của khối kim loại.
b) Biết 1 dm3 đồng nặng 8 kg, giá 1 kg đồng là 280000 đồng. Tính số tiền chủ tiệm cơ khí cần trả để mua khối kim loại đồng trên.
................
C. Ma trận đề thi giữa kì 1 Toán 7
Mức độ Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao |
Tổng | ||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1. Các phép toán trên tập hợp số hữu tỉ. Căn bậc hai số học. | - Xác định số hữu tỉ, số vố vô tỉ. - Thực hiện được các phép toán trong Q | - Thực hiện được dãy phép tính: cộng, trừ, nhân, chia, lũy thừa trong tập hợp số hữu tỉ. |
Dùng lũy thừa để so sánh, tìm số chưa biết |
- Tính được giá trị (đúng hoặc gần đúng) căn bậc hai số học của một số nguyên dương. | -Vận dụng các tính chất các phép tính để tính hợp lý | ||||||||
Số câu | 4 | 2 | 1 | 7 | |||||
Số điểm | 2,0 | 1,5 | 0,5 | 4,0 | |||||
Tỉ lệ | 20% | 15% | 5% | 40% | |||||
2. Quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế | -Vận dụng quy tắc dấu ngoặc để tính hợp lí. - Vận dụng quy tắc chuyển vế để tìm x | ||||||||
Số câu | 2 | 2 | |||||||
Số điểm | 2,0 | 2,0 | |||||||
Tỉ lệ | 20% | 20% | |||||||
3. Các hình khối trong thực tiễn. | - Cho hình vẽ, tính diện tích xung quanh và thể tích. | -Vận dụng công thức tính diện tích, thể tích vào bài toán thực tế. |
. | ||||||
Số câu | 1 | 1 | 2 | ||||||
Số điểm | 1,5 | 1,0 | 2,5 | ||||||
Tỉ lệ | 15% | 10% | 25% | ||||||
4. Góc ở vị trí đặc biệt, tia phân giác | -Cho hình vẽ, tính góc. - Vẽ được tia phân giác của một góc cho trước. | ||||||||
Số câu | 2 | 2 | |||||||
Số điểm | 1,5 | 1,5 | |||||||
Tỉ lệ | 15% | 15% | |||||||
Tổng số câu | 7 | 5 | 1 | 13 | |||||
Tổng số điểm | 5,0 | 4,5 | 0,5 | 10,0 | |||||
Tỉ lệ | 50% | 45% | 5% | 100% |
..........
Tải file về để xem trọn bộ đề cương giữa kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo