Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 7 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (10 môn) 67 Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 7 (Có ma trận, đáp án)

TOP 67 Đề thi giữa kì 1 lớp 7 Kết nối tri thức năm 2024 - 2025 có đáp án, bản đặc tả và ma trận đề thi giữa kì 1 theo chương trình mới. Thông qua tài liệu này giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng đề thi giữa kì 1 cho học sinh của mình.

Với 67 đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 7 Kết nối tri thức gồm các môn: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Khoa học tự nhiên, Hoạt động trải nghiệm, Công nghệ, Tin học, Giáo dục địa phương, GDCD...  được biên soạn rất đa dạng với mức độ câu hỏi khác nhau. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 7 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ 67 đề thi giữa kì 1 lớp 7 năm 2024 - 2025 mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm ma trận đề thi giữa kì 1 lớp 7 sách Kết nối tri thức.

TOP 67 đề thi giữa kì 1 lớp 7 Kết nối tri thức năm 2024 - 2025

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức - Đề 1

Đề thi giữa kì 1 Văn 7

PHẦN I: Đọc – hiểu (6 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

MẦM NON

Dưới vỏ một cành bàng
Còn một vài lá đỏ
Một mầm non nho nhỏ
Còn nằm nép lặng im

Mầm non mắt lim dim
Cố nhìn qua kẽ lá
Thấy mây bay hối hả
Thấy lất phất mưa phùn"

Chợt một tiếng chim kêu:
- Chíp chiu chiu! Xuân đến!
Tức thì trăm ngọn suối
Nổi róc rách reo mừng
Tức thì ngàn chim muông
Nổi hát ca vang dậy

Mầm non vừa nghe thấy
Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giữa trời
Khoác áo màu xanh biếc...

(Nguồn:Tuyển tập Võ Quảng, NXB Văn học, 1998)

Câu 1. Bài thơ “ Mầm non” của Võ Quảng được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ bốn chữ
B. Thơ lục bát
C. Thơ năm chữ
D. Thơ tứ tuyệt

Câu 2. Phương án nào nêu đúng nhất các yếu tố được sử dụng kết hợp trong bài thơ?

A. Biểu cảm, tự sự, miêu tả
B. Biểu cảm, tự sự
C.Biểu cảm, miêu tả
D. Biểu cảm, miêu tả, nghị luận

Câu 3. Trong các từ sau, đâu không phải là từ láy?

A. Nho nhỏ
B. Róc rách
C. Hối hả
D. Nằm nép

Câu 4. Bài thơ Mầm non được ngắt nhịp theo cách nào?

A. Nhịp 1/2/2 và 2/3
B. Nhịp 1/4 và 2/2/1
C. Nhịp 2/3 và 3/2
D. Nhịp 3/2 và 1/4

Câu 5. Bài thơ viết về điều gì?

A. Sự háo hức của mầm non khi được hòa mình với khung cảnh thiên nhiên mùa xuân tươi vui rộn ràng.
B. Sự ra đời của một mầm non khi mùa xuân đến giữa một khung cảnh thiên nhiên, đất trời bên ngoài kẽ lá vô cùng sinh động.
C. Vẻ đẹp tràn đầy sức sống của thiên nhiên, đất trời khi mùa xuân đến.
D. Khung cảnh thiên nhiên, đất trời, cảnh vật trước và sau khi mùa xuân đến.

Câu 6: Em hiểu như thế nào nghĩa từ "hối hả" trong dòng thơ: “Thấy mây bay hối hả?”

A. Mừng vui phấn khởi vì được như ý
B. Vất vả vì dốc hết sức để làm cho thật nhanh
C. Tất bật, không để ý gì đến xung quanh
D. Rất vội vã, muốn làm gì đó cho thật nhanh

Câu 7. Em hãy cho biết nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân về?

A. Nhờ những chú chim én báo hiệu mùa xuân về.
B. Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân.
C. Nhờ sự im ắng của mọi vật trong mùa xuân.
D. Nhờ màu sắc tươi tắn của cỏ cây, hoa lá trong mùa xuân.

Câu 8: Hãy chỉ ra những biện pháp tu từ và nêu tác dụng của chúng trong các dòng thơ:

“Tức thì trăm ngọn suối
Nổi róc rách reo mừng
Tức thì ngàn chim muông
Nổi hát ca vang dậy”

Câu 9. Trong đoạn thơ trên em thích câu thơ/ đoạn thơ nào nhất? Vì sao?

Câu 10. Từ bài thơ trên, em nhận thấy mình cần phải làm gì để giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên tươi đẹp nơi mình sinh sống? (viết từ 3 đến 5 dòng)

II – VIẾT (4 ĐIỂM)

Viết đoạn văn khoảng 300 chữ ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ “Mầm non” của nhà thơ Võ Quảng.

Đáp án đề thi giữa kì 1 Văn 7

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

C

0,5

2

A

0,5

3

D

0,5

4

C

0,5

5

B (A)

0,5

6

D

0,5

7

B

0,5

8

- Chỉ ra biện phép tu từ nhân hóa, điệp ngữ

- Nêu được tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa, điệp ngữ

0,5

0,5

9

- HS trả lời được câu thơ/đoạn thơ thơ mình thích: 0,25đ

- HS trả lời được vì sao mình thích 0,75đ

Em thích câu thơ, khổ thơ ấy vì câu thơ/khổ thơ ấy sử dụng biện pháp tu từ gì đặc sắc? Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ độc đáo trong việc diễn đạt ý thơ. Cảm xúc của em khi được thưởng thức những vần thơ ấy như thế nào?

(Tùy vào câu trả lời của HS, GV cho điểm)

1,0

10

Học sinh nêu được việc làm hợp lý để giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên. (Nêu được 1 ý đúng 0,25đ)

0,5

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo bố cục của đoạn văn biểu cảm về một bài thơ: MĐ, TĐ, KĐ.

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Biểu cảm về một bài thơ

0,25

c. Bài viết đảm bảo theo yêu cầu

- Mở đoạn: Dẫn dắt, giới thiệu tác phẩm và cảm xúc chung về bài thơ

- Thân đoạn:

+ Chia sẻ cảm xúc ấn tượng về nội dung bài thơ (Em thích đề tài, nội dung ấy vì sao?)

+ Chia sẻ cảm xúc về ấn tượng trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật độc đáo của tác giả: thể thơ, vần nhịp, hình ảnh, giọng thơ, từ ngữ đặc sắc, biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ… (Em thích câu thơ, khổ thơ nào nhất? Câu thơ ấy sử dụng biện pháp tu từ gì đặc sắc? Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ độc đáo trong việc diễn đạt ý thơ. Cảm xúc của em khi được thưởng thức những vần thơ ấy?)

+ Chia sẻ cảm xúc về ý nghĩa bài thơ đối với con người và cuộc sống.

- Kết đoạn:

Khẳng định lại cảm xúc của em về bài thơ và rút ra bài học cho bản thân.

- Trình bày đúng hình thức đoạn văn. Viết đoạn đảm bảo các yêu cầu theo dàn ý. Khi viết cần sử dụng các từ ngữ bộc lộ cảm xúc trực tiếp hoặc gián tiếp một cách sinh động…

0,5

0,5

2,0

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục.

0,25

Ma trận đề thi giữa kì 1 Văn 7

Xem chi tiết bản đặc tả trong file tải về

Đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 7 KNTT

Đề thi giữa kì 1 KHTN 7

PHÒNG GD & ĐT ……..

TRƯỜNG THCS …..

BÀI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2024 - 2025

Môn: Khoa học tự nhiên 7

(Thời gian: 45 phút)

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4,0 điểm)

Câu 1: Mô hình sắp xếp nguyên tử của Rơ-dơ-pho – Bo có cấu tạo

A. rỗng, gồm hạt nhân ở tâm mang điện tích dương và electron mang điện tích âm.
B. rỗng, gồm hạt nhân ở tâm mang điện tích âm và electron mang điện tích dương.
C. đặc, gồm hạt nhân ở tâm mang điện tích dương và electron mang điện tích âm.
D. đặc, gồm hạt nhân ở tâm mang điện tích âm và electron mang điện tích dương.

Câu 2: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc

A. Tăng dần điện tích hạt nhân.
B. giảm dần điện tích hạt nhân.
C. các nguyên tố trong cùng một cột có cùng số lớp electron trong nguyên tử.
D. các nguyên tố trong cùng một hàng có cùng số electron trong nguyên tử.

Câu 3: Kí hiệu hóa học và nguyên tử khối của Carbon, Oxygen (đơn vị amu) là

A. C; 12 và O; 16.
B. C; 16 và O; 12.
C. Ca; 12 và O; 16.
D. Cl; 12 và C; 16.

Câu 4: Cho các nguyên tố hóa học sau Na, O, S, Ca, Cl, Fe. Dãy các nguyên tố kim loại là

A. Na, Ca, Fe.
B. O, Ca, Fe, Cl.
C. O, S, Cl.
D. Ca, Fe, O, Cl.

Câu 5: Cho mô hình nguyên tử X. Tên gọi và vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là

A. Calcium (Ca), thuộc chu kì 4, nhóm IIA .
B. Lithium (Li), thuộc chu kì II, nhóm IA.
C. Iron (Fe), thuộc chu kì 4, nhóm IIA.
D. Phosphorus (P), thuộc chu kì 3, nhóm VA.

Câu 6.Đơn vị tốc độ là: (NB)

A. km.h.
B. m.s.
C. km/h.
D. s/m.

Câu 7. Tốc độ có thể cung cấp cho ta thông tin gì về chuyển động của vật? (NB)

A. Cho biết hướng chuyển động của vật.
B. Cho biết vật chuyển động theo quỹ đạo nào.
C. Cho biết vật chuyển động nhanh hay chậm.
D. Cho biết nguyên nhân vì sao vật lại chuyển động được.

Câu 8: Xe máy đi quãng đường 72 kmtrong thời gian 2 giờ. Kết quả nào sau đây tương ứng với tốc độ của xe? (TH)

A. 60 km/h.
B. 54 km/h.
C. 48 km/h.
D. 36 km/h.

Câu 9. Sắp xếp thứ tự các bước tìm hiểu tự nhiên:

A.Đề xuất vấn đề- Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán- Đưa ra dự đoán- Thực hiện kế hoạch- Viết báo cáo.
B. Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán- Đề xuất vấn đề- Đưa ra dự đoán- Thực hiện kế hoạch- Viết báo cáo.
C.Đề xuất vấn đề- Đưa ra dự đoán- Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán - Thực hiện kế hoạch- Viết báo cáo.
D.Viết báo cáo- Đề xuất vấn đề- Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán- Đưa ra dự đoán- Thực hiện kế hoạch

Câu 10. Các bước đo khối lượng quyển sách:

A. Thực hiện phép đo-Ước lượng khối lượng , chọn dụng cụ đo thich hợp- Nhận xét độ chính xác của dụng cụ- Phân tích kết quả,Thảo luận.- Phân tích kết quả,Thảo luận.
B. Ước lượng khối lượng , chọn dụng cụ đo thich hợp- Nhận xét độ chính xác của dụng cụ- Phân tích kết quả,Thảo luận- Thực hiện phép đo
C. Ước lượng khối lượng , chọn dụng cụ đo thich hợp - Thực hiện phép đo - Nhận xét độ chính xác của dụng cụ- Phân tích kết quả,Thảo luận.
D. Nhận xét độ chính xác của dụng cụ- Ước lượng khối lượng , chọn dụng cụ đo thich hợp- Phân tích kết quả,Thảo luận- Thực hiện phép đo.

Câu 11: Thế nào là quá trình trao đổi chất ở sinh vật?

A. Là quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại cho môi trường các chất thải.
B. Là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
C.Là quá trình cơ thể tổng hợp các chất từ cơ thể môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể.
D. Là quá trình cơ thể phân giải các chất phức tạp thành các chất đơn giản.

Câu 12: Chuyển hóa vật chất và năng lượng có ý nghĩa như thế nào với sinh vật?

A. Giúp sinh vật sinh vật phát triển và sinh sản.
B. Giúp sinh vật tồn tại, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng và vận động.
C. Giúp sinh vật tồn tại và sinh trưởng.
D. Giúp sinh vật vận động, cảm ứng.

Câu 13: Trong các yếu tố sau đây, có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây xanh?

1. Ánh sáng.
2. Nhiệt độ.
3. Nước.
4. Khí carbon dioxide.

A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường ngoài?

A. Nước rất cần cho hô hấp, mất nước làm giảm cường độ hô hấp.
B. Sự gia tăng nồng độ oxygen trong môi trường luôn làm tăng cường độ hô hấp.
C. Nồng độ carbon dioxide cao trong môi trường có thể làm ức chế hô hấp.
D.Trong giới hạn bình thường, nhiệt độ tăng làm tăng cường độ hô hấp.

Câu 15: Các sản phẩm của quá trình quang hợp ở thực vật là:

A. Glucose, oxygen.
B. Glucose, nước.
C. Carbon dioxide, nước.
D. Nước, oxygen.

Câu 16: Cho sơ đồ của quá trình phân giải sau đây:

Thứ tự lần lượt tên các chất trong dấu ? là:

A. Glucose, oxygen, carbon dioxide, nước, ATP.
B. Glucose, carbon dioxide, oxygen, nước, ATP.
C. Oxygen, carbon dioxide, glucose, nước, ATP.
D. Carbon dioxide, nước, glucose, oxygen, ATP.

Câu 17: Bạn A chạy 120m hết 35s. Bạn B chạy 140m hết 40s. Ai chạy nhanh hơn?

A. A chạy nhanh hơn B.
B. B chạy nhanh hơn A.
C. Cả 2 bạn chạy với tốc độ bằng nhau.
D. Không xác định được

Câu 18: Vì sao nhiều loại cây trồng trong nhà vẫn có thể sống được bình thường dù không có ánh nắng mặt trời?

A. Vì chúng thích nghi với việc quang hợp trong điều kiện ánh sáng mặt trời mạnh.
B. Vì chúng thích nghi với việc quang hợp trong điều kiện ánh sáng mặt trời yếu, thậm chí không có ánh sáng mặt trời.
C. Vì chúng thích nghi với việc quang hợp trong điều kiện không có ánh sáng.
D. Vì chúng có khả năng quang hợp ở mọi điều kiện ánh sáng.

Câu 19: Giải thích vì saokhi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta thường thả vào bể một số cành rongvà cây thủy sinh?

A. Rong và cây thủy sinh quang hợp sẽ thải ra khí oxygen, khí oxygen này không hòa tanvào nước.
B. Rong và cây thủy sinh quang hợp sẽ thải ra khí carbon dioxide, khí carbon dioxide này hòa tanvào nước. Điều này làm cho nước trong bể cá giàu khí carbon dioxide hơn.
C. Rong và cây thủy sinh quang hợp sẽ thải ra khí carbon dioxide, khí carbon dioxide này không hòa tanvào nước.
D. Rong và cây thủy sinh quang hợp sẽ thải ra khí oxygen, khí oxygen này hòa tanvào nước. Điều này làm cho nước trong bể cá giàu khí oxygen.

Câu 20: Giải thích tại sao ở các khu dân cư, nhà máy người ta thường trồng nhiều cây xanh?

A. Vì chúng sản sinh ra khí carbon dioxide và hấp thụ khí oxygen.
B. Vì chúng sản sinh ra khí oxygen và hấp thụ nitrogen.
C.Vì chúng sản sinh ra khí oxygen và hấp thụ khí carbon dioxide.
D. Vì chúng sản sinh ra khí nitrogen và hấp thụ oxygen.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 21 (TH): (2,0 điểm)

a. Đọc tên và cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố hóa học sau

STTKHHHTên gọiKhối lượng nguyên tử(amu)
1S
2Cl
3Na
4Al

b. Nguyên tử X nặng gấp 2 lần nguyên tử Oxygen. Tính khối lượng nguyên tử của nguyên tố X. Em hãy cho biết tên gọi của X, viết kí hiệu hóa học của nguyên tố đó

Câu 22 (2,0 điểm):Nêu vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể ?

Câu 23 (1,0 điểm): Tại sao muốn cất giữ các loại hạt lại cần phải phơi khô?

Câu 24 (1,0 điểm):

a. Trình bày phương pháp định phương pháp xác định khối lượng của cuốn sách Khoa học tự nhiên 7 bằng cân điện tử.

b. Biết nữ động viên Việt Nam – Lê Tú Trinh đoạt huy chương vàng SEA Games 2019 chạy 100m hết 11,54s. Tính tốc độ của vận động viên này.

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 7

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (4,0 điểm, mỗi câu đúng 0,2điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

A

A

A

C

C

C

D

C

C

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

A

B

B

B

A

A

B

B

D

C

II. TỰ LUẬN

Câu 21. (2,0 điểm)

a. Đọc tên và cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố hóa học sau (1 điểm)

STT

KHHH

Tên gọi

Khối lượng nguyên tử

(amu)

1

S

Sulfur

32

2

Cl

Chlorine

35,5

3

Na

Sodium

23

4

Al

Aluminium

27

b. Nguyên tử X nặng gấp 2 lần nguyên tử Carbon. Tính khối lượng nguyên tử của nguyên tố X. Em hãy cho biết tên gọi của X, viết kí hiệu hóa học của nguyên tố đó. (1 điểm).

- Nguyên tử khối của C: 12 (amu)

⟹ Nguyên tử khối của X là: 2x12 = 24 (amu).

⟹ X là Magnesium; Kí hiệu hóa học Mg.

Câu 22. (2,0 điểm)

Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể:

- Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể: Năng lượng được giải phóng từ các chất hữu cơ được sử dụng cho quá trình tổng hợp các chất hữu cơ mới và thực hiện các hoạt động sống như quá trình vận động cơ thể, vận chuyển chất trong tế bào và cơ thể, sinh sản tế bào,...

- Xây dựng cơ thể: Các chất sau khi được lấy vào cơ thể, qua quá trình biến đổi tạo thành các chất cần thiết cho xây dựng, duy trì và phục hồi các tế bào, mô và cơ quan của cơ thể. Nhờ đó, sinh vật có thể sinh trưởng, phát triển và sinh sản.

- Loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể: Các chất dư thừa, chất thải của quá trình trao đổi chất được thải ra khỏi tế bào và cơ thể, đảm bảo duy trì cân bằng môi trường trong cơ thể. Ví dụ, quá trình trao đổi chất ở người thải bỏ khí carbonic, mồ hôi, năng lượng nhiệt,...

Câu 23. 1,0 điểm

Vì khi hạt khô, hàm lượng nước thấp, cường độ hô hấp giảm hạn chế được sự phân hủy của chất hữu cơ.

Câu 24. 1,0 điểm

a. (0,5 điểm):

Học sinh nêu được các bước:

- Khối lượng cuốn sách Khoa học tự nhiên 7 khoảng từ 1 -2 kg: sử dụng cân điện tử.

- Đặt cuốn sách lên cân điện tử và nhìn kết quả trên cân.

- Thực hiện phép đo 3 lần và ghi kết quả vào bảng.

Thứ tự cân

Kết quả thu được (gam)

Nhận xét/đánh giá kết quả đo

1

2

3

Khối lượng của cuốn sách

(kết quả trung bình)

b.( 0,5 điểm):

Tốc độ của vận động viên là: 100 ; 11,54 = 8,67 (m/s)

Ma trận đề thi giữa kì 1 KHTN 7

- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì 1, khi kết thúc nội dung

Sinh: bài 28: Trao đổi khí ở sinh vật; Hóa: bài 3: Nguyên tố hóa học; Lý: bài 9: Đo tốc độ.

- Thời gian làm bài: 90 phút

- Hình thức kiểm tra:Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận)

- Cấu trúc:

+ Mức độ đề:40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao

+ Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm (gồm 20 câu hỏi: nhận biết: 10 câu, thông hiểu: 5 câu; vận dụng: 5 câu), mỗi câu 0,2 điểm

+ Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết: 2,0 điểm; Thông hiểu: 2,0 điểm; Vận dụng: 1,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm)

- Khung ma trận.

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Tổng điểm

(%)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Mở đầu

( 4 tiết)

1

0,5

1

0,5

2

0,9 điểm

9%

Nguyên tử - Sơ lược về bản tuần hoàn các nguyên tố hóa học

( 8 tiết)

3

1

2

1

5

3,0 điểm

30%

Tốc độ

( 4 tiết)

2

1

0,5

1

0,5

4

1,3 điểm

13%

Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật

( 16 tiết)

1

4

2

3

1

2

9

4,8 điểm

48%

Tổng câu

1

10

1

5

1

5

1

4

20

24 câu

Tổng điểm

2

2

2

1

1

1

1

6,0

4,0

10

% điểm số

40%

30%

20%

10%

60%

40%

100%

Bản đặc tả


Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu hỏi

Câu hỏi

TL

TN

TL

TN

1. Mở đầu (4 Tiết)

- Mở đầu

Nhận biết

Trình bày được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên

1

C9

Thông hiểu

- Thực hiện được các kĩ năng tiến trình: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo.

- Sử dụng được một số dụng cụ đo (trong nội dung môn Khoa học tự nhiên 7).

Vận dụng

Làm được báo cáo, thuyết trình.

0,5

1

C24a

C10

2.Nguyên tử - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (8 tiết)

- Nguyên tử. Nguyên tố hoá học

- Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

Nhận biết

– Trình bày được mô hình nguyên tử của Rutherford – Bohr (mô hình sắp xếp electron trong các lớp vỏ nguyên tử).

1

C1

– Nêu được khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử).

1

C3

– Phát biểu được khái niệm về nguyên tố hoá học và kí hiệu nguyên tố hoá học.

– Nêu được các nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

1

C2

– Mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô, nhóm, chu kì.

Thông hiểu

Viết được công thức hoá học và đọc được tên của 20 nguyên tố đầu tiên.

0,5

1

C21a

C4

Sử dụng được bảng tuần hoàn để chỉ ra các nhóm nguyên tố/nguyên tố kim loại, các nhóm nguyên tố/nguyên tố phi kim, nhóm nguyên tố khí hiếm trong bảng tuần hoàn.

0,5

1

C21b

C5

3. Tốc độ (4 tiết)

- Tốc độ chuyển động

- Đo tốc độ

Nhận biết

- Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ.

1

C7

- Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng.

1

C6

Thông hiểu

- Tốc độ = quãng đường vật đi/thời gian đi quãng đường đó.

1

C8

- Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và cổng quang điện trong dụng cụ thực hành ở nhà trường; thiết bị “bắn tốc độ” trong kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông.

- Vẽ được đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển động thẳng.

Vận dụng

Xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng.

1

C17

Xác định được tốc độ trung bình qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng.

0,5

C24b

- Dựa vào tranh ảnh (hoặc học liệu điện tử) thảo luận để nêu được ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

- Từ đồ thị q- Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, tìm được quãng đường vật đi (hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật).uãng đường – thời gian cho trước, tìm được quãng đường vật đi (hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật).

4. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (16 tiết).

– Khái quát trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng

+ Vai trò trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng

– Khái quát trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng

+ Chuyển hoá năng lượng ở tế bào

. Quang hợp

. Hô hấp ở tế bào

- Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng

+ Trao đổi khí

Nhận biết

– Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.

1

C11

– Nêu được vai trò trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể.

1

1

C22

C12

– Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp tế bào.

2

C13, 14

Thông hiểu

– Mô tả được một cách tổng quát quá trình quang hợp ở tế bào lá cây: Nêu được vai trò lá cây với chức năng quang hợp. Nêu được khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp. Viết được phương trình quang hợp (dạng chữ). Vẽ được sơ đồ diễn tả quang hợp diễn ra ở lá cây, qua đó nêu được quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.

1

C15

– Mô tả được một cách tổng quát quá trình hô hấp ở tế bào (ở thực vật và động vật): Nêu được khái niệm; viết được phương trình hô hấp dạng chữ; thể hiện được hai chiều tổng hợp và phân giải.

1

C16

– Sử dụng hình ảnh để mô tả được quá trình trao đổi khí qua khí khổng của lá.

– Dựa vào hình vẽ mô tả được cấu tạo của khí khổng, nêu được chức năng của khí khổng.

– Dựa vào sơ đồ khái quát mô tả được con đường đi của khí qua các cơ quan của hệ hô hấp ở động vật (ví dụ ở người)

Vận dụng

– Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh.

3

C18, C19, C20

Vận dụng cao

– Nêu được một số vận dụng hiểu biết về hô hấp tế bào trong thực tiễn (ví dụ: bảo quản hạt cần phơi khô,...).

1

C23

– Tiến hành được thí nghiệm chứng minh quang hợp ở cây xanh.

– Tiến hành được thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt.

    .....................

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 1 lớp 7 Kết nối tri thức

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm