Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 7 năm 2024 - 2025 4 Đề kiểm tra giữa kì 1 GDĐP lớp 7 (Có đáp án + Ma trận)

Đề thi giữa kì 1 Giáo dục địa phương 7 năm 2024 - 2025 tổng hợp 4 đề kiểm tra có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận. Qua đó các em có thêm nhiều tài liệu học tập hữu ích, nắm được cấu trúc đề thi để biết cách ôn luyện đạt hiệu quả cao.

TOP 4 Đề thi Giáo dục địa phương 7 giữa kì 1 dưới đây được biên soạn rất đa dạng gồm cả cấu trúc đề 60% tự luận kết hợp 40% trắc nghiệm, 30% trắc nghiệm kết hợp 70% tự luận với mức độ câu hỏi khác nhau. Qua đề thi này còn giúp giáo viên ôn luyện ra đề thi cho các em học sinh của mình. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bộ đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh 7, bộ đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 7.

TOP 4 Đề thi giữa kì 1 Giáo dục địa phương 7 năm 2024

1. Đề thi giữa kì 1 Giáo dục địa phương 7 - Hải Phòng

Đề thi giữa học kì 1 GDĐP 7

I - TRẮC NGHIỆM ( 4,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất.

Câu 1. Đâu không phải là nội dung chính của ca dao Hải Phòng:

A. Những khúc ca về cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, sầm uất, trù phú thời viễn cổ
B. Những câu hát than thân, trách phận
C. Những khúc ca về cuộc sống tươi đẹp, những khúc hát giao duyên.
D. Những khúc ca về cuộc sống vất vả cần lao của người lao động.

Câu 2. Nét đặc sắc về nghệ thuật của các câu tục ngữ Hải Phòng là:

A. cách ngắt nhịp, gieo vần linh hoạt, tự do.
B. sử dụng thành công nhiều biện pháp tu từ.
C. sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật; có vần, có điệu; hình ảnh về sản vật, văn hóa...gắn liền với tên địa danh.
D. hình ảnh về sản vật, văn hóa...gắn liền với tên địa danh

Câu 3. Qua những câu tục ngữ Hải Phòng ta thấy người dân Hải Phòng là những con người mang đậm cá tính nào nhất của người miền biển?

A. Mạnh mẽ, khảng khái và lạc quan.
B. Hiền lành, chịu thương, chịu khó
C. Cần cù lao động
D. Thật thà, hiền lành

Câu 4. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu tục ngữ:

Sấm động biển Đồ Sơn
Mang nồi rang thóc
Sấm động bên Sóc
Đổ thóc ra phơi

A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Điệp ngữ

Câu 5. Đâu không phải là di sản văn hóa vật thể của Hải Phòng

A. Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
B. Quần thể đảo Cát Bà
C. Vịnh Hạ Long
D. Đền Nghè

Câu 6: Hiện nay ở Hải Phòng có khoảng bao nhiêu lễ hội?

A.Trên 500 lễ hội
B. Trên 400 lễ hội
C. Gần 300 lễ hội
D. Gần 1000 lễ hội

Câu 7: Đền Nghè ( Quận Lê Chân), chùa Mõ( huyện Kiến Thuỵ) thuộc loại di sản:

A. Danh lam thắng cảnh
B. Di tích lịch sử, văn hoá
C. Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
D.Di sản văn hoá phi vật thể

Câu 8. Di tích quốc gia đền thờ Trạng nguyên Trần Tất Văn nằm trên địa phận nào của Hải Phòng?

A. Quận Hải An
B. Huyện Vĩnh Bảo
C. Huyện An Lão
D. Huyện Tiên Lãng

Câu 9: Đâu là di tích quốc gia đặc biệt của Hải Phòng?

A. Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm
B. Nhà thờ đá
B. Tháp Chàm
D. Lăng Bác

Câu 10: Điền từ thích hợp vào sau dấu ba chấm: “ Các di sản văn hoá góp phần quan trọng vào sự phát triển...của thành phố Hải Phòng”

A. mạnh mẽ
B. bền vững
C. nhanh chóng
D. lâu dài

II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2 điểm). Hãy viết ít nhất 4 câu ca dao hoặc tục ngữ của Hải Phòng mà em biết.

Câu 2 (2 điểm). Hãy kể một số di sản văn hóa của Hải Phòng. Hệ thống di sản văn hóa đó có ý nghĩa như thế nào với con người thành phố Cảng?

Câu 3 (2 điểm). Là học sinh, em sẽ làm gì để giữ gìn, bảo tồn các di sản văn hoá của thành phố Hải Phòng thân yêu?

Đáp án đề thi giữa kì 1 GDĐP 7

I. TRẮC NGHIỆM (4 Điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 đ

Câu

1

2

3

4

5

6

7

Đáp án

B

C

A

D

C

A

B

Câu

8

9

10

Đáp án

C

A

B

Phần II: Tự luận (6 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

-Học sinh viết được 4 câu cao dao hoặc tục ngữ của Hải Phòng trở lên được điểm tối đa.

- Được ½ số điểm khi viết được 2 câu cao dao hoặc hoặc tục ngữ của Hải Phòng

Được 0,5 điểm khi viết được 1 câu cao dao hoặc hoặc tục ngữ của Hải Phòng

2,0

2

- Một số di sản Hải Phòng:

Đền Nghè

Chùa Mõ

Bãi cọc Cao Quỳ

Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Hát Đúm

Hát ca trù ở Đông Môn- Hòa Bình

Quần thể đảo Cát Bà…

( Học sinh kể được 05 ví dụ là cho điểm tối đa)

- Ý nghĩa di sản văn hóa HP:

-Góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của thành phố.

-Tạo được sức lan tỏa, gắn kết cộng đồng.

-Làm phong phú, dày dặn kho tàng di sản văn hóa dân tộc và nhân loại.

1,0

1,0

3

HS kể những việc làm để góp phần giữ gìn và bảo tồn di sản văn hoá quê hương mình:

- Tiếp tục tham quan, học tập, tìm hiểu về các di sản văn hoá của Hải Phòng

- Không có những hàn động làm tổn hại đến các di sản văn hoá….

- Giữ gìn bảo bệ môi trường, không vất rác bừa bài tại các khu di tích, danh lam thắng cảnh….

- Giới thiệu,tuyên truyền, quảng bá các di sản văn hoá của thành phố tới bạn bè, người thân….

2,0

Ma trận đề thi giữa kì 1 môn GDĐP 7

Xem chi tiết ma trận đề thi trong file tải về

2. Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục địa phương 7 Hà Nội

Đề thi giữa học kì 1 môn GDĐP 7

 I. Trắc nghiệm ( 4,0 điểm):

Kẻ bảng và ghi lại đáp án đúng

1. Trước khi dời đô về Đại La thì kinh đô của Đại Việt là:

A.Phong Châu
B.Hoa Lư
C.Thăng Long
D.Đông Đô

2. Kế sách đánh giặc trong 3 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên của nhân dân Thăng Long là:

A.Đánh nhanh thắng nhanh
B.Đánh du kích
C.Vườn không nhà trống
D.Phản công đuổi giặc

3.Những công trình kiến trúc nổi tiếng nào của Hà Nội đã được xây dựng vào thời Lý Trần?

A. Văn Miếu Quốc Tử Giám, chùa Một cột
B. Tháp Phổ Minh, thành Tây Đô
C. Tháp Phổ Minh, chùa Thiên Mụ
D. Tháp Phổ Minh, chùa Tây Phương

4. Lý Công Uẩn dời đô về Đại La khi nào?

A.Năm 1009
B.Năm 1010
C.Năm 1020
D.Năm 1010

5. Quốc gia Đại Việt tổ chức khoa thi đầu tiên tại kinh thành Thăng Long vào năm nào?

A. Năm 1075
B. Năm 1071
C. Năm 1073
D. Năm 1070

6. Nhà nước phong kiến Việt Nam cho dựng bia đá khắc tên tiến sĩ ở Văn Miếu (Hà Nội) từ bao giờ?

A. Thế kỉ XI – triều Lý
B. Thế kỉ X – triều Tiền Lê
C. Thế kỉ XV – triều Lê sơ
D. Thế kỉ XII – triều Trần

7. Công trình được xây dựng ở Hà Nội từ đầu thế kỉ XI và ngày nay đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới là:

A. Kinh thành Thăng Long
B. Hoàng thành Thăng Long
C. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa)
D. Kinh thành Huế

8. Dưới thời Trần, người thầy giáo, nhà nho sinh ra ở vùng đất Hà Nội xưa được triều đình trọng dụng nhất là:

A. Trương Hán Siêu.
B. Phạm Sư Mạnh
C. Nguyễn Trãi.
D. Chu Văn An

II. Tự luận ( 6,0 điểm):

1. Thăng Long thời Lý được quy hoạch như thế nào ?

2. Tại sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La?

3. Giáo dục, thi cử của Thăng Long thời Trần được tổ chức như thế nào? Kể tên một số danh nhân thời Trần mà em biết ?

…………………………….Hết…………………………………

Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn GDĐP 7

I. Trắc nghiệm khách ( 4,0 điểm)

Câu hỏi

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

C

B

D

A

C

B

D

II. Tự luận ( 6,0 điểm)

Câu 1 ( 1,5 điểm):

- Kinh thành Thăng Long xây dựng theo mô hình tam trùng thành quách: vòng ngoài là La thành, kế đến là Hoàng thành, giữa hai lớp thành này là nơi sinh sống của cư dân, trong cùng là Cấm thành là nơi ở của nhà vua.

- Hoàng thành có bốn cửa: Đại Hưng, Tường Phù, Quảng Phúc và Diệu Đức.

Câu 2 ( 1,5 điểm): Lý Công Uẩn dời đô về ( Đại La ) Thăng Long vì :

- Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông, đất đai và hoa cỏ tươi tốt, màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đất nước

- Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt, phồn vịnh. Xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, là chỗ tụ hội quan yếu bốn phương.

=> Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long) thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công Uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước.

Câu 3 ( 3,0 điểm):

* Giáo dục, thi cử của Thăng Long thời Trần được tổ chức như thế nào?

- Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại.

- Trường học ngày càng nhiều: trường công (lộ, phủ); trường tư (xã).

- Các kì thi được tổ chức thường xuyên: định lệ thi, nội dung thi.

* Kể tên một số danh nhân thời Trần mà em biết ?

- Các vị anh hùng: Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư...

Ma trân đề thi giữa học kì 1 môn GDĐP 7

TT

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng cao

TN

KQ

TL

TN

KQ

TL

TNKQ

TL

1

Chủ đề 1: Lịch sử Hà Nội từ thế kỉ X đến thế kỷ XV

3

0

2

1

0

1

2

Chủ đề 2: Sự phát triển văn hóa của Hà Nội từ thế kỉ X đến thế kỷ XV

3

0

0

1

0

0

Tổng

Số câu: 6

Số điểm: 3

Số câu: 4

Số điểm: 4

Số câu: 1

Số điểm: 3

3. Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục địa phương 7 Bắc Giang

Đề thi giữa học kì 1 môn GDĐP 7

I. TRẮC NGHIỆM : ( 3,0 điểm) Mỗi câu 0,5 điểm.

* Khoanh tròn một chữ cái A hoặc B,C,D vào câu trả lời đúng.

Câu 1: Địa hình Bắc Giang có đặc điểm gì?

A. Đồng bằng.
B. Miền núi.
C. Trung du.
D. Trung du - miền núi.

Câu 2 : Tỉnh Bắc Giang có hệ thống sông nào?

A. sông Hồng, sông Thương, sông Cầu .
B. sông Lục Nam, sông Thương, sông Cầu.
C. sông Me Kông, sông Thương, sông Cầu.
D. sông Đà, sông Thương, sông Cầu

Câu 3. Tỉnh Bắc Giang có nhóm đất chính nào?

A. Đất đỏ - vàng, đất phù sa, đất xám
B. Đất bazan, đất phù sa, đất xám
C. Đất cát, đất phù sa, đất xám
D. Đất feralit, đất phù sa, đất xám

Câu 4. Bắc Giang có gió mùa nào?

A. Xuân - Hè
B. Thu - Đông
C. Mùa hè - Mùa đông
C. Đông - Xuân

Câu 5. Thực vật ở Bắc Giang như thế nào?

A. Phong phú, đa dạng về số lương.
B. Không có sinh vật.
C. Có ít phân loài.
D. Chỉ có ở phía đông.

Câu 6 . Bắc Giang không có động vật nào?

A. Chim
B. Thú
C. Cá nước ngọt
D. Cá nước mặn.

II. PHẦN TỰ LUẬN : (7,0 ĐIỂM)

Câu 7. Nêu đặc điểm địa hình của tỉnh Bắc Giang? (2 điểm)

Câu 8. ? Trình bày đặc điểm địa hình huyện .............., tỉnh Bắc Giang? (3,0 điểm)

Câu 9. Kể tên những giống cây ăn quả chủ yếu ở huyện .............. ? (2 điểm).

Đáp án đề thi GDĐP 7 giữa học kì 1

I. TRẮC NGHIỆM: (6 câu X 0,5 = 3 đ)

Câu hỏi123456
Đáp án AXx
BX
Cx
DxX

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Địa hình của tỉnh Bắc Giang:

- Đa dang, mang tính chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi. (1 điểm).

- Phân biệt rõ ràng phía đông và phía tây. (0,5 điểm)

- Phía đông là miền núi, phía tây là trung du. (0,5 điểm)

Câu 2. Đặc điểm địa hình huyện .............., tỉnh Bắc Giang:

- Huyện .............. gồm có 28 xã và 1 thị trấn chia thành 2 khu vực rõ rệt, đó là vùng cao và vùng thấp (1 điểm).

- Vùng cao là các xã: Xã Tân Sơn , Câm Sơn Sơn Xã Phong Minh, Xã Phong Vân, Xã Xa Lý, Xã Hộ Đáp, Xã Sơn Hải, Xã Phú Nhuận, Xã Mỹ An, Kim Sơn, Xã Tân Mộc, Xã Đèo Gia. (1 điểm)

- Xã vùng thấp: - .............., Xã Thanh Hải, Xã Kiên Lao, Xã Biên Sơn, Xã Kiên Thành, Xã Hồng Giang, Xã Tân Hoa, Xã Giáp Sơn, Xã Biển Động, Xã Quý Sơn, Xã Trù Hựu, Xã Phì Điền, Xã Tân Quang, Xã Đồng Cốc, , Xã Mỹ An, Xã Nam Dương, Xã Tân Mộc, Xã Phượng Sơn (1 điểm).

Câu 3. Những cây ăn quả chủ yếu ở huyện .............., tỉnh Bắc Giang: Vải, nhãn cam, bưởi, táo, .. (2 điểm).

Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn GDĐP lớp 7

Mức độ

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thp

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Bắc Giang

Câu

1,2,3,4

2,0 đ

7

8

2. Sự đa dạng của hệ thực vật, động vật ở Bắc Giang

Câu 5,6

1,0 đ

9

9

Tổng cộng

Số câu: 6

Số điểm: 3

Tổng: 30%

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tổng: 20%

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tổng: 20%

Số câu: 1

Số điểm: 3

Tổng: 30%

................

Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi Giáo dục địa phương 7 giữa học kì 1 

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

1 Bình luận
Sắp xếp theo
👨
  • Lường Chiêu
    Lường Chiêu

    Trình bày về những nét nổi bật về tĩn ngưỡng của đòng bào các dân tộc ở sơn la trong các thể kỉ X–XVI? em suy nghĩ như thế nào về vai trò của tín ngưỡng trong đời sống

    Thích Phản hồi 13/04/23
    Xem thêm
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm