Vật lí 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão Soạn Lý 9 trang 131, 132

Vật lí 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu trong sách giáo khoa trang 131, 132 thuộc chương 3 Quang học.

Soạn Vật lí 9 bài 49 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua bài học này các bạn hiểu được kiến thức về mắt lão và mắt cận. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Vật lý lớp 9.

Vật lí 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão

Giải SGK Vật lí 9 Bài 49 trang 131, 132

Câu C1 

Hãy chọn những biểu hiện mà em cho là triệu chứng của tật cận thị.

- Khi đọc sách, phải đặt sách gần mắt hơn bình thường.

- Khi đọc sách, phải đặt sách xa mắt hơn bình thường.

- Ngồi dưới lớp, nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ.

- Ngồi trong lớp, nhìn không rõ các vật ở ngoài sân trường.

Gợi ý đáp án

Những biểu hiện của tật cận thị:

- Khi đọc sách, phải đặt sách gần mắt hơn bình thường.

- Ngồi dưới lớp, nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ.

- Ngồi trong lớp, nhìn không rõ các vật ở ngoài sân trường.

Câu C2

Mắt cận không nhìn rõ các vật ở xa hay ở gần mắt? Điểm cực viễn Cv của mặt cận ở xa hay gần hơn mắt bình thường?

Gợi ý đáp án

Mắt cận không nhìn rõ những vật ở xa mắt. Điểm cực viễn Cv của mắt cận ở gần mắt hơn bình thường.

Câu C3

Nếu có một kính cận, làm thế nào để biết đó là một thâu kính phân kì?

Gợi ý đáp án

 Nếu kính đó cho ảnh ảo nhỏ hơn vật thì đó là thấu kính phân kì. 

Câu C4

Giải thích tác dụng của kính cận.

Gợi ý đáp án

Mắt cận là mắt nhìn gần tốt hơn mắt thường, nhưng nhìn xa kém hơn mắt thường. Vậy kính cận là dụng cụ để giúp mắt cận nhìn xa được như mắt thường.

+ Để sửa tật cận thị, cần phải đeo kính phân kỳ sao cho:

Vật AB cần quan sát ở rất xa (coi như vô cực, khoảng cách từ vật đến kính là d1 = ∞ ) qua kính sẽ tạo ảnh ảo A’B’ nằm tại điểm cực viễn của mắt người đó. Khi đó mắt sẽ nhìn thấy ảnh A’B này mà không cần điều tiết và qua thể thủy tinh của mắt cho ảnh A”B” trên màng lưới như hình vẽ:

Tức là: B’ ≡ CV (1)

Khi d1 = ∞ → d’ = f → B’ ≡ F (2)

Từ (1) và (2) → F ≡ CV

Vậy kính cận là kính phân kỳ. Muốn nhìn rõ các vật ở xa thì người cận phải đeo kính có tiêu cụ thỏa mãn điều kiện tiêu điểm F của kính trùng với điểm cực viễn của mắt: F ≡ CV

Câu C5

Nếu có một kính lão, làm thế nào để biết đó là một thấu kính hội tụ?

Gợi ý đáp án

Nếu kính đó cho ảnh ảo lớn hơn vật thì đó là thấu kính hội tụ.

Câu C6

Giải thích tác dụng của kính lão.

Gợi ý đáp án

Mắt lão là mắt nhìn xa tốt nhưng nhìn gần kém hơn mắt thường. Vậy kính lão là một thấu kính hội tụ có tác dụng để giúp mắt lão nhìn gần được như mắt thường.

+ Để sửa tật mắt lão, cần phải đeo kính hội tụ sao cho:

Vật AB cần quan sát gần qua kính sẽ tạo ảnh ảo A’B’ nằm trong khoảng thấy rõ CCCV của mắt người đó. Khi đó mắt sẽ nhìn ảnh A’B này qua thể thủy tinh của mắt cho ảnh A”B” trên màng lưới như hình vẽ:

Giải SBT Vật lí 9 Bài 49

Bài 49.1

Biết tiêu cự của kính cận bằng khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn của mắt. Thấu kính nào trong số bốn thấu kính dưới đây có thể làm kính cận?

A. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 5 cm.
B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 5 cm.
C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 40 cm.
D. Thấu kính phân kì có tiêu cự 40 cm.

Trả lời:

Chọn D. Thấu kính phân kì có tiêu cự 40 cm.

Bài 49.2 

Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để được một câu có nội dung đúng.

a. Ông Xuân khi đọc sách cũng như khi đi đường không phải đeo kính,

b. Ông Hạ khi đọc sách thì phải đeo kính, còn khi đi đường không thấy đeo kính,

c. Ông Thu khi đọc sách cũng như khi đi đường đều phải đeo cùng một loại kính,

d. Ông Đông khi đi đường thì thấy đeo kính , còn khi đọc sách lại không đeo kính,

1. kính của ông ấy không phải là kính cận hoặc kính lão mà chỉ có tác dụng che bụi và gió cho mát.

2. ông ấy bị cận thị.

3. mắt ông ấy còn tốt, không có tật.

4. mắt ông ấy là mắt lão.

Trả lời:

a - 3; b - 4; c - 2; d - 1

Bài 49.3 

Một người cận thị phải đeo kính có tiêu cự 50 cm. Hỏi khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ được các vật ở xa nhất cách mắt bao nhiêu?

Trả lời:

Người đó nhìn rõ được vật xa nhất cách mắt 50cm.

Bài 49.4 

Một người già phải đeo sát mắt một thấu kính hội tụ có tiêu cực 50 cm thì mới nhìn rõ một vật gần nhất cách mắt 25 cm. Hỏi khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?

Gợi ý: Dựa ảnh của vật qua kính rồi tính, biết rằng muốn nhìn rõ vật thì ảnh phải hiện lên ở điểm cực cận của mắt.

Trả lời:

Giả sử OA = 25cm; OF = 50cm; OI = A’B’;

A’ trùng với điểm Cc.

Ta có: {\dfrac{AB}{OI}} = {\dfrac{FA}{FO}} = {\dfrac{25}{50}} = \dfrac{1}{2}\({\dfrac{AB}{OI}} = {\dfrac{FA}{FO}} = {\dfrac{25}{50}} = \dfrac{1}{2}\) hay {\dfrac{AB}{A\({\dfrac{AB}{A'B'}} = \dfrac{1}{2}\)

Và OA’ = 2OA = OF = 50cm

Ba điểm F, A' và Cc trùng nhau suy ra OCc = OA' = OF = 50cm

Như vậy ba điểm cực cận cách mắt 50cm và khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 50cm

Bài 49.5

Một người có khả năng nhìn rõ các vật nằm trước mắt từ 50cm trở ra. Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì không?

A. Không mắt tật gì.
B. Mắt tật cận thị.
C. Mắt tật viễn thị.
D. Cả ba câu A, B, C đều sai.

Đáp án

Chọn C. Mắc tật lão thị vì người bình thường điểm cực cận nằm cách mắt 25cm mà người này nhìn rõ các vật nằm trước mắt từ 50cm trở ra nên mắt bị viễn thị hay lão thị.

Bài 49.6

Một người có khả năng nhìn rõ các vật nằm trước mắt từ 25cm trở ra. Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì không?

A. Không mắt tật gì.
B. Mắt tật cận thị.
C. Mắt tật viễn thị.
D. Cả ba câu A, B, C đều sai.

Đáp án

Chọn A. Không mắc tật gì. Vì người cận thị nhìn được các vật cách mắt nhỏ hơn 25cm còn người viễn thị thì nhìn được các vật cách mắt xa hơn 25cm nên mắt nhìn được như trên là mắt bình thường không mắc tật gì.

Bài 49.7

Một người có khả năng nhìn rõ các vật nằm trước mắt từ 15cm trở ra đến 40cm. Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì không?

A. Không mắt tật gì.
B. Mắt tật cận thị.
C. Mắt tật viễn thị.
D. Cả ba câu A, B, C đều sai.

Đáp án

Chọn B. Mắc tật cận thị. Vì người cận thị nhìn được các vật cách mắt nhỏ hơn 25cm nên người nhìn rõ các vật từ 15cm trở ra đến 40cm là bị cận thị.

Bài 49.8

Một người khi nhìn các vật ở xa thì không cần đeo kính. Khi đọc sách thì phải đeo kính hội tụ. Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì không?

A. Không mắt tật gì.
B. Mắt tật cận thị.
C. Mắt tật lão thị.
D. Cả ba câu A, B, C đều sai.

Trả lời:

Chọn C. Mắc tật lão thị. Vì khi mắt bị lão thị chỉ nhìn được các vật ở xa, phải đeo kính là thấu kính hội tụ để nhìn rõ các vật ở gần mắt như bình thường.

Bài 49.9

Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.

a. Người có mắt tốt thì nhìn rõ được những vật.

b. Người bị cận thị chỉ nhìn rõ được

c. Mắt người già không nhìn rõ được các vật ở

d. Kính cận là thấu kính phân kì, còn kính lão là

1. gần mắt. Cho nên khi đọc sách, người già phải đeo kính lão.

2. thấu kính hội tụ.

3. các vật nằm trong khoảng khá hẹp trước mắt; Chẳng hạn từ 15 cm đến 40 cm trước mắt.

4. Nằm trước mắt từ khoảng khách 25 cm trở ra.

Trả lời:

a - 4; b - 3; c - 1; d - 2

Bài 49.10

Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.

a. Kính cận là thấu kính

b. Mắt lão là mắt của người già. Mắt lão không nhìn rõ

c. Kính lão là

d. Người có mắt tốt có thể nhìn rõ các vật trước mắt, cách mắt từ

1. thấu kính hội tụ. Kính lão càng “nặng” có tiêu cự càng ngắn.

2. 25 cm đến vô cùng.

3. phân kì. Kính cận càng “nặng” có tiêu cự càng ngắn.

4. các vật ở gần.

Trả lời:

a - 3; b - 4; c - 1; d - 2

Lý thuyết Mắt cận và mắt lão

1. Mắt cận

a) Những biểu hiện của tật cận thị

- Điểm cực viễn của mắt cận ở gần hơn so với mắt bình thường.

- Người bị cận thị có thể nhìn rõ những vật ở gần nhưng không nhìn rõ được những vật ở xa (nếu mắt không điều tiết).

Ví dụ:

Khi đọc sách phải đặt gần mắt hơn bình thường.

Ngồi dưới lớp không nhìn rõ chữ viết ở trên bảng.

b) Nguyên nhân cận thị

- Đọc sách không đủ ánh sáng.

- Đọc sách quá gần.

- Xem các thiết bị công nghệ nhiều như tivi, điện thoại, máy tính...

- Ngồi học không đúng tư thế.

c) Cách khắc phục tật cận thị

Cách 1: Phẫu thuật giác mạc làm thay đổi độ cong của giác mạc.

Cách 2: Đeo kính cận để có thể nhìn rõ những vật ở xa. Kính cận là thấu kính phân kì. Kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn (Cv) của mắt.

2. Mắt lão

a) Những đặc điểm của mắt lão

- Mắt lão là mắt của người già.

- Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa nhưng không nhìn rõ những vật ở gần như hồi còn trẻ.

- Điểm cực cận của mắt lão xa mắt hơn so với mắt bình thường.

b) Cách khắc phục tật mắt lão

Mắt lão phải đeo kính lão để nhìn rõ các vật ở gần. Kính lão là thấu kính hội tụ.

Khi đeo kính lão, hình ảnh của vật qua kính lớn lên so với vật nhưng lại ở xa mắt hơn vật và do kính được đeo sát mắt nên hình ảnh của chúng trên võng mạc vẫn có cùng kích thước. Vì vậy khi đeo kính lão, mắt nhìn thấy hình ảnh của các vật cũng có độ lớn giống như khi không đeo kính.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Tìm thêm: Vật lí 9
Sắp xếp theo
👨
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm