KHTN 9 Bài 3: Cơ năng Giải KHTN 9 Kết nối tri thức trang 18, 19, 20
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 3: Cơ năng hay nhất, ngắn gọn giúp các em học sinh dễ dàng làm bài tập trong SGK Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 18, 19, 20.
Qua đó, các em hiểu rõ thế nào là cơ năng, sự chuyển hóa năng lượng ra sao. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án Bài 3 Chương I: Năng lượng cơ học cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Giải KHTN Lớp 9 Bài 3: Cơ năng
I. Cơ năng
Một vật có khối lượng m = 1,5 kg được thả rơi từ độ cao h = 4 m so với mặt đất. Chọn gốc thế năng ở mặt đất, tính tốc độ của vật ngay trước khi chạm đất. Biết toàn bộ thế năng của vật chuyển hóa thành động năng của vật
Lời giải:
Thế năng của vật ở độ cao 4 m là: Wt= P.h = 1,5.10.4 = 60J
Ta có: WC = Wd+ Wt= 0 + 60 = 60J
Cơ năng của vật không thay đổi mà toàn bộ thế năng của vật được chuyển hóa thành động năng nên ta có:
\(W_d=60J\ ⇒\frac{1}{2}mv^2=60⇒v=\sqrt{\frac{60.2}{1,5}}=4\sqrt{5}m/s\)
II. Sự chuyển hóa năng lượng
Hoạt động: Thí nghiệm về sự chuyển hóa động năng – thế năng
Chuẩn bị: Con lắc đơn (gồm vật nặng, sợi dây không dãn) được treo vào giá thí nghiệm.
Tiến hành:
- Kéo vật nặng đến vị trí A ở độ cao h rồi thả nhẹ, vật nặng chuyển động đến vị trí thấp nhất O rồi tiếp tục đi lên và dừng lại tại điểm B (Hình 3.2), sau đó chuyển động ngược lại.
- So sánh độ cao điểm B với độ cao điểm A.
- Quan sát vật nặng chuyển động qua lại điểm O sau một khoảng thời gian.
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Có nhận xét gì về sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng của vật nặng?
2. Sau một thời gian chuyển động, vì sao độ cao của vật nặng giảm dần?
Trả lời:
- Độ cao của điểm B thấp hơn độ cao của điểm A.
- Quan sát vật nặng chuyển động qua lại điểm O sau một khoảng thời gian.
1. Nhận xét: Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau.
2. Sau một thời gian chuyển động, độ cao của vật nặng giảm dần vì một phần năng lượng của vật nặng đã chuyển hóa thành nhiệt năng.
Câu hỏi: Nếu bỏ qua lực cản của không khí, hãy mô tả sự chuyển hóa động năng và thế năng của các vật được ném với cùng tốc độ ban đầu (Hình 3.3) trong hai trường hợp:
- Ném theo phương ngang, vật chuyển động theo quỹ đạo (1).
- Ném vật theo hướng chếch lên trên, vật chuyển động theo quỹ đạo (2).
Lời giải:
- Khi ném theo phương ngang, vật chuyển động theo quỹ đạo (1) thì động năng của vật tăng, thế năng của vật giảm trong toàn bộ quá trình
- Khi ném vật theo hướng chếch lên trên, vật chuyển động theo quỹ đạo (2) thì ban đầu động năng của vật giảm, thế năng của vật tăng. Đến độ cao cực đại thì vật bắt đầu rơi xuống, động năng của vật tăng, thế năng của vật giảm
Hoạt động: Xe thế năng có cấu tạo được mô tả trong Hình 3.4. Quả nặng được nối với trục xe qua một ròng rọc cố định bởi một sợi dây mềm, không dãn. Sợi dây được quấn nhiều vòng quanh trục xe.
Khi thả quả nặng chuyển động từ trên xuống, sợi dây sẽ kéo trục bánh xe làm bánh xe lăn, xe sẽ chuyển động.
a) Mô tả sự chuyển hóa năng lượng từ khi thả quả nặng đến khi quả nặng chạm sàn xe.
b) Cho độ cao ban đầu của quả nặng so với sàn xe là 8 cm, khối lượng của quả nặng là m1 = 20 g, khối lượng của xe là m2 = 50 g. Tính tốc độ của xe ngay khi quả nặng chạm sàn xe, nếu coi toàn bộ thế năng của quả nặng chuyển hóa thành động năng.
c) Trong thực tế, giá trị tốc độ thu được của xe khi quả nặng chạm sàn xe sẽ nhỏ hơn giá trị tính toán ở câu b. Hãy giải thích tại sao.
Lời giải:
a) Từ khi thả quả nặng đến khi chạm sàn thì động năng của vật tăng và thế năng của vật giảm
b) Thế năng của vật ở độ cao 8 cm là: Wt= P.h = 20.10.0,08 = 16J
Ta có: WC= Wd+ Wt= 0 + 16 = 16J
Cơ năng của vật không thay đổi mà toàn bộ thế năng của vật được chuyển hóa thành động năng nên ta có:
\(W_d=16J⇒\frac{1}{2}m_1v^2=16⇒v=\sqrt{\frac{16.2}{20}}=\frac{2\sqrt{10}}{5}m/s\)
c) Trong thực tế, giá trị tốc độ thu được của xe khi quả nặng chạm sàn xe sẽ nhỏ hơn giá trị tính toán ở câu b vì trong thực tế có sự trao đổi năng lượng với môi trường bên ngoài.