KHTN 9 Bài 6: Phản xạ toàn phần Giải KHTN 9 Kết nối tri thức trang 30, 31, 32, 33
Giải KHTN 9 Bài 6: Phản xạ toàn phần giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong sách Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 30, 31, 32, 33.
Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 6 Chương II: Ánh sáng SGK Khoa học Tự nhiên 9 Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Giải KHTN Lớp 9 Bài 6: Phản xạ toàn phần
I. Sự truyền ánh sáng từ môi trường có chiết suất lớn vào môi trường chiết suất nhỏ hơn
Hoạt động: Thí nghiệm về phản xạ toàn phần
Chuẩn bị:
- Một bảng thí nghiệm có gắn tấm nhựa in vòng tròn chia độ;
- Một bản bán trụ bằng thủy tinh;
- Đèn 12 V – 21 W có khe cài bản chắn sáng;
- Nguồn điện (biến áp nguồn).
Tiến hành:
- Bố trí thí nghiệm như Hình 6.1.
- Chiếu chùm sáng hẹp truyền từ bản bán trụ ra không khí, tăng dần góc tới I và quan sát chùm sáng phản xạ và chùm sáng khúc xạ ra không khí.
- Quan sát và ghi chép vào vở theo mẫu bảng 6.1 đặc điểm nhìn thấy của chùm sáng khúc xạ và phản xạ
Bảng 6.1.
Góc tới | Tia khúc xạ | Tia phản xạ |
i nhỏ | Độ sáng giảm dần khi tăng i | Độ sáng tăng dần khi tăng i |
i = ith | Bắt đầu không nhìn thấy | Rất sáng |
i có giá trị lớn hơn ith | Không còn nhìn thấy | Rất sáng |
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Góc khúc xạ lớn hơn hay nhỏ hơn góc tới?
2. Khi nào sẽ xảy ra hiện tượng chỉ có tia phản xạ?
Lời giải:
1. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới
2. Khi chiếu góc tới bằng góc ith thì xảy ra hiện tượng chỉ có tia phản xạ
II. Hiện tượng phản xạ toàn phần
Câu hỏi: một tia sáng từ nước tới mặt phân cách giữa nước và không khí. Biết chiết suất của nước và không khí lần lượt là n1= 4/3, n2= 1
a) Tính góc khúc xạ trong trường hợp góc tới bằng 30°
b) Khi góc tới bằng 60° thì có tia khúc xạ không? Tại sao?
Lời giải:
a) Góc khúc xạ là:
\(\frac{\sini}{\sinr}=\frac{n_2}{n_1}⇔\frac{\sin30^o}{\sinr}=\frac{1}{\frac{4}{3}}⇒\sinr=\frac{2}{3}⇒r=41^o48′\)
b) Khi góc tới bằng 60° thì không còn tia khúc xạ vì đã xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần
III. Một số ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần
Câu hỏi: Giải thích vì sao chỉ quan sát được hiện tượng ảo ảnh ở khoảng cách rất xa, khi lại gần thì không thấy nữa.
Lời giải:
Nguyên nhân vật lý là trong điều kiện sa mạc hay đường nhựa nóng, không khí tại gần mặt đất có nhiệt độ cao hơn không khí trên cao, dẫn đến chiết suất không khí tăng theo độ cao. Trong điều kiện này, các tia sáng từ bầu trời xanh có thể được phản xạ toàn phần đến mắt người quan sát.