Soạn bài Ôn tập trang 98 Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 8 trang 98 sách Chân trời sáng tạo tập 2
Hôm nay, Eballsviet.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Ôn tập trang 98, hướng dẫn chuẩn bị bài ôn tập củng cố lại kiến thức.
Tài liệu này có thể giúp học sinh lớp 8 chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ. Mời tham khảo chi tiết ngay dưới đây.
Soạn bài Ôn tập (trang 98)
Câu 1. Nêu và giải thích một số đặc điểm chính của truyện lịch sử.
- Cốt truyện lịch sử: các sự kiện nối tiếp nhau liên quan đến lịch sử.
- Nhân vật lịch sử: nhân vật trung tâm, trực tiếp tham gia vào sự phát triển của cốt truyện lịch sử.
- Chi tiết lịch sử: phần thúc đẩy quá trình phát triển, yếu tố thêm vào để giải thích, lí giải sự kiện lịch sử.
Câu 2. Chỉ ra đặc điểm của truyện lịch sử được thể hiện trong các văn bản đã học theo mẫu sau:
Văn bản | Đặc điểm về cốt truyện | Đặc điểm về nhân vật | Đặc điểm về bối cảnh | Đặc điểm về ngôn ngữ |
Hoàng Lê nhất thống chí | chuỗi sự kiện theo trình tự thời gian cốt truyện đa tuyến về nhân vật và sự kiện | nhân vật lịch sử có nhân vật cao cả, anh hùng; có nhân vật thấp kém - đê tiện | thời suy thoái của vua Lê - chúa Trịnh, vua Quang Trung đánh bại quân Thanh | viết bằng chữ Hán, theo lối cổ kính, truyện chương hồi |
Viên tướng trẻ và con ngựa trắng | chuỗi sự kiện theo trình tự thời gian, đa tuyến về nhân vật | nhân vật lịch sử hiện thân cho phẩm chất anh hùng | quân dân nhà Trần ba lần đánh quân Mông - Nguyên xâm lược | viết bằng tiếng Việt hiện đại |
Bến Nhà Rồng năm ấy... | sự kiện diễn ra trong một thời điểm quan trọng, đơn tuyến về nhân vật, sự kiện | nhân vật lịch sử, lãnh tụ cách mạng, giải phóng dân tộc, hiện thân cho ý chí độc lập, tự do | thời trẻ của Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước | Viết bằng tiếng Việt hiện đại. |
Câu 3. Chỉ ra một số điểm giống nhau, khác nhau giữa văn bản truyện lịch sử và văn bản thơ kể chuyện lịch sử.
- Giống nhau:
- Đề tài lịch sử
- Dựa vào các ghi chép, truyền tụng về nhân vật, sự kiện lịch sử.
- Tinh thần tôn vinh nhân vật anh hùng trong sự kiện lịch sử, tinh thần tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc
- Khác nhau:
- Văn bản thơ kể chuyện lịch sử dùng văn vần (lục bát) hàm súc, chủ yếu kể sự việc, hành động; văn bản truyện lịch sử dùng văn xuôi (chữ Hán hoặc chữ quốc ngữ)
- Văn bản thơ kể chuyện lịch sử có cốt truyện, nhân vật đơn giản; văn bản truyện lịch sử cốt truyện, nhân vật đa dạng, phức tạp hơn
Câu 4. Các kiểu câu: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến khác nhau như thế nào về đặc điểm và chức năng? Cho ví dụ minh hoạ.
Câu 5. Khi viết một bài văn kể lại một chuyến đi, cần đặc biệt lưu ý đến những điều gì?
Câu 6. Nêu một vài kinh nghiệm em rút ra trong việc nắm bắt nội dung chính mà nhóm đã trao đổi về một vấn đề đời sống trong truyện lịch sử; thảo luận nhóm và trình bày nội dung đó.
Câu 7. Tìm hiểu lịch sử của dân tộc có ý nghĩa như thế nào đối với thế hệ trẻ?